6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.2.4. Hoàn thiện kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định
Trung tâm tổng hợp các nhu cầu cần mua sắm, sửa chữa, sau đó trình lên Sở Y tế phê duyệt. Khi được Sở Y tế phê duyệt danh mục mua sắm tài sản phục vụ chuyên môn, Trung tâm lập kế hoạch mua sắm bao gồm các bước:
Bước 1: Lựa chọn thiết bị có cấu hình và tính năng kỹ thuật phù hợp với Phòng TCHC
Phòng TCKT Tổ giám sát
8
Phòng TCHC 9
Giám sát, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
Giám sát, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
yêu cầu chuyên môn.
Bước 2: Thuê đơn vị có chức năng thẩm định giá tài sản. Bước 3: Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giá. Bước 4: Lập hồ sơ và tổ chức đấu thầu mua sắm tài sản.
Bước 5: Ký hợp đồng và nghiệm thu, thanh lý hợp đồng mua sắm. Quy trình kiểm soát các bước mua sắm tài sản như sau:
- Bước 1: Thông báo cho các thành viên của Hội đồng chuyên môn dự kiến mua sắm trang thiết bị của Trung tâm và yêu cầu các thành viên tham khảo các thiết bị có cấu hình và tính năng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phục vụ chuyên môn. Họp Hội đồng chuyên môn và thống nhất cấu hình và tính năng kỹ thuật của thiết bị cần mua sắm.
Nếu tài sản cần mua sắm vượt quá khả năng của Hội đồng chuyên môn thì mời chuyên gia tư vấn, nhà tư vấn phải có đủ trình độ chuyên môn phù hợp với thiết bị cần mua. Chuyên gia tư vấn phải có chứng chỉ trình độ chuyên môn phù hợp, hoạt động độc lập hoặc thuộc một tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật. Chuyên gia tư vấn phải chịu trách nhiệm với đơn vị về tính đúng đắn, chính xác, khách quan đối với thiết bị và hoàn thành hợp đồng đã ký.
- Bước 2: Giao cho phòng TC-KT lựa chọn đơn vị có chức năng thẩm định giá có uy tín để thẩm định giá cho thiết bị cần mua trên thị trường tại thời điểm mua sắm trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt và lập các thủ tục thuê thẩm định giá.
- Bước 3: Sau khi có chứng thư xác định kết quả thẩm định giá tài sản, phòng TC-KT lập thủ tục trình cơ quan chức năng phê duyệt kết quả thẩm định giá tài sản.
- Bước 4: Sau khi có Quyết định phê duyệt giá của cơ quan chức năng, giao cho phòng TC-KT lập hồ sơ mời thầu và tiến hành các bước đấu thầu
theo luật định.
+ Hạn chế đấu thầu bằng hình thức chỉ định thầu. Thông báo công khai yêu cầu mua sắm của đơn vị trên các phương tiện thông tin (Báo đấu thầu,..) theo quy định trong thời gian 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.
+ Lập Hồ sơ mời thầu đảm bảo khả năng tham gia của tất cả các nhà thầu có đủ năng lực, không được đưa các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
+ Thành lập Tổ chuyên gia xét thầu có đủ trình độ chuyên môn liên quan đến thiết bị cần mua sắm và đã được đào tạo về đấu thầu theo quy định.
+ Kiểm tra, lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực thực hiện hợp đồng, kiểm tra các sự việc khi có vướng mắc, khiếu nại của tổ chức, cá nhân. Kiểm soát quá trình thực hiện công tác đấu thầu từ giai đoạn mở thầu, xét thầu, trình duyệt và công bố kết quả đấu thầu.
- Bước 5: Sau khi công bố kết quả trúng thầu. Đơn vị mời nhà thầu trúng thầu thương thảo ký kết hợp đồng mua sắm tài sản theo từng khoản mục chi tiết của tài sản. Sau khi ký hợp đồng, đơn vị phải đôn đốc nhà thầu thực hiện hợp đồng và khi bàn giao tài sản, Hội đồng phải nghiệm thu từng chi tiết của tài sản theo Hồ sơ yêu cầu và nội dung Hợp đồng đã ký.
3.2.6. Hoàn thiện kiểm soát chi khác.
Khi có phát sinh hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, phòng Hành chính lên kế hoạch tổ chức, lập dự trù kinh phí chuyển phòng TC-KT kiểm tra định mức và trình lãnh đạo duyệt chi trước khi tổ chức hoạt động.
Xác định chính xác các khoản chi hoạt động để cuối năm trích lập các quỹ theo tỷ lệ quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ. Xây dựng định mức cụ thể cho từng hoạt động của từng loại quỹ trong Quy chế chi tiêu nội bộ để có cơ sở kiểm soát sau này.
3.2.7. Giải pháp khác.
Xây dựng phần mềm quản lý tại Trung tâm nhằm tối ưu hóa công tác hành chính trong chuyên môn và tạo điều kiện cho công tác đối chiếu số liệu giữa các phòng một cách chính xác, nhanh chóng và thuận tiện.
Ngoài ra việc nâng cao độ an toàn cho hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng. Các hệ thống máy tính và các thiết bị liên quan như thiết bị đầu vào, đầu ra có thể gặp phải những nguy cơ bị phá hủy do các tai họa như cháy, mất điện đột ngột hay do sự phá hoại của con người. Tất cá các nguy cơ này đều ảnh hưởng đến việc xử lý và lưu trữ, bảo mật dữ liệu thông tin kế toán và cần được nhận thức một cách nghiêm túc, đầy đủ. Để đảm bảo an ninh cho các thiết bị máy tính, phần mềm, dữ liệu kế toán cần chú trọng đến các giải pháp như:
Bảo vệ hệ thống thông tin kế toán khỏi sự thâm nhập bất hợp pháp: Việc thâm nhập máy tính các nhân viên kế toán và máy chủ chứa các phần mềm và dữ liệu kế toán bất hợp pháp có thể làm tổn hại vật chất cho cơ quan. Để hạn chế nguy cơ truy cập bất hợp pháp, phá hoại tài sản, sửa đổi hợp lấy cắp thông tin kế toán thì việc kiểm soát sự truy cập vào hệ thống máy tính là rất cần thiết, sử dụng các biện pháp như: Sử dụng mật mã cho các tập tin, ngoài hệ thống mật khẩu. Quy định một người có thế thực hiện hoạt động nào trong số các hoạt động được phép thực hiện khi truy cập. Khóa bàn phím, khi máy tính không được giám sát, kỹ thuật tự động khóa bàn phím có thể làm cho bộ điều khiển máy tính ngừng hoạt động
Bảo vệ thiết bị máy tính khỏi những rủi ro dẫn đến hư hỏng và ngưng hoạt động
An ninh đối với việc lưu trữ dữ liệu máy tính, xây dựng các kế hoạch phục hồi và kiểm tra dữ liệu đã mất.
là hoạt động cần thiết góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nhiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua công tác kiểm tra về tình hình chấp hành ngân sách, chấp hành cơ chế, chính sách chế độ nhà nước tình hình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, ngành y tế có thể uốn nắn kịp thời những sai sót và giải quyết các vướng mắc của đơn vị.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng về kiểm soát chi thường xuyên tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh được trình bày và phân tích ở chương 2 của Luận văn đã nêu ra được những ưu điểm và những hạn chế, khuyết điểm của công tác kiểm soát chi thường xuyên tại đơn vị.
Để góp phần hạn chế những hạn chế, khuyết điểm trong công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, Chương 3 của Luận văn đã nêu ra một số giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Trung tâm. Với một số giải pháp được nêu ra nhằm hoàn thiện môi trường kiểm soát, nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán và các thủ tục kiểm soát. Các thủ tục được nêu ra dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh.
KẾT LUẬN
Ngân sách Nhà nước là công cụ huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đồng thời là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, định hướng sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Để thực hiện được vai trò đó, NSNN phải được quản lý chặt chẽ, khoa học, phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển của đất nước. Vì vậy kiểm soát chi ngân sách Nhà nước nói chung và kiểm soát chi thường xuyên tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh nói riêng giữ vai trò quan trọng trong công tác tự cân đối thu chi tiến tới giảm dần bao cấp kinh phí NSNN.
Để đáp ứng được yêu cầu ngày một phát triển của Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, kiểm soát chi thường xuyên cần phải được cải thiện nhiều hơn nữa nhằm tránh lãng phí nguồn lực, nâng cao chất lượng phục vụ công dân, đồng thời nâng cao được đời sống của công chức, viên chức của Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh.
Qua tìm hiểu công tác kiểm soát thu chi ngân sách tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, bước đầu luận văn đã đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thu chi thường xuyên và dự kiến một số nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác kiểm soát tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh và đưa ra một số giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Trung tâm góp phần vào sự thành công chung của cơ quan.
Với sự giúp đỡ của thầy TS. Hồ Văn Nhàn cùng các anh chị đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tác giả đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức có thể ứng dụng vào thực tế. Dù rất cố gắng, song những kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo để đề tài hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
[2]. Bộ Tài chính (2008), Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, Hà Nội [3]. Bộ Tài chính, Luật ngân sách, Hà Nội.
[4]. Bộ Tài chính (2003), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính kế toán cho giám đốc đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội.
[5]. Trần Thị Duyên (2005), Hướng dẫn thực hành kế toán và lập báo cáo tài chính, hành chính sự nghiệp và sự nghiệp có thu, NXB Tài chính.
[6]. Phạm Thị Từ Thu (2012), Xây dựng hệ thống kiểm soát chi phí trong các trường công nhân bưu điện
[7].Nguyễn Thị Trúc Duyên (2013), Hoàn thiện công tác kiểm chi thường xuyên tại Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.
[8]. Nguyễn Thế Hưng (2008), Hệ thống thông tin kế toán, NXB Thống kê. [9]. Nguyễn Anh Huân (2006), Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với công tác
thu chi ngân sách tại Đại học Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[10]. Mai Thị Lợi (2008), Tăng cường kiểm soát nội bộ thu - chi ngân sách nhà nước tại Trường Cao đẳng công nghệ Đại học Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[11]. Đào Hoàng Liên (2010), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Quảng Bình.
Bảng 1.2. Bảng chấm công theo mẫu Mẫu số C01 – HD
Đơn vị:……….. Mẫu số C01- HD
Bộ phận:……… (Ban hành kèm theo QĐ 107/2017/TT- BTC
Mã QHNS: ... ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng ...năm... Số:...
Số TT Họ và tên Ngày trong tháng Quy ra công
1 2 3 ... 31 Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ không lương Số công hưởng BHXH
A B 1 2 3 ... 31 32 33 34
Cộng
Ngày...tháng .... năm...
Người chấm công Phụ trách bộ phận Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ký hiệu chấm công:
- Lương thời gian + - Hội nghị, học tập H - Ốm, điều dưỡng Ô - Nghỉ bù Nb - Con ốm Cô - Nghỉ không lương No - Thai sản Ts - Ngừng việc N - Tai nạn T - Lao động nghĩa vụ Lđ -Nghỉ phépP
Đơn vị:……….. Mẫu số C02- HD
Mã QHNS: ... (Ban hành kèm theo QĐ 107/2017/TT- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP THEO LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH NỘP THEO LƯƠNG
Tháng...năm... Stt Họ và tên Mã ngạch Hệ số lương Hệ số phụ cấp chức vụ Hệ số phụ cấp ... Hệ số phụ cấp ... Cộng hệ số Tiền lương tháng Ngày hưởng lương thực tế BHXH BHYT BHTN KFCĐ Thuế TNCN Giảm trừ gia cảnh Số thực lĩnh Ghi chú Trích vào CF Trừ vào lương Trích vào CF Trừ vào lương Trích vào CF Trừ vào lương Trích vào CF Trừ vào lương Số phải nộp công đoàn cấp trên Số để lại chi đơn vị Cộng x Tổng số tiền (Viết bằng chữ):... Ngày... tháng... năm ...
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Bảng 1.4. Bảng chấm công làm thêm giờ theo mẫu Mẫu số C9– HD
Đơn vị:... Bộ phận: ...
Mẫu số C9 – HD
(Ban hành kèm theo QĐ 107/2017/TT- BTC
Mã QHNS: ... ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)
BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ
Tháng...năm... Số:...
STT Họ và tên
Ngày trong tháng Cộng số giờ làm thêm
1 2 ... 31 Số giờ của ngày làm việc Số giờ của ngày thứ bảy, chủ nhật Số giờ của ngày, lễ, tết Số giờ làm đêm A B 1 2 ... 31 32 33 34 35 Cộng Ngày... tháng...năm...
Người chấm công làm thêm Xác nhận của bộ phận
(phòng, ban) có người làm thêm
Thủ trưởng đơn vị
Đơn vị:... Bộ phận:... Mã QHNS: ...
Mẫu số C10-HD
(Ban hành kèm theo QĐ 107/2017/TT- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LÀM THÊM GIỜ
Tháng...năm... Số:... TT Họ và tên Hệ số lương Hệ số phụ cấp chức vụ Hệ số phụ cấp khác Cộng hệ số Tiền lương tháng Mức lương Ngày Giờ A B 1 2 3 4 5 6 7 Cộng x x X x x x Làm thêm ngày làm việc Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật Làm thêm ngày lễ, ngày tết Làm thêm buổi đêm Tổng cộng tiền Số ngày nghỉ bù Số tiền thực được thanh toán Người nhận tiền ký xác nhận Số giờ Thành tiền Số giờ Thành tiền Số giờ Thành tiền Số giờ Thành tiền Số ngày Thành tiền 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 = 16 - 18 C x x x x x x Tổng số tiền (Viết bằng chữ):... (Kèm theo.... chứng từ gốc: Bảng chấm công làm thêm ngoài giờ tháng...năm...)
Ngày....tháng....năm ...
Người đề nghị thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
ĐVT: đồng
Nhóm
mục/ Diễn giải Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Mục Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
I Tổng thu sự nghiệp y tế 10.540.366.261 12.231.645.913 16.082.268.965 II Tổng chi sự nghiệp y tế 10.540.366.261 12.231.645.913 16.082.268.965
129 Chi thanh toán cho cá nhân 4.503.020.337 43% 4.807.217.009 39% 7.323.229.570 45,54%
6000 Tiền lương 2.110.689.595 2.139.722.116 2.987.598.632
6050 Tiền công 332.710.333 420.147.510 574.367.158
6100 Phụ cấp lương 1.360.021.464 1.456.785.145 2.875.367.426
6250 Phúc lợi tập thể 7.002.000 8.469.000 9.898.753
6300 Các khoản đóng góp 439.735.080 457.836.426 518.154.342
6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân 252.861.865 324.256.812 357.843.259
130 Chi về hàng hóa, dịch vụ 5.606.960.671 53% 7.018.504.449 57% 8.135.191.326 50,58%
6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 279.108.567 308.024.128 415.357.159
6550 Vật tư văn phòng 147.092.743 170.687.369 225.467.831
6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 50.774.441 54.852.456 55.876.124
6650 Hội nghị 1.584.264 2.048.658 3.425.790
6700 Công tác phí 76.190.000 83.753.159 97.978.216
6750 Chi phí thuê mướn 117.204.000 125.984.356 196.132.379
6900 Sửa chữa TSCĐ phục vụ chuyên môn và
108.997.000 120.456.789 128.456.259 các công trình cơ sở hạ tầng
7250 Chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội 20.348.753
132 Các khoản chi khác 210.145.253 2% 214.354.835 2% 395.380.257 2,46%
7750 Chi khác 206.245.253 210.145.678 389.412.365
7950
Chi lập quỹ của đơn vị thực hiện khoán
chi 3.900.000 4.209.157 5.967.892
và đơn vị sự nghiệp có thu
135
Chi hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp,
các 220.240.000 2% 191.569.620 2% 228.467.812 1,42%
quỹ và đầu tư vào tài sản
9050 Mua sắm tài sản dùng cho công tác
chuyên môn 220.240.000 191.569.620 228.467.812