6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VĨNH
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Vĩnh Thạnh là một huyện miền núi nằm phía tây tỉnh Bình Định, cách Trung tâm tỉnh là thành phố Quy Nhơn khoảng 85km, nhân dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, cuộc chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả và di chứng của nó để lại trên mảnh đất này nhiều đau thương mất mát.
Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh được thành lập ngày 01/10/1990 theo Quyết định số 28/QĐ-UB ngày 01/10/1990 của UBND huyện Vĩnh Thạnh. Hiện nay Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh có 185 cán bộ y tế, trong đó: 35 Bác sỹ (2 Bác sỹ chuyên khoa 2, 12 Bác sỹ chuyên khoa 1, 4 Bác sỹ chuyên khoa sơ bộ, 01 Bác sỹ răng hàm mặt, 01 Bác sỹ Y học cổ truyền và 16 Bác sỹ đa khoa), 02 Dược sỹ đại học và trên 30 cử nhân thuộc các chuyên ngành: Điều dưỡng, Sản phụ khoa, Gây mê - Hồi sức, X quang, Kế toán , Tin học … Là đơn vị hành chính sự nghiệp với nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân huyện Vĩnh Thạnh.
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
2.1.2.1. Vị trí và chức năng
Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế Bình Định, là Trung tâm Y tế hạng III có nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhiệm vụ được giao là hoạt động thực hiện chuyên môn theo sự chỉ đạo và phân công của cấp trên, được ngân
Nhiệm vụ được giao là hoạt động thực hiện chuyên môn theo sự chỉ đạo và phân công của cấp trên, được ngân sách đảm bảo một phần nguồn kinh phí hoạt động để hoạt động KCB cho nhân dân.
Bên cạnh hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ giao, TTYT Vĩnh Thạnh đã tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực lao động sẵn có để tiến hành một số hoạt động dịch vụ sự nghiệp công đã được cấp thẩm quyền cho phép như căn tin, giữ xe đạp nhằm tăng thu nhập cho cán bộ và trích lập quỹ đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của TTYT Vĩnh Thạnh
(Nguồn: Phòng TC-HC) GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KHOA CẬN LÂM SÀNG KHOA LÂM SÀNG CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG Khoa khám bệnh Khoa ngoại
Khoa nội Khoa 3 chuyên khoa
Khoa cấp cứu Khoa Sản - Nhi
Khoa YHCT Khoa GMHS
Khoa truyền nhiễm
Khoa xét nghiệm
Khoa dược
Khoa dinh dưỡng Phòng điều dưỡng Phòng KHTH Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Tổ chức cán bộ Phòng vật tư Phòng Tài chính kế toán
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức
Trung tâm Y tế có Giám đốc, các Phó Giám đốc; thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện do Giám đốc Sở Y tế quyết định theo sự phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định của pháp luật.
a) Lãnh đạo Trung tâm
* Giám đốc:
Là công chức lãnh đạo đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh để thực hiện chức năng tham mưu cho Sở Y tế và chịu trách nhiệm trước Sở Y tế trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực được phân công.
* Phó Giám đốc:
Là công chức lãnh đạo giúp việc cho Giám đốc, được giám đốc phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của cơ quan, được sử dụng quyền hạn của Giám đốc để chủ động giải quyết công việc thuộc lĩnh vực phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật.
b) Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng
* Khoa lâm sàng:
- Khoa khám bệnh - Khoa nội
- Khoa cấp cứu
- Khoa y học cổ truyền - Khoa truyền nhiễm - Khoa ngoại
- Khoa 3 chuyên khoa - Khoa sản - Nhi
- Khoa gây mê hồi sức
* Khoa cận lâm sàng:
- Khoa xét nghiệm - Khoa dược
- Khoa dinh dưỡng
c) Các phòng chức năng sau:
* Phòng Điều dưỡng:
- Tổ chức, chỉ đạo Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định. Đôn đốc, kiểm tra Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên và Hộ lý thực hiện đúng các quy định kỹ thuật và quy chế của cơ quan.
- Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ bố trí và điều động nhân lực Điều dưỡng - Hộ sinh - Kỹ thuật viên và Hộ lý, đảm bảo công tác chăm sóc người bệnh và vệ sinh cơ quan.
* Phòng Kế hoạch tổng hợp:
- Phòng Kế hoạch tổng hợp là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về:
- Kế hoạch hoạt động của các khoa phòng.
- Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế của cơ quan. - Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn
* Phòng Tổ chức-Hành chính:
- Phòng Tổ chức - hành chính là một phòng chức năng đảm nhận công tác hậu cần, phục vụ gián tiếp trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân huyện nhà và vùng lân cận.
* Phòng Tổ chức cán bộ:
- Căn cứ vào nhiệm vụ chung, lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực, đào tạo nhân lực để trình giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thực hiện công tác cán bộ, quản lý hồ sơ lý lịch theo phương pháp khoa học, làm thống kê báo cáo theo quy định.
- Xây dựng lề lối làm việc và quan hệ công tác giữa các khoa, phòng trình giám đốc xét duyệt, tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổ chức phong trào thi đua, các đợt học tập chính trị, chính sách, văn hóa, ngoại ngữ để nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ.
* Phòng Vật tư:
- Căn cứ kế hoạch của cơ quan, lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, trang thiết bị y tế trong toàn viện trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện cung ứng đầy đủ thiết bị y tế theo kế hoạch được duyệt.
- Tổ chức việc đấu thầu mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị y tế. - Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời.
- Lập hồ sơ, lí lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy định vận hành, bảo quản và an toàn sử dụng máy.
- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng và bảo quản TBYT.
- Quản lý việc nhập, cấp phát tại kho trang thiết bị, vật tư y tế.
* Phòng Tài chính – Kế toán:
Phòng TCKT là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Trung tâm.
- Căn cứ vào chế độ chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của cơ quan lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt.
- Hạch toán kinh tế trong công tác khám chữa bệnh, tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu viện phí theo quy định.
- Kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác, tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của cơ quan.
- Tổ chức công tác kế toán trong cơ quan theo đúng quy định hiện hành, thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách vật tư, tài sản hành chính sự nghiệp chính xác kịp thời. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu, chi của cơ quan.
- Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết tài sản, kiểm kê tài sản. - Tổ chức bảo quản, lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng chế độ quy định.
2.1.4. Đặc điểm tài chính kế toán tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh.
- Tổ chức công tác kế toán:
Áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.
Sử dụng phần mềm kế toán MISA Mimosa.Net. Phần mềm này tích hợp được nhiều chức năng khác nhau như: Kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp, kế toán xây dựng cơ bản, kế toán chi phí, thu viện phí….các chức năng này được thiết lập chặt chẽ và liên thông với nhau một cách hợp lý giúp việc phân tích các kết quả kế toán được dễ dàng và phù hợp với môi trường thu phí và viện phí trong Trung tâm.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhân viên kế toán:
Trưởng phòng TCKT kiêm Kế toán trưởng: Phụ trách chung. Điều hành việc thực hiện công tác chuyên môn được giao.
Phó phòng TCKT: Phụ trách kế toán tổng hợp.
Kế toán nguồn kinh phí thường xuyên: Theo dõi các khoản thu chi từ nguồn ngân sách cấp.
Kế toán nguồn sự nghiệp: Theo dõi các khoản thu chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp của Trung tâm.
Kế toán xây dựng cơ bản: Thanh quyết toán các công trình xây dựng cơ bản tại Trung tâm.
Kế toán thu viện phí: Thu viện phí theo đúng chế độ và định mức đã quy định.
Kế toán kho: Phụ trách kho thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao. Thủ quỹ: Thu chi các khoản tiền mặt.
Tất cả các chứng từ phát sinh được tập trung về tại bộ phận kế toán. Các kế toán viên sẽ tiếp nhận chứng từ theo nội dung công việc được phân công để xem xét, kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ, lập chứng từ kế toán trình Kế toán trưởng xem xét, ký và sau đó trình lãnh đạo duyệt cho thanh toán. Sau khi các chứng từ đã được thanh toán, các kế toán viên sẽ lưu lại đến cuối kỳ kế toán, kế toán trưởng tổng hợp, tiến hành đối chiếu sổ với các kế toán chi tiết, khoá sổ và lập báo cáo tài chính.
- Hệ thống chứng từ + Chứng từ chi
Hiện nay các mẫu biểu chứng từ đều được Trung tâm thực hiện theo quyết định số 107/2017/TT- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt; Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất
cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng nội dung tất cả các liên chứng từ phải giống nhau.
Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán.
+ Trình tự lưu chuyển chứng từ
Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán
- Kế toán viên (kế toán dược, kế toán chi, kế toán thu chi...), kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán sau đó trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán - Lưu trữ, bảo quản chứng từ tại kho tổng hợp Trung tâm
+ Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán; Đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho…) đồng thời báo cáo ngay
bằng văn bản cho Thủ trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
Đối với các khoản chi bằng tiền mặt: Chứng từ gốc phát sinh được tập hợp theo từng nguồn kinh phí sau đó chuyển về cho kế toán phụ trách nguồn kinh phí đó, sau khi kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý, hợp pháp của chứng từ sẽ lập chứng từ kế toán trên máy vi tính, in ra trình kế toán trưởng ký và chủ tài khoản duyệt chi, chứng từ đã được duyệt chi sẽ được chuyển cho thủ quỹ chi tiền, sau khi chi tiền, thủ quỹ sẽ phân loại, sắp xếp chứng từ chuyển trả cho kế toán một bản để lưu trữ.
Đối với những khoản thanh toán qua kho bạc: Chứng từ gốc phát sinh được tập hợp theo từng nguồn kinh phí sau đó chuyển về cho kế toán phụ trách nguồn kinh phí đó, sau khi kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý, hợp pháp của chứng từ sẽ lập chứng từ kế toán trên máy vi tính qua excel hoặc phần mềm kế toán, in ra trình kế toán trưởng ký và chủ tài khoản duyệt chi, chứng từ đã được duyệt chi sẽ được chuyển cho kho bạc để thanh toán. Sau khi đã được thanh toán, chứng từ được chuyển về kế toán để lưu trữ.
Đối với các chứng từ thanh toán tạm ứng, thực hiện cam kết chi, điều chỉnh, v.v... Cũng được các kế toán theo dõi từng nguồn xử lý, hạch toán và ghi sổ.
Tất cả những phần việc của các kế toán đều được ghi sổ kế toán chi tiết để cuối kỳ đối chiếu với kế toán tổng hợp.
- Hệ thống tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính
+ Hệ thống tài khoản: Đơn vị đã tuân thủ nghiêm túc các quy định của Bộ Tài chính về tên gọi, số hiệu, nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán
của mỗi tài khoản kế toán. Dựa vào hệ thống kế toán do Bộ tài chính ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ tính chất hoạt động, đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị mình để nghiên cứu, lựa chọn những tài khoản kế toán phù hợp, cần thiết để hình thành hệ thống tài khoản kế toán cho đơn vị mình để cung cấp những thông tin tổng hợp cho quản lý và các đối tượng khác.