6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.2. Kiểm soát chi thanh toán cho cá nhân (Tiểu nhóm 0129)
2.2.2.1.Tiền lương (mục 6000), Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng (mục 6050), Phụ cấp lương (mục 6100)
- Cơ sở thanh toán:
+ Áp dụng cho công chức, viên chức đã xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức y tế tại Trung tâm, các cán bộ là biên chế hoặc hợp đồng trong quỹ lương thuộc đối tượng tại điều 2 của Thông tư Liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính thì được hưởng mức lương và phụ cấp theo hướng dẫn của thông tư này.
Chi phí tiền lương được kiểm soát thông qua theo dõi nhân sự, thời gian lao động, khối lượng công việc và chất lượng hoàn thành: Chức năng nhân sự do bộ phận tổ chức chịu trách nhiệm thông qua công tác kiểm soát hợp đồng lao động đối với người lao động. Chức năng theo dõi lao động gồm theo dõi ngày công, giờ công qua máy chấm công và qua đánh giá công việc của từng cá nhân.
- Quy trình kiểm soát
Hình 2.2: Quy trình thanh toán tiền lương
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Các bộ phận trực tiếp thực hiện chấm công phòng mình Phòng tổ chức tập hợp các quyết định điều chỉnh tiền lương Kế toán lập bảng thanh toán tiền lương dựa trên
Cuối tháng, các khoa phòng gửi bảng chấm công của các nhân viên phòng mình về phòng Tổ chức chậm nhất là ngày 05 của tháng sau để có cơ sở thanh toán tiền lương và các phụ cấp khác. Phòng Tổ chức kết hợp với bảng chấm công từ máy chấm công để kết hợp đánh giá chính xác. Phòng Tổ chức gửi các quyết định điều động, bổ nhiệm, nâng hệ số lương, phụ cấp… hợp đồng ký với các nhân viên (nếu có) về phòng TCKT để kịp thời cập nhật. Phòng TCKT rà soát lại những thay đổi, điều chỉnh hệ số lương, phụ cấp, lập bảng thanh toán lương, truy lĩnh (nếu có) trình lãnh đạo ký duyệt và chuyển kho bạc kiểm soát chi rồi chuyển ngân hàng để chuyển lương qua thẻ cho cán bộ nhân viên. Tuy nhiên sự phối hợp giữa phòng Tổ chức và phòng TCKT còn chưa hiệu quả nên dẫn đến việc chi trả lương cho nhân viên còn chậm, chưa đúng ngày.
Bảng chấm công tính lương, bảng thanh toán tiền lương được lập đúng với biểu mẫu trong quyết định số 107/2017/TT- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ tài chính. (Xem phụ lục Bảng 1.2 Bảng chấm công theo mẫu Mẫu số C01 – HD và Bảng 1.3 Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số C02-HD)
Riêng khoản thanh toán làm thêm giờ công tác kiểm soát bao gồm bảng chấm công và nội dung công việc làm thêm giờ có Giám đốc Trung tâm duyệt chuyển về phòng KH-TC theo đúng chế độ. Bảng chấm công làm thêm ngoài giờ được thực hiện đúng theo Quyết định số 107/2017/TT- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính (Xem phụ lục Bảng 1.4 Bảng chấm công làm thêm giờ theo mẫu Mẫu số C9 – HD).
Bảng thanh toán làm thêm giờ được thực hiện theo mẫu C10-HD Quyết định 107 (Xem phụ lục. Bảng 1.5 Bảng thanh toán làm thêm giờ).
2.2.2.2. Tiền lương tăng thêm (Mục 6200)
Áp dụng cho công chức, viên chức không thuộc đối tượng quy định tại điều 2 của Thông tư Liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
Những trường hợp không thuộc mã ngạch quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 14/07/2011 Thủ tướng chính phủ và thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ y tế mức hưởng: Cán bộ được phân công trực tiếp làm việc tại các khoa phòng thì mức phụ cấp ưu đãi nghề bằng mức của khoa phòng đó đang hưởng.
- Đối với các khoản khen thưởng thường xuyên bao gồm các khoản giấy khen, giải thưởng, v.v..., được thực hiện kiểm soát theo quy trình: Phòng tổ chức cán bộ nhận Quyết định khen thưởng về việc khen thưởng thường xuyên tập thể hay cá nhân. Sau đó sao y quyết định gửi về phòng TC-KT. Phòng TC-KT nhận được quyết định tiếp tục, tiến hành kiểm tra và lập chứng từ thanh toán khen thưởng theo đúng định mức.
Quy trình thanh toán các khoản khen thưởng được cụ thể:
Hình 2.3: Quy trình khen thưởng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Đối với các khoản khen thưởng đột xuất như: Các khoản khen thưởng đột xuất cá nhân, tập thể đã có thành tích tốt trong công tác chuyên môn, tăng
Phòng tổ chức nhận QĐ khen
thưởng
Chi cho cá nhân, tập thể
Phòng TC-KT lập danh sách khen thưởng thanh toán
thu, tiết kiệm chi, nghiên cứu khoa học…thì các thủ tục kiểm soát bao gồm: Giấy đề xuất khen thưởng cá nhân, tập thể của Ban thi đua khen thưởng Trung tâm có phê duyệt của Giám đốc Trung tâm kèm theo công văn, chủ trương của Trung tâm hoặc Sở Y tế về công tác đó gửi về phòng TC-KT để thanh toán. Định mức chi khen thưởng thực hiện theo chi tiêu nội bộ của Trung tâm Y tế.
2.2.2.3. Phúc lợi tập thể (mục 6250)
Chi tiền tàu, xe khám chữa bệnh cho CBVC chuyển tuyến trên, được Ban Giám đốc cho đi được thanh toán.
Trợ cấp khó khăn từng hoàn cảnh cụ thể của cán bộ trên cơ sở đề xuất của các tổ chức đoàn thể.
Chế độ nghỉ phép cán bộ viên chức áp dụng theo thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2011.
Các trường hợp khác phải được giám đốc Trung tâm phê duyệt. Cán bộ nghỉ phép năm theo chế độ quy định và phép năm nào giải quyết năm đó.
Hồ sơ thanh toán bao gồm: Đơn xin phép (Xác nhận Trưởng phòng và Giám đốc Trung tâm), giấy xác nhận tại địa phương nên đến trong quá trình nghỉ phép, vé tàu xe, giấy xác nhận tại Trung tâm nơi người thân bị ốm đau, tai nạn… Sau khi trở về công tác chuyển hồ sơ đầy đủ về phòng TCKT để được thanh toán đúng chế độ.
2.2.2.4. Các khoản đóng góp (mục 6300)
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn thực hiện theo quy định hiện hành. Thực hiện rà soát đối chiếu tăng, giảm lao động với phòng Tổ chức để thanh toán đúng với Bảo hiểm xã hội tỉnh.
2.2.2.5. Các khoản thanh toán khác cho cá nhân (mục 6400)
Đối tượng được hưởng: Cán bộ trong biên chế và lao động hợp đồng có thời gian công tác ≥ 12 tháng được tính theo lương, ngạch bậc, phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung và học hàm học vị.
Cán bộ trong biên chế và lao động hợp đồng có thời gian công tác < 12 tháng chi hỗ trợ 300.000 đồng/người/tháng.
Đối với cán bộ nghỉ phép chỉ trừ tiền lương tăng thêm của những ngày nghỉ phép. Các ngày làm việc còn lại hưởng theo xếp loại của khoa.
Cách chi trả thu nhập tăng thêm cho cá nhân theo nguyên tắc người nào có hiệu quả công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được hưởng cao hơn và ngược lại cụ thể như sau:
Phần vượt trần tuyến 2 trong năm sẽ chi trả cho CBCNV khi BHYT đồng ý thanh toán.
- Phần chi cho cán bộ
Quy chế chi trả tiền lương tăng thêm được thực hiện công khai thống nhất theo nguyên tắc. Người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn, đảm bảo tính công bằng hợp lý, theo bình xét A, B, C.
Đối với nguồn thu viện phí, BHYT ngoại trú khoa phòng vượt chỉ tiêu kế hoạch được trích 15% số vượt chỉ tiêu kế hoạch sau khi trừ các chi phí thuốc, máu, hóa chất, dịch truyền, VTTH
* 50% chia đều tính theo tỷ lệ, theo hệ số của ngạch lương: H = (A-B) * C * D * F
Trong đó:
A = Nguồn thu của toàn Trung tâm
B = Chi phí thuốc, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao, hóa chất, điện sáng
D = Tỷ lệ còn lại sau khi xếp loại A, B, C F = Số ngày công của nhân viên.
* 50% tính theo hệ số hiệu quả thực tế nguồn thu của khoa: H = (A-B) * C * D * F
Trong đó:
A = Nguồn thu của toàn Trung tâm
B = Chi phí thuốc, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao, hóa chất, điện sáng
C = Tỷ lệ theo hệ số lương, chức vụ, học vị, vượt khung và hệ số hiệu quả của khoa
D = Tỷ lệ còn lại sau khi xếp loại A, B, C F = Số ngày công của nhân viên.
- Các khoa phòng làm quản lý và khoa GMHS không có nguồn thu thì được hưởng như sau:
Đối với các khoa, phòng làm quản lý bao gồm: ( Phòng TCCB, Phòng TCKT, Phòng TCHC, Phòng VT, Phòng TCHC, Phòng Điều dưỡng, Khoa Dược, Khoa truyền nhiễm, Khoa Dinh Dưỡng), thì được tính > bình quân tiền các khoa.
Khoa GMHS được hưởng hệ số bình quân của các khoa thuộc hệ Ngoại. Các đối tượng đi học được tính theo hệ số bình quân toàn viện mức hưởng thu nhập tăng thêm hàng tháng 80% của loại A còn 20% để lại cho khoa để sử dụng.