Nội dung kiểm soát chi trong đơn vị hành chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại cục quản lý thị trường tỉnh bình định (Trang 36)

6. Tổng quan tài liệu:

1.3. Nội dung kiểm soát chi trong đơn vị hành chính:

1.3.1. Kiểm soát các khoản chi thường xuyên

1.3.1.1. Kiểm soát khoản chi thanh toán cho cá nhân

Kiểm soát chi tiền lương, tiền công

Kiểm soát chi thanh toán tiền lương, tiền công thông qua quỹ tiền lương, tiền công, các chế độ chính sách, các khoản phải trả người lao động của đơn vị như là công chức, nhân viên hợp đồng theo nghị định 68, được sự phê duyệt quyết định của thủ trưởng đơn vị.

Kiểm soát chi tiền lương thông qua việc đối chiếu hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ…trên bảng lương của từng cá nhân với bảng chấm công, với mức độ hoàn thành công việc trên bảng bình xét xếp loại lao động của cá nhân đó

trong đơn vị; kiểm tra việc tính toán trên bảng lương thông qua mối liên hệ giữa các chỉ tiêu. Ngoài ra, việc kiểm soát các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHXH,BHYT được thực hiện thông qua đối chiếu số liệu đã tính với các căn cứ, tỷ lệ trích theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Các khoản chi khác và chi theo chế độ cho người lao động: bao gồm chi tiền tàu xe nghỉ phép năm, Chi cho cán bộ nữ nghỉ thai sản,chi khoán công tác phí hằng tháng cho công chức văn phòng, chi trợ cấp thôi việc theo chế độ. Đây là các khoản chi quan trọng liên quan trực tiếp đến thu nhập của người lao động trong các đơn vị (Các mục chi được quy định theo Thông tư số: 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ tài Chính).

Các khoản chi thường xuyên bao gồm: + Tiền lương (Mục 6000)

+ Tiền công trả cho lao động (Mục 6050) + Phụ cấp lương (Mục 6100)

+ Tiền thưởng (Mục 6200) + Phúc lợi tập thể (Mục 6250)

+ Các khoản đóng góp (Mục 6300): BHXH, BHYT,BHTN + Các khoản thanh toán khác cho cá nhân (Mục 6499).

1.3.1.2 Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ, công tác chuyên môn đặc thù ngành

Kiểm soát việc tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức được cơ quan có thẩm quyền ban hành cho đơn vị đối với các khoản chi hoạt động theo đặc thù của từng đơn vị. Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ liên quan; kiểm soát thông qua việc phối hợp thực hiện giữa các bộ phận liên quan và bộ phận kế toán về: công tác lập dự toán chi hoạt động dịch vụ của các bộ phận và sự kiểm tra, kiểm soát bộ phận kế toán về số liệu dự toán, số liệu thực tế với các chứng từ liên quan đến hoạt động dịch vụ tại đơn vị.

+ Vật tư văn phòng (Mục 6550) + Hội nghị (Mục 6650)

+ Công tác phí (Mục 6700)

+ Chi phí thuê mướn (Mục 6750)

+ Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành (Mục 7000)

1.3.1.3. Kiểm soát chi dịch vụ công cộng truyền thông, liên lạc

Các khoản chi dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, văn phòng phẩm, nhiên liệu…đây là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng không lớn được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị cho từng nội dung công việc, nó phát sinh thường xuyên nên công tác kiểm soát chi cần tăng cường thường xuyên liên tục và không vượt mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

+ Thanh toán dịch vụ công cộng (Mục 6500) + Thông tin, tuyên truyền, liên lạc (Mục 6600)

1.3.1.4. Kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định(TSCĐ)

Kiểm soát công việc mua sắm TSCĐ dùng cho công tác chuyên môn thông qua các chứng từ như: biên bản giao nhận, biên bản sửa chữa hoàn thành, biên bản đánh giá lại, thẻ TSCĐ; các chứng từ tăng giảm TSCĐ, bảng tính và phân bổ hao mòn TSCĐ.

Đối với mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện có giá trị lớn thì kiểm soát thông qua các chứng từ như: Dự toán mua sắm, phiếu trình, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu,bảng báo giá, hoá đơn bán hàng và các chứng từ có liên quan.

Đồng thời phải tổ chức bàn giao tài sản, nghiệm thu hàng hoá đã mua sắm và hồ sơ kèm theo, các chứng từ liên quan như phiếu bảo hành, thông số kỹ thuật, chủng loại… có đúng với phương án đã được thủ trưởng hay các cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi mua sắm tài sản đó không?

Kiểm tra việc ghi chép trong hồ sơ gốc của TSCĐ, bao gồm việc xác định nguyên giá, nguồn hình thành tài sản, nguyên nhân tăng giảm , tình trạng TSCĐ, thủ tục giao nhận, kiểm nhận, thanh toán.. Đối chiếu giữa sổ ghi trên sổ kế toán với thực tế hiện có của TSCĐ.

Thực hiện kiểm soát việc chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác quản lý và sử dụng TSCĐ bao gồm mục đích sử dụng, nguồn kinh phí, định mức, tiêu chuẩn được mua sắm TSCĐ.

Chi sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn từ kinh phí thường xuyên (Mục 6900)

Chi sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn từ kinh phí đầu tư (Mục 9300) Chi mua sắm tài sản cố định dùng cho công tác chuyên môn (Mục 9050) Kiểm soát việc quản lý và sử dụng vật liệu, dụng cụ là kiểm tra việc chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý nhập, xuất kho vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá.Tất cả các loại vật liệu dụng cụ khi nhập xuất kho, đều phải cân, đo, đong, đếm và phải lập phiếu xuất nhập kho trong quá trình xử lý

Kiểm soát quá trình vật liệu, dụng cụ dùng vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ… nên phải tính toán chính xác số lượng, giá trị vật liệu, dụng cụ khi đưa vào sử dụng

Kiểm soát thông qua kiểm tra tình hình thực hiện các định mức sử dụng, hao hụt nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật liệu, dụng cụ. Kiểm soát việc mua sắm công cụ, dụng cụ thông qua phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, hoá đơn bán hàng và các chứng từ có liên quan. Kiểm tra quá trình kiểm kê, xác định số lượng tồn kho thực tế với số lượng trên sổ sách kế toán để phát hiện sai sót nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời.

1.3.1.5. Kiểm soát các khoản chi khác, chi thu nhập tăng thêm

Đối với các khoản chi đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, kế toán kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi theo chế độ quy định và thực hiện

thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp thông qua tài khoản trung gian của đơn vị mở tại Kho bạc cùng cấp.

Kiểm soát chi thu nhập tăng thêm căn cứ vào đơn vị xác định chênh lệch thu chi hằng quý và lập giấy dự toán ngân sách nhà nước để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động gửi kho bạc nhà nước. Trên cơ sở văn bản đề nghị của đơn vị ,kho bạc làm thủ tục thanh toán thu nhập tăng thêm cho đơn vị đảm bảo theo quy định hiện hành. Kiểm soát việc xây dựng phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho toàn đơn vị tự xây dựng theo hiệu quả công việc, đóng góp nhiều trong việc tăng thu, tiết kiệm chi được hưởng cao hơn và ngược lại. Kiểm soát hệ số thi đua hàng tháng quý, đối chiếu với các công văn bình xét cho từng cá nhân, kiểm soát việc tính toán và hạch toán.

1.3.2. Kiểm soát các khoản chi không thường xuyên

Kiểm soát chi thực tế, đối chiếu so sánh với định mức chi được quy định trong kế hoạch; Kiểm soát nội dung thực hiện với nội dung theo kế hoạch đề ra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra thời gian thực hiện, địa điểm và đối tượng thực hiện.

Các khoản chi không thường xuyên như:

- Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ - Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

- Chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao - Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ..

- Các khoản chi khác theo quy định

giao như kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất; kinh phí bố trí để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù ngành như kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng, phụ cấp cho tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan theo quy định; kinh phí tổ chức hội nghị.

Kiểm soát đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi.

Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi

Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, kho bạc Nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.

Kiểm soát việc ghi sổ kế toán: đối với số chi vào sổ theo dõi chi tiết TK 66122- Chi không thường xuyên (năm nay) và làm căn cứ để ghi vào sổ cái TK 6612 – Chi thường xuyên.

Căn cứ kiểm soát chi không thường xuyên là các văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền và đúng theo nội dung và định mức chi của đơn vị. Căn cứ vào dự trù đã được phê duyệt, đối chiếu với chứng từ chi thực tế về nội dung, số lượng công việc, đối tượng được hưởng và chữ ký của đối tượng hưởng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hiện nay, hoạt động kiểm soát được đặt ra trong các ngành, các đơn vị, các cấp và trong mọi lĩnh vực. Công tác kiểm soát thu, chi được thực hiện tốt sẽ giúp cho đơn vị ngăn chặn được gian lân, giảm thiểu sai sót, giảm thiểu các thiệt hại, đảm bảo chi đúng đối tượng góp phần vào sự thành công của đơn vị để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Chương 01 của Luận văn đã khái quát các vấn đề lý luận chung về kiểm soát trong đơn vị hành chính. Việc nghiên cứu vấn đề lý luận một cách có hệ thống là cơ sở để giúp nghiên cứu và đánh giá tình hình thực tế tại đơn vị một cách chính xác hơn. Trên cơ sở lý luận của chương này là tiền đề giúp chúng ta nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế kiểm soát chi tạị Cục Quản lý thị trường Tỉnh Bình Định ở chương 02 của Luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Tổng quan về Cục quản lý thị trường tỉnh Bình Định:

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cục QLTT Tỉnh Bình Định

Lực lượng Quản lý thị trường là công cụ của Nhà nước Việt Nam trong kiểm tra, kiểm soát giữ thị trường nội địa ổn định, cạnh tranh thương mại theo hành lang pháp luật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngày 11/5/2009, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ký Quyết định số 1073/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường. Đến ngày 25/01/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ký Quyết định số 238/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương thay thế Quyết định số 1073/QĐ-UBND.

Để lực lượng Quản lý thị trường đủ quyền hạn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, theo Pháp lệnh số 11/2016/UBTVQH13 ngày 08/3/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quản lý thị trường (có hiệu lực ngày 01/9/2016) và Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương (có hiệu lực ngày 12/10/2018), lực lượng QLTT các tỉnh, thành phố đã chuyển đổi cơ cấu tổ chức từ “Chi cục Quản lý thị trường” thành “Cục Quản lý thị trường”. Như vậy, Cục QLTT ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục QLTT ở Trung ương theo hướng tập trung, hiện đại.

Thi hành Quyết định số 3710/QĐ-BCT ngày 11/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định trực thuộc Tổng cục Quản lý thị

trường; từ ngày 12/10/2018, Cục QLTT tỉnh Bình Định (sau đây gọi tắt là Cục) là tổ chức trực thuộc Tổng cục QLTT, được tổ chức, sắp xếp lại trên cơ sở Chi cục QLTT tỉnh Bình Định theo mục tiêu, lộ trình thực hiện tại Đề án thành lập Tổng cục QLTT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cùng với tỉnh Bình Định trở thành thành phố đô thị loại I, qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Cục QLTT tỉnh Bình Định đã vượt qua nhiều khó khăn, không ngừng đổi mới và xây dựng bộ máy tổ chức ngày càng hoàn thiện hơn.

Tổ chức bộ máy của Cục QLTT tỉnh Bình Định như sau: - Lãnh đạo Cục: Cục trưởng và các Phó Cục trưởng giúp việc. - Các phòng chức năng và Đội QLTT thuộc Cục:

+ Phòng Tổ chức – Hành Chính. + Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp. + Phòng Thanh tra – Pháp chế.

+ Có 08 Đội QLTT trên địa bàn tỉnh Bình Định

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Cục QLTT Bình Định PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH PHÒNG NGHIỆP VỤ – TỔNG HỢP PHÒNG THANH TRA – PHÁP CHẾ PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC TRƯỞNG ĐỘI QLTT SỐ 1 ĐỘI QLTT SỐ 2 ĐỘI QLTT SỐ 3 ĐỘI QLTT SỐ 4 ĐỘI QLTT SỐ 5 ĐỘI QLTT SỐ 6 ĐỘI QLTT SỐ 7 ĐỘI QLTT SỐ 8

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động

2.1.3.1. Chức năng

Cục có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Định; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Cục có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và là đơn vị dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật; được mở các tài khoản giao dịch, tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước; được trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.

Cục có trụ sở chính tại tỉnh Bình Định.

2.1.3.2. Nhiệm vụ

a. Tham mưu đối với cấp có thẩm quyền về công tác QLTT:

- Xây dựng và trình Tổng cục trưởng kế hoạch, chủ trương, biện pháp, dự án cần thiết để thực hiện chính sách về tổ chức và hoạt động của lực lượng QLTT thuộc địa bàn quản lý;

- Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng QLTT;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án về công tác QLTT trên địa bàn được phân công;

quy luật, phương thức, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn phụ trách; đề xuất các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại cục quản lý thị trường tỉnh bình định (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)