Kiểm soát các khoản chi không thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại cục quản lý thị trường tỉnh bình định (Trang 40 - 43)

6. Tổng quan tài liệu:

1.3.2. Kiểm soát các khoản chi không thường xuyên

Kiểm soát chi thực tế, đối chiếu so sánh với định mức chi được quy định trong kế hoạch; Kiểm soát nội dung thực hiện với nội dung theo kế hoạch đề ra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra thời gian thực hiện, địa điểm và đối tượng thực hiện.

Các khoản chi không thường xuyên như:

- Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ - Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

- Chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao - Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ..

- Các khoản chi khác theo quy định

giao như kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất; kinh phí bố trí để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù ngành như kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng, phụ cấp cho tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan theo quy định; kinh phí tổ chức hội nghị.

Kiểm soát đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi.

Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi

Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, kho bạc Nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.

Kiểm soát việc ghi sổ kế toán: đối với số chi vào sổ theo dõi chi tiết TK 66122- Chi không thường xuyên (năm nay) và làm căn cứ để ghi vào sổ cái TK 6612 – Chi thường xuyên.

Căn cứ kiểm soát chi không thường xuyên là các văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền và đúng theo nội dung và định mức chi của đơn vị. Căn cứ vào dự trù đã được phê duyệt, đối chiếu với chứng từ chi thực tế về nội dung, số lượng công việc, đối tượng được hưởng và chữ ký của đối tượng hưởng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hiện nay, hoạt động kiểm soát được đặt ra trong các ngành, các đơn vị, các cấp và trong mọi lĩnh vực. Công tác kiểm soát thu, chi được thực hiện tốt sẽ giúp cho đơn vị ngăn chặn được gian lân, giảm thiểu sai sót, giảm thiểu các thiệt hại, đảm bảo chi đúng đối tượng góp phần vào sự thành công của đơn vị để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Chương 01 của Luận văn đã khái quát các vấn đề lý luận chung về kiểm soát trong đơn vị hành chính. Việc nghiên cứu vấn đề lý luận một cách có hệ thống là cơ sở để giúp nghiên cứu và đánh giá tình hình thực tế tại đơn vị một cách chính xác hơn. Trên cơ sở lý luận của chương này là tiền đề giúp chúng ta nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế kiểm soát chi tạị Cục Quản lý thị trường Tỉnh Bình Định ở chương 02 của Luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại cục quản lý thị trường tỉnh bình định (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)