Hoàn thiện hệ thống sổ sách, báo cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại cục quản lý thị trường tỉnh bình định (Trang 103 - 111)

6. Tổng quan tài liệu:

3.2.4. Hoàn thiện hệ thống sổ sách, báo cáo

Hệ thống sổ sách, báo cáo tại Cục còn nhiều hạn chế như: Số chứng từ rất lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất nhiều nên việc in các báo cáo còn chậm trễ, theo Quyết định số 19/2006/BTC thì các bảng biểu báo cáo rất nhiều nên đơn vị chỉ chọn những báo cáo quan trọng để in, điều này dẫn đến chỉ tiêu báo cáo không đầy đủ theo yêu cầu của Bộ Tài chính và chưa đáp ứng được tiêu chí đầy đủ để thực hiện việc kiểm soát. Hệ thống sổ sách không đầy đủ, thông tin không đầy đủ, thông tin trên sổ sách không chính xác, mất mát hỏng hóc trong quá trình bảo quản.

3.2.3.1. Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán

Tổ chức hệ thống sổ kế toán hợp lý chính là tổ chức ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để góp phần nâng cao năng suất lao động của cán bộ kế toán, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho lãnh đạo Cục. Hiện nay, Cục thực hiện theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức này phù hợp với đặc điểm hoạt động, phù hợp với mô hình tổ chức, quản lý của đơn vị.Cục cần có giải pháp cụ thể trong việc hoàn thiện hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ trong điều kiện có ứng dụng công nghệ thông tin.

3.2.3.2. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách

Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách có vai trò quan trọng trong công tác đánh giá tình hình tài chính trong đơn vị.thực tế bên cạnh những điểm tích cực , hệ thống báo cáo tài chính vẫn còn hạn chế. Để giúp lãnh đạo Cục nắm rõ tình hình hoạt động và kịp thời đưa ra những quyết định chính xác thì yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính. Cục càn quan tâm đến các vấn đề sau:

- Cần phải hoàn thiện hơn nữa về chất lượng của các báo cáo tài chính, đầu tư thời gian cho công tác lập báo cáo tài chính , báo cáo quyết toán , phải nắm được bản chất cách lập các chỉ tiêu trên báo cáo, ý nghĩa từng chỉ tiêu để

từ đó hoàn chỉnh hệ thống báo cáo phản ánh đúng tình hình tài chính tài sản của Cục.

- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo.

- Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và mục lục NSNN, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau.

- Trường hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với BCTC kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh BCTC.

- Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong BCTC, BCQT ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước.

- Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán.

Nâng cao chất lượng thông tin của Thuyết minh báo cáo tài chính. Theo quy định hiện hành, thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát biên chế lao động, quỹ lương, tình hình thực hiện nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của đơn vị, tình hình kinh phí chưa quyết toán, tình hình nợ, tình hình sử dụng các quỹ và phân tích đánh giá những nguyên nhân các biến động phát sinh không bình thường trong hoạt động của Chi cục đồng thời nêu ra các kiến nghị xử lý với cơ quan cấp trên.

Hoàn thiện thuyết minh BCTC: Thực tế, nội dung BCTC tại đơn vị còn sơ sài về các thông tin. Do đó, cần thiết phải hoàn thiện thuyết minh BCTC với nội dung sau:

- Tình hình sử dụng các quỹ: Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ ổn định thu nhập, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong thuyết minh BCTC tại đơn vị chỉ trình bày số tăng giảm trong năm.Do đó đáp ứng nhu cầu thông tin minh bạch, đơn vị cần giải trình thêm tỷ lệ trích lập các quỹ này theo quy định Nghị định số 130/2005/NĐ-CP. Từ đó giúp cơ quan quản lý và cơ quan tài chính kiểm tra vệc trích lập và sử dụng các quỹ này tại đơn vị theo đúng quy định.

- Tình hình nộp ngân sách và nộp cấp trên: tại đơn vị cần thể hiện tỷ lệ trích nộp vào Ngân sách. Nếu đơn vị có phát sinh nộp thuế TNCN thì phải thể hiện trên thuyết minh BCTC.

- Nguyên nhân các biến động tăng, giảm so với dự toán, so với năm trước: các đơn vị cần phải phân tích sâu và đầy đủ những nguyên nhân biến động tăng giảm các chỉ tiêu tài chính trong năm so với dự toán được giao và so với năm trước. Việc phân tích này sẽ giúp Lãnh đạo đơn vị mình nắm rõ được tình hình tài chính tại đơn vị mình, là cơ sở để đưa ra những quyết định tốt hơn trong năm tài chính tiếp theo và là căn cứ giúp đơn vị bảo vệ được dự toán thu, chi NSNN hàng năm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tăng cường công tác kiểm soát chi ở Cục Quản lý thị trường là một yêu cầu cấp thiết để đánh giá tính hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực ở đơn vị.

Để khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế trong hoạt động kiểm soát chi tại Cục Quản lý thị trường, nhằm tăng cường hoạt động kiểm soát chi tại Cục, chương 3 của Luận văn đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với yêu cầu kiểm soát chi tại đơn vị.

Với các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát, quy trình và luân chuyển chứng từ, hoàn thiện hệ thống sổ sách, hệ thống báo cáo và quyết toán ngân sách..Những giải pháp được đề xuất dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng hoạt động kiểm soát chi tại Cục.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, hoạt động kiểm soát chi ở Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã được chú trọng góp phần đáng kể trong việc chống thất thoát , lãng phí nguồn lực và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho lãnh đạo Cục để điều hành mọi hoạt động của đơn vị.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn tập trung làm rõ các vấn đề sau:

-Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng và đánh giá những kết quả trong quá trình hoạt động để đưa ra những ưu điểm, những hạn chế của đơn vị Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định.

- Thứ ba, từ những nghiên cứu lý thuyết và thực trạng công tác kiểm soát chi tại đơn vị, tác giả đã đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi nguồn NSNN tại Cục.

Với mong muốn làm một điều gì đó trong khả năng của mình bằng kiến thức đã học và bằng kinh nghiệm bản để góp phần xây dựng Cục phát triển và hoàn thiện hơn nữa trong tương lai, tác giả đã cố gắng và hy vọng với một số đề xuất giải pháp tăng cường kiểm soát chi tại Cục QLTT tỉnh Bình Định trong Luận văn sẽ được ứng dụng trong công tác quản lý tại đơn vị.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



[1] Hoàng Thị Mỹ Bình (2008), Tăng cường công tác kiểm soát hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước tại Trung tâm y tế huyện Tuy phước, Luận văn thạc Sỹ.

[2] Trần Thị Thu Hà (2010), Tăng cường kiểm soát thu chi tại Công ty TNHH xổ sốkiến thiết Bình Định Luận văn thạc sỹ.

[3] Đào Thanh Hải (sưu tầm và tuyển chọn) (2005), Hướng dẫn mới thực hiện công tác quản lý, kiểm tra kiểm toán tài chính trong doanh nghiệp

và cơ quan HCSN, NXB Thống kê, Hà Nội.

[4]TS. Đường Nguyễn Hưng (2010), Slide giáo trình môn Kiểm soát nội bộ. [5] Vũ Hữu Đức (1999), Kiểm toán nội bộ, NXB Thống kê, Hà Nội

[6] Nguyễn Hữu Tấn (2010), Kiểm soát thu chi ở Đài phát Thanh truyền hình tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sỹ.

[7] Trần Nguyên Thục (2012), Kiểm soát chi tại Trung tâm p, Luận văn thạc sỹ.

[8] TS. Đoàn Thị Ngọc Trai (2009), Bài giảng kiểm toán, Đà Nẵng.

[9] Nghiêm Văn Lợi (2009),Giáo trình kế toán hành chính sự nghiệp, NXB Tài Chính.

[10] Mai Vinh (2003), Kiểm toán ngân sách Nhà nước, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

[11] Bộ Tài chính (2003), Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách nhà nước 2002, NXB Tài chính, Hà Nội.

nhất hướng dẫn lập dự toán, thanh quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí

ngân sáchNhà nước theo mục lục ngân sách Nhà nước 2009, NXB Tài

chính

[13] Bộ Tài chính (2004), Chuẩn mực Kế toán Việt Nam - 10 chuẩn mực kế toán mới, NXB Tài chính.

[14] Bộ Tài chính (2006), Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006, liên Bộ Tài chính –Nội vụ hướng dẫn nghị định Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.

[15] Chính phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.

[16] Liên Đoàn kế toán quốc tế (1992), Những chuẩn mực và nguyên tắc kiểm toán quốc tế, Công ty kiểm toán Việt Nam, Hà Nội.

[17] Quốc hội (2002), Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam,

Luật Ngân sách Nhà nước, số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002.

[18] Quốc hội (2003), Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam,

Luật kế toán, số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003.

[19] Tập thể tác giả khoa kế toán - kiểm toán (1997), Kiểm toán, NXB Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC

Bảng 2.4: Bảng mục lục Ngân sách áp dụng cho những khoản chi tại Cục

Đơn vị tính: đồng

STT Mục Nội dung Số tiền Ghi chú

TỔNG CHI

15.115.643.000

I Chi thường xuyên 13.387.701.000

1 Lương, các khoản phụ cấp và

đóng góp theo lương 8.904.372.000

6000 Lương và các khoản phụ cấp 7.723.603.000 6300 Các khoản trích theo lương 1.180.769.000

2 Khen thưởng 106.964.000

6201 Chi khen thưởng theo danh hiệu 83.309.000 6202 Chi khen thưởng đột xuất cá nhân,

tập thể 23.655.000

3 6250 Phúc lợi tập thể 382.369.000

4 6449 Các khoản thanh toán khác cho cá

nhân 2.862.103.000

5 Thanh toán dịch vụ công cộng 87.746.000

6501 Chi điện thắp sáng 36.860.000

6502 Chi tiền nước sinh hoạt 8.023.000 6503 Chi xăng, nhớt phục vụ công tác 33.745.000

6504 Chi vệ sinh cơ quan 9.118.000

6 6550 Vật tư văn phòng 220.993.000

6551 Chi văn phòng phẩm 136.252.000

6552 Chi công cụ dụng cụ 84.741.000

7 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 60.289.000

6601 Chi cước điện thoại 38.325.000

6603 Cước phí gửi công văn 8.440.000

6612 Chi báo chí 13.524.000

8 6650 Hội nghị 10.896.000

9 6700 Công tác phí 610.618.000

CCDC

11 6902 Sửa chũa ô tô 1.090.000

6906 Điều hòa nhiệt độ 751.000

6912 Thiết bị tin học 788.000

6913 Máy photocopy 473.000

6917 Bảo trì và hoàn thiện phần mềm

máy tính 1.051.000

6949 Sửa chữa khác 4.563.000

12 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 16.783.000

7003 Chi phô tô, in ấn tài liệu sổ sách 7.111.000

7049 Chi khác 9.672.000

Chi khác 115.853.000

7757 Chi bảo hiểm , lệ phí khám xe ô tô

và mô tô 21.605.000

7761 Chi quan hệ đối ngoại với Cục 20.764.000 7799 Chi các khoản khác: nước uống,

tiếp khách, phục vụ lễ lớn.. 73.483.000

II Chi không thường xuyên 1.727.942.000

1 9050 Chi mua TS dùng cho chuyên môn 681.486.000 9300 Chi sửa chữa TS phục vụ chuyên

môn từ nguồn không tự chủ 609.910.000 Chi phục vụ BCĐ 389 436.546.000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại cục quản lý thị trường tỉnh bình định (Trang 103 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)