Đặc điểm và tính chất hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại cục quản lý thị trường tỉnh bình định (Trang 49 - 53)

6. Tổng quan tài liệu:

2.1.5. Đặc điểm và tính chất hoạt động

Do chức năng và nhiệm vụ của Cục QLTT nên có những tính chất, đặc điểm sau:

Thường xuyên đụng chạm đến lợi ích kinh tế của thương nhân và mọi tầng lớp dân cư, kể cả dân nghèo được bọn “đầu nậu” thuê mướn để mang thuê, vác mướn; có những trường hợp đã va chạm đến lợi ích của bạn bè, người thân.

Phải đương đầu với bọn buôn lậu, làm hàng giả có tổ chức, hoạt động Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế toán: -Sổ tổng hợp -Sổ chi tiết

Báo cáo tài chính

PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA

theo kiểu “Mafia”, có phương tiện hiện đại, nhiều khi có vũ khí. Tính chất của cuộc đấu tranh khá quyết liệt “một mất - một còn”; vì rắp tâm bảo vệ cho được lợi ích kinh tế của mình, bọn làm ăn phi pháp chống đối quyết liệt, không từ một thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nào.

Hoạt động của quản lý thị trường không theo thời gian hành chính: vì bọn buôn lậu hoạt động không theo một quy luật nào, chúng thường tận dụng mọi kẽ hở về không gian, thời gian, theo dõi chặt chẽ, nắm bắt quy luật hoạt động của các lực lượng kiểm tra, kiểm soát để vận chuyển hàng lậu; và để đối phó lại với hoạt động của bọn buôn lậu, quản lý thị trường phải luân phiên thay nhau kiểm tra, kiểm soát, hoạt động không kể giờ giấc, ngày đêm, các ngày chủ nhật, lễ, tết cũng không được nghỉ; công việc khá vất vả và ít có thời gian để chăm sóc gia đình, con cái…

Vì mục đích lợi nhuận, người sản xuất – kinh doanh tìm mọi kẽ hở của luật pháp để khai thác mhằm mang lại lợi ích cho bản thân, đồng thời trong quá trình hội nhập, trên thị trường nước ta không chỉ có các thương nhân, doanh nghiệp trong nước mà còn có cả thương nhân và doanh nghiệp nước ngoài, do đó yêu cầu công tác quản lý thị trường đòi hỏi anh em kiểm soát viên không chỉ am hiểu sâu sắc về luật pháp, tinh thông về nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết các kiến thức về kinh tế, xã hội, kể cả thông lệ quốc tế để thích ứng với công tác Quản lý thị trường trong điều kiện nước ta mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngoài.

2.1.6. Đặc điểm tài chính

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và số thu nộp NSNN, đối với các khoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, nhưng tối đa không vượt quá mức chi theo dự toán được phê duyệt.

Đặc điểm tài chính của Cục được thể hiện qua việc tiếp nhận kinh phí, sử dụng và quyết toán kinh phí.

Hằng năm, dự toán chi NSNN được phân bổ theo mục lục ngân sách để chi hoạt động phục vụ công tác trong năm, phần kinh phí tiết kiệm thực hiện chi được bổ sung tăng thêm vào quỹ thu phân phối thu nhập ngoài lương cho CC- KSV trong năm và mua sắm tài sản cố định (nếu có).

2.1.6.1. Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính cho hoạt động của Cục được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước (cấp hàng năm theo dự toán và dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ được giao) và một phần để lại từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường theo quy định của pháp luật. Mọi hoạt động liên quan đến các nguồn trên phải theo đúng qui định của pháp luật.

Nguồn ngân sách cấp: Hàng năm, Cục nhận được một phần kinh phí thường xuyên do ngân sách cấp, trên cơ sở dự toán được phê duyệt từ đầu năm. Căn cứ để lập dự toán là dựa vào số thu giao nộp NSNN. Kinh phí ngân sách cấp không thường xuyên như kinh phí đặc thù ngành gồm Chi trang phục, ấn chỉ QLTT và chi phục vụ công tác Ban chỉ đạo 389/BCĐ của tỉnh Bình Định.

Nguồn để lại từ thu xử phạt vi phạm hành chính: Thu từ xử phạt vi phạm hành chính là nguồn thu của NSNN, được để lại cho đơn vị sử dụng được dùng phục vụ trực tiếp cho công chức QLTT, trong đó 22% hỗ trợ cho các Đội , 7% Cục QLTT , Quỹ 5% Cục trưởng, Quỹ 16% bổ sung hoạt động công tác của Cục, Nguồn 50% bổ sung kinh phí mua sắm sửa chữa tài sản, nghiệp vụ ngành.

Bảng 2.1: Bảng nguồn thu NSNN qua 03 năm 2017-2018-2019

ĐVT: đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Phần thu 10.414.709.000 12.238.567.000 13.115.643.000 1 Nguồn kinh phí NSNN 9.050.261.000 10.611.402.000 11.307.681.000 2 Nguồn khác (thu hỗ trợ lại từ thu xử phạt hành chính 50%) 1.364.448.000 1.627.165.000 1.807.962.000 2.1.6.2. Sử dụng kinh phí

Cục lập dự toán, tổ chức quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động của đơn vị phải đúng theo quy định về quản lý và sử dụng kinh phí đối với đơn vị hành chính và Luật ngân sách.

Lập dự toán: Lập dự toán năm vào đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp. Căn cứ vào kết quả thu, chi liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính của năm trước và đánh giá khả năng thực hiện năm hiện hành của đơn vị được giao nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính, đơn vị lập dự toán chi năm kế hoạch; xác định số kinh phí đề nghị cấp đảm bảo hoạt động thường xuyên và lập dự toán kinh phí chi không thường xuyên theo quy định hiện hành; và lập dự toán kinh phí từ nguồn thu hỗ trợ lại từ số thu xử phạt vi phạm hành chính và bán hàng hóa tịch thu theo quy định để gửi cơ quan tài chính.

Thực hiện dự toán : Đối với kinh phí hoạt động thường xuyên: thực hiện theo dự toán từ đầu năm. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu để lại từ xử phạt vi phạm hành chính chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

Quyết toán kinh phí: Cuối quý, cuối năm , đơn vị sự nghiệp lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán thu chi ngân sách Nhà nước gửi cơ quan quản lý

cấp trên xét duyệt theo quy định hiện hành.Các khoản chi từ NSNN đảm bảo hoạt động của đơn vị được hạch toán, quyết toán vào chương, mục và tiểu mục tương ứng theo quy định Mục lục NSNN hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại cục quản lý thị trường tỉnh bình định (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)