5. Bố cục đề tài
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾTOÁN
1.4.1. Nhân tố môi trƣờng làm việc
Môi trƣờng làm việc là bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác ngƣời lao động.
Môi trƣờng làm việc bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, cơ sở pháp lý, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên… trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với tổ chức kế toán của tất cả mọi đơn vị, dù có quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nào, dƣới bất kỳ cơ chế kinh tế nào đều có cùng một quy trình kế toán căn bản giống nhau và tuân theo hệ thống pháp luật cụ thểnhƣ Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, Luật doanh nghiệp, Luật Kiểm toán, Luật Thuế…
Đây là cơ sở pháp lý để kế toán căn cứ vào đó để thực hiện công việc kế toán, đảm bảo cho hoạt động của kế toán phù hợp với những quy định của pháp luật.
1.4.2. Nhân tố đặc điểm hoạt động
49
những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật nhằm gắn kết con ngƣời với nhau bởi những mục đích xác định và hành động để đạt đến mục tiêu chung.Tùy theo mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ,cơ cấu tổ chức, quyền lực mà xác định đặc điểm hoạt động của tổ chức
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thƣơng yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cƣơng lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
1.4.3. Nhân tố đặc điểm quản lý tài chính
Do tính chất, đặc điểm hoạt động của các đơn vị HCSN rất đa dạng, phức tạp, phạm vi rộng và chủ yếu chi cho hoạt động của các đơn vị này đƣợc trang trải thông qua nguồn kinh phí cấp phát của Nhà nƣớc.
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị này phải có trách nhiệm chấp hành quy định của Luật NSNN, các tiêu chuẩn định mức, các quy định về chế độ kế toán HCSN do Nhà nƣớc ban hành. Cụ thể là đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế - tài chính, tăng cƣờng quản lý kiểm soát chi quỹ NSNN, quản lý tài sản công, nâng cao chất lƣợng công tác kế toán và hiệu quả quản lý trong các đơn vị NSNN. Vì thế, công tác kế toán trong đơn vị NSNN phải đảm bảo đƣợc tính thống nhất giữa kế toán và yêu cầu quản lý của nhà nƣớc và đơn vị; Đảm bảo sự thống nhất về nội dung, phƣơng pháp của kế toán với các chế độ kế toán hiện hành của Nhà nƣớc; Đảm bảo sự phù hợp với đặc thù đơn vị...
Đảng Cộng sản Việt Nam do Đảng thống nhất quản lý, điều hành tài chính, tài sản theo nguyên tắc tập trung dân chủ kết hợp với phân cấp quản lý, đảm bảo tính độc lập tự chủ trong công tác quản lý ngân sách nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ của từng cấp ủy và của toàn Đảng.
Trung ƣơng Đảng quy định thống nhất nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng. Các cấp ủy Đảng chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản của cấp mình và chịu sự chỉ đạohƣớng dẫn của cấp trên trực tiếp.
Ban Tài chính - Quản trị Trung ƣơng, Văn phòng (Ban Tài chính - Quản trị) các tỉnh ủy, thành ủy thực hiện chức năng cơ quan tài chính của cấp ủy các cấp thừa ủy quyền cấp ủy làm chủ sở hữu tài sản của Đảng.
1.4.4. Nhân tố con ngƣời
Trong mọi thời đại, nguồn tài nguyên, của cải đích thực và quý giá nhất của mỗi quốc gia chính là con ngƣời. Vì vậy, mục đích phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, xét đến cùng, phải vì con ngƣời, cho con ngƣời, tạo môi trƣờng thuận lợi để con ngƣời có cơ hội phát huy mọi năng lực sáng tạo, có cuộc sống hạnh phúc. Nói nhân tố con ngƣời là nói đến những phẩm chất, thuộc tính, tri thức, kinh nghiệm, năng lực, thói quen… của con ngƣời đƣợc biểu hiện trong các dạng thức hoạt động khác nhau, qua đó ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất kinh tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định một trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh thủ tận dụng thành công những thuận lợi, những cơ hội và vƣợt qua những thách thức, khó khăn mà quá trình đó đặt ra hay không phụ thuộc chủ yếu vào việc phát huy nhân tố con ngƣời, vào chất lƣợng nguồn nhân lực.Đảng đã nhận thức đúng đắn về chiến lƣợc con ngƣời và khẳng định bằng nghị quyết, chủ trƣơng, chính sách thật sự coi trọng con ngƣời và coi con ngƣời là nhân tố có tính quyết định để xây dựng thành công xã hội mới.
Đối với tổ chức kế toán, trình độ kiến thức và kỹ năng kinh nghiệm của nhân viên kế toán có ảnh hƣởng lớn đến công tác kế toán trong đơn vị, tác động không nhỏ đến việc tổ chức thu nhận và xử lý cung cấp thông tin kế toán cho Lãnh đạo cơ quan. Yêu cầu đối với đội ngũ nhân viên phải am hiểu về
51
quá trình tổ chức quản lý tài chính, linh hoạt trong việc xử lý thông tin và phối hợp tốt với các bộ phận chức năng khác trong cơ quan sao cho hiệu quả. Nếu đội ngũ kế toán có chuyên môn yếu, trình độ không cao có thể ảnh hƣởng đến công tác kế toán nhƣ thu thập thông tin không đầy đủ, phản ánh thông tin kế toán thiếu tính chính xác, không kịp thời, thậm chí còn ảnh hƣởng đến tổ chức bộ máy kế toán nhƣ phải có nhiều nhân viên mới đảm nhận đƣợc hết các công việc của phòng kế toán, công việc kế toán không hiệu quả.
Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành NSNN, là công cụ điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị hành chính, là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tƣ, tải sản công, tình hình chấp hành dự toán thu chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc ở đơn vị. Chính vì vậy,việc sắp xếp, bố trí, phân công công việc cho ngƣời làm công tác kế toán trong từng đơn vị sao cho bộ máy kế toán phù hợp với qui mô hoạt động và yêu cầu quản lý là rất quan trọng đối với cả đơn vị HCSN và NSNN.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã tổng hợp những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán trong các đơn vị HCSN. Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế tổ chức kế toán tại đơn vị HCSN giúp cho công tác quản lý tài chính tài sản ngày càng hoàn thiện, khoa học và có hiệu quả hơn. Thông qua chƣơng 1, có thể nhận thấy việc tổ chức kế toán một cách khoa học, hoàn thiện, hiệu quả là rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính tài sản của đơn vị.
Những vấn đề lý luận trong chƣơng 1 là cơ sở quan trong để đối chiếu với thực trạng tổ chức kế toán tại Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định để từ đó thấy đƣợc những hạn chế tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện hơn.
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI VĂN PHÒNG TỈNH ỦY BÌNH ĐỊNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG TỈNH ỦY BÌNH ĐỊNH2.1.1. Giới thiệu chung về Tỉnh ủy Bình Định 2.1.1. Giới thiệu chung về Tỉnh ủy Bình Định
Tỉnh ủy Bình Định là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015- 2020, có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực công tác của Đảng bộ và hệ thống chính trị của tỉnh. Quán triệt và vận dụng sáng tạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; văn bản của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ; pháp luật của Nhà nƣớc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Tham gia hoặc kiến nghị với Trung ƣơng Đảng những vấn đề về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách thuộc thẩm quyền của cấp trên.
- Quyết định những chủ trƣơng, biện pháp và chỉ đạo triển khai thực hiện để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng tỉnh Bình Định trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.
- Quyết định các chủ trƣơng, biện pháp để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh ở địa phƣơng; phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, định hƣớng các mục tiêu, chỉ tiêu lớn và các biện pháp chủ yếu về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm, dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh.
- Quyết định những vấn đề lớn liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh; những vấn đề mới và quan trọng về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chủ trƣơng đầu tƣ các dự án đặc biệt quan trọng triển khai trên địa bàn tỉnh.
53
- Quyết định những vấn đề quan trọng về quốc phòng - an ninh, công tác đối ngoại, phòng chống tham nhũng; về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể và công tác vận động quần chúng.
- Chuẩn bị nội dung, chƣơng trình Đại hội, Đề án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa mới; quyết định triệu tập Đại hội Đảng bộ tỉnh.
- Quyết định ban hành Quy chế làm việc, Chƣơng trình công tác của Tỉnh ủy và Quy chếlàm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
- Bầu Ban Thƣờng vụ, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy;xem xét, giới thiệu và đề nghị bổ sung ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (gọi tắt là Tỉnh ủy viên).
- Quyết định phƣơng hƣớng quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và các chính sách lớn đối với cán bộ.
- Thảo luận và ra nghị quyết về việc đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cƣơng lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Trung ƣơng, của Tỉnh ủy.
- Xem xét, đề nghị, quyết định xử lý kỷ luật; giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng, đảng viên theo thẩm quyền.
- Sơ kết, tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và các nghị quyết của Tỉnh ủy. Thực hiện tự phê bình và phê bình theo quy định của Điều lệ Đảng và hƣớng dẫn của Trung ƣơng.
- Quyết định công tác tài chính của Đảng bộ.
- Định kỳ hàng năm nghe báo cáo và góp ý về hoạt động của BTV Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
- Thảo luận và cho ý kiến về những công việc khác theo đề nghị của BTV Tỉnh ủy.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Tỉnh ủy Bình Định
Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy là cơ quan thay mặt Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của Đảng bộ giữa hai kỳ hội nghị Tỉnh ủy.
Thƣờng trực Tỉnh ủy gồm Bí thƣ và các Phó Bí thƣ, thay mặt BTV Tỉnh ủy giải quyết công việc hàng ngày của Đảng bộ. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ủy quyền cho TTTU giải quyếtmột số vấn đề về tổ chức, cán bộ; công tác nội chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kinh tế - xã hội theo quy định.
Có 06 cơ quan tham mƣu giúp việc cho Tỉnh ủy, gồm: Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Nội chínhTỉnh ủy, Ban Dân vậnTỉnh ủy và Ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Có 06 cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy: Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh, Đảng ủy Công an tỉnh, Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, Đảng ủy Trƣờng Đại học Quy Nhơn.
Có 02 đơn vị sự nghiệp Đảng: Trƣờng Chính trị tỉnh, Báo Bình Định.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định
Từ khi thành lập năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo xã hội thực hiện mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Năm
55
1945, Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng tháng 8 chấm dứt ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, lập nên nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (là nƣớc CHXHCN Việt Nam ngày nay). Năm 1954, sau 9 năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc Pháp thắng lợi, Đảng đã giành sự kiểm soát hành chính trên một nửa nƣớc Việt Nam. Từ năm 1954 đến 1975 Đảng cộng sản đã lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ mới ở miền Bắc, thực hiện cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc Mỹ trên cả nƣớc và giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975, thống nhất đất nƣớc năm 1976. Năm 1986, Đảng Cộng sản đã khởi xƣớng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đạt đƣợc nhiều thắng lợi to lớn, sau 10 năm đã đƣa đất nƣớc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, bƣớc vào thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc nhằm mục tiêu đƣa Việt Nam trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội toàn quốc 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ƣơng. Ban chấp hành Trung ƣơng bầu ra Bộ chính trị và Tổng Bí thƣ. Mọi công dân Việt Nam nếu tự nguyện gia nhập Đảng cộng sản và nếu tổ chức Đảng thấy có đủ tiêu chuẩn thì sẽ làm lễ kết nạp. Tuy nhiên, ngƣời Đảng viên mới đó phải trải qua một thời kỳ thử thách, ít nhất là một năm, mới có quyền biểu quyết, bầu cử và ứng cử trong Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam đã trải qua 12 lần đại hội. Đại hội XII diễn ra vào tháng 01 năm 2016. Hiện nay Đảng có hơn 4,5 triệu đảng viên.
Trong suốt một giai đoạn cách mạng từ năm 1930 đến Cách mạng tháng 8/1945, thời gian còn hoạt động bí mật (1930-1945), tổ chức văn phòng cấp ủy từ trung ƣơng đến cơ sở chƣa đƣợc hình thành rõ rệt và hoạt động theo những phƣơng thức đặc biệt. Ngày 18/10/1930, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng thành lập một số bộ phận chuyên môn giúp việc, trong đó có bộ phận chuyên môn giúp việc, trong đó có bộ phận làm công tác văn phòng trực tiếp
phục vụ sự lãnh đạo của Trung ƣơng. Đây đƣợc coi là tổ chức tiền thân của Văn phòng Trung ƣơng Đảng sau này, mặc dù chƣa hình thành về mặt tổ chức văn phòng cấp ủy, nhƣng tổ chức và hoạt động của các tổ chức Đảng từ Trung ƣơng đến cơ sở, một số nội dung công việc thuộc chức năng của một văn phòng cấp ủy nói chung, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định nói riêng đã đƣợc thực hiện .
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), đầu năm 1946, Tỉnh ủy Bình Định lâm thời đƣợc thành lập, cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ bƣớc đầu đƣợc hình thành để chỉ đạo mọi hoạt động trong khi các cơ quan chuyên môn của Tỉnh ủy, huyện ủy, thị ủy chƣa hình thành. Đến tháng 4/1947, Tỉnh ủy Bình Định thành lập Ban tổ chức và cơ quan chuyên môn trực thuộc Tỉnh ủy nhƣ: Tuyên huấn, Học vụ, Dân vận, Thi đua, Giao thông. Tài chính, Công văn, Liên lạc. Các ngành Công văn, Liên lạc, Tài chính phục vụ Tỉnh ủy về công tác Văn phòng.
Thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc (1954-1975), Bình Định là khu vực 300 ngày do ta quản lý để chuyển quân tập kết các lực lƣợng vũ trang và chính trị