TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG TỈNH ỦY BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kế toán tại văn phòng tỉnh ủy bình định (Trang 60)

5. Bố cục đề tài

2.1. TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG TỈNH ỦY BÌNH ĐỊNH

Tỉnh ủy Bình Định là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015- 2020, có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực công tác của Đảng bộ và hệ thống chính trị của tỉnh. Quán triệt và vận dụng sáng tạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; văn bản của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ; pháp luật của Nhà nƣớc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Tham gia hoặc kiến nghị với Trung ƣơng Đảng những vấn đề về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách thuộc thẩm quyền của cấp trên.

- Quyết định những chủ trƣơng, biện pháp và chỉ đạo triển khai thực hiện để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng tỉnh Bình Định trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.

- Quyết định các chủ trƣơng, biện pháp để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh ở địa phƣơng; phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, định hƣớng các mục tiêu, chỉ tiêu lớn và các biện pháp chủ yếu về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm, dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh.

- Quyết định những vấn đề lớn liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh; những vấn đề mới và quan trọng về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chủ trƣơng đầu tƣ các dự án đặc biệt quan trọng triển khai trên địa bàn tỉnh.

53

- Quyết định những vấn đề quan trọng về quốc phòng - an ninh, công tác đối ngoại, phòng chống tham nhũng; về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể và công tác vận động quần chúng.

- Chuẩn bị nội dung, chƣơng trình Đại hội, Đề án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa mới; quyết định triệu tập Đại hội Đảng bộ tỉnh.

- Quyết định ban hành Quy chế làm việc, Chƣơng trình công tác của Tỉnh ủy và Quy chếlàm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

- Bầu Ban Thƣờng vụ, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy;xem xét, giới thiệu và đề nghị bổ sung ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (gọi tắt là Tỉnh ủy viên).

- Quyết định phƣơng hƣớng quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và các chính sách lớn đối với cán bộ.

- Thảo luận và ra nghị quyết về việc đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.

- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cƣơng lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Trung ƣơng, của Tỉnh ủy.

- Xem xét, đề nghị, quyết định xử lý kỷ luật; giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng, đảng viên theo thẩm quyền.

- Sơ kết, tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và các nghị quyết của Tỉnh ủy. Thực hiện tự phê bình và phê bình theo quy định của Điều lệ Đảng và hƣớng dẫn của Trung ƣơng.

- Quyết định công tác tài chính của Đảng bộ.

- Định kỳ hàng năm nghe báo cáo và góp ý về hoạt động của BTV Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

- Thảo luận và cho ý kiến về những công việc khác theo đề nghị của BTV Tỉnh ủy.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Tỉnh ủy Bình Định

Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy là cơ quan thay mặt Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của Đảng bộ giữa hai kỳ hội nghị Tỉnh ủy.

Thƣờng trực Tỉnh ủy gồm Bí thƣ và các Phó Bí thƣ, thay mặt BTV Tỉnh ủy giải quyết công việc hàng ngày của Đảng bộ. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ủy quyền cho TTTU giải quyếtmột số vấn đề về tổ chức, cán bộ; công tác nội chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kinh tế - xã hội theo quy định.

Có 06 cơ quan tham mƣu giúp việc cho Tỉnh ủy, gồm: Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Nội chínhTỉnh ủy, Ban Dân vậnTỉnh ủy và Ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

Có 06 cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy: Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh, Đảng ủy Công an tỉnh, Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, Đảng ủy Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

Có 02 đơn vị sự nghiệp Đảng: Trƣờng Chính trị tỉnh, Báo Bình Định.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định

Từ khi thành lập năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo xã hội thực hiện mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Năm

55

1945, Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng tháng 8 chấm dứt ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, lập nên nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (là nƣớc CHXHCN Việt Nam ngày nay). Năm 1954, sau 9 năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc Pháp thắng lợi, Đảng đã giành sự kiểm soát hành chính trên một nửa nƣớc Việt Nam. Từ năm 1954 đến 1975 Đảng cộng sản đã lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ mới ở miền Bắc, thực hiện cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc Mỹ trên cả nƣớc và giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975, thống nhất đất nƣớc năm 1976. Năm 1986, Đảng Cộng sản đã khởi xƣớng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đạt đƣợc nhiều thắng lợi to lớn, sau 10 năm đã đƣa đất nƣớc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, bƣớc vào thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc nhằm mục tiêu đƣa Việt Nam trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020.

Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội toàn quốc 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ƣơng. Ban chấp hành Trung ƣơng bầu ra Bộ chính trị và Tổng Bí thƣ. Mọi công dân Việt Nam nếu tự nguyện gia nhập Đảng cộng sản và nếu tổ chức Đảng thấy có đủ tiêu chuẩn thì sẽ làm lễ kết nạp. Tuy nhiên, ngƣời Đảng viên mới đó phải trải qua một thời kỳ thử thách, ít nhất là một năm, mới có quyền biểu quyết, bầu cử và ứng cử trong Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam đã trải qua 12 lần đại hội. Đại hội XII diễn ra vào tháng 01 năm 2016. Hiện nay Đảng có hơn 4,5 triệu đảng viên.

Trong suốt một giai đoạn cách mạng từ năm 1930 đến Cách mạng tháng 8/1945, thời gian còn hoạt động bí mật (1930-1945), tổ chức văn phòng cấp ủy từ trung ƣơng đến cơ sở chƣa đƣợc hình thành rõ rệt và hoạt động theo những phƣơng thức đặc biệt. Ngày 18/10/1930, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng thành lập một số bộ phận chuyên môn giúp việc, trong đó có bộ phận chuyên môn giúp việc, trong đó có bộ phận làm công tác văn phòng trực tiếp

phục vụ sự lãnh đạo của Trung ƣơng. Đây đƣợc coi là tổ chức tiền thân của Văn phòng Trung ƣơng Đảng sau này, mặc dù chƣa hình thành về mặt tổ chức văn phòng cấp ủy, nhƣng tổ chức và hoạt động của các tổ chức Đảng từ Trung ƣơng đến cơ sở, một số nội dung công việc thuộc chức năng của một văn phòng cấp ủy nói chung, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định nói riêng đã đƣợc thực hiện .

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), đầu năm 1946, Tỉnh ủy Bình Định lâm thời đƣợc thành lập, cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ bƣớc đầu đƣợc hình thành để chỉ đạo mọi hoạt động trong khi các cơ quan chuyên môn của Tỉnh ủy, huyện ủy, thị ủy chƣa hình thành. Đến tháng 4/1947, Tỉnh ủy Bình Định thành lập Ban tổ chức và cơ quan chuyên môn trực thuộc Tỉnh ủy nhƣ: Tuyên huấn, Học vụ, Dân vận, Thi đua, Giao thông. Tài chính, Công văn, Liên lạc. Các ngành Công văn, Liên lạc, Tài chính phục vụ Tỉnh ủy về công tác Văn phòng.

Thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc (1954-1975), Bình Định là khu vực 300 ngày do ta quản lý để chuyển quân tập kết các lực lƣợng vũ trang và chính trị ở Liên khu V ra miền Bắc trƣớc khi bàn giao địa bàn cho đối phƣơng kiểm soát, Văn phòng Tỉnh ủy cùng các cơ quan Đảng và chính quyền nỗ lực phục vụ Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo các mặt công tác công khai và chuẩn bị hoạt động bí mật. Sau cuộc họp Tỉnh ủy tháng 5/1955, Văn phòng Tỉnh ủy là bộ phận trực tiếp phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy trên tất cả các mặt công tác xây dựng và bảo vệ Đảng, thu thập, xử lý thông tin, phân tích tình hình địch - ta, đề xuất các chủ trƣơng, nhiệm vụ, biện pháp lãnh đạo phong trào đáu tranh của quần chúng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, tổ chức dẫn đƣờng bảo vệ cán bộ đi công tác, tạo nguồn tài chính và hậu cần phục vụ hoạt động của cấp ủy, và đời sống của cán bộ hoạt động bất hợp pháp.

57

vai trò lãnh đạo toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại, thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng cấp ủy cũng thay đổi phù hợp với yêu cầu phục vụ sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ mới.

Tên đầy đủ: Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định

Địa chỉ: số 102 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Điện thoại: 0256.3812117

Fax: 0256.3823191.

2.1.3. Nguyên tắc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định

Theo Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 quy định thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ƣơng ban hành : “Cấp ủy các cấp có thể lập các hình thức tổ chức phù hợp (phòng, bộ phận...) hoặc cử cán bộ giúp cấp ủy thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính và tài sản của Đảng ở cấp mình theo hƣớng dẫn của Ban Tổ chức Trung ƣơng và Văn phòng Trung ƣơng Đảng. Các tổ chức đó có trách nhiệm giúp cấp ủy hƣớng dẫn, kiểm tra cấp ủy và cơ quan tài chính, quản trị của tổ chức đảng cấp dƣới về nghiệp vụ tài chính, quản lý và sử dụng tài sản của Đảng; định kỳ báo cáo với cấp ủy cấp mình xem xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính và tài sản đƣợc giao.”

Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định với nhiệm vụ là đơn vị dự toán cấp 1: thực hiện chức năng cơ quan tài chính cấp ủy, thừa ủy quyền của cấp ủy làm chủ sở hữu tài sản của Đảng. Tham mƣu giúp Thƣờng trực Tỉnh ủyđiều hành, quản lý tài chínhcủa Đảng theo đúng quy định.

Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch tài chính tỉnh, hƣớng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhiệm vụ chính trị của Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng; chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của tỉnh, chế độ chính sách do

Trung ƣơng Đảng quy định; các chỉ tiêu về biên chế của các cơ quan đảng (những đơn vị dự toán trực thuộc), dự toán do các cơ quan, đơn vị trực thuộc lập, Văn phòng Tỉnh ủy (dự toán cấp 1)tổng hợp, thẩm định lập dự toán năm sautrình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Các đơn vị dự toán trực thuộc Tỉnh ủygồm có: - Cơ quan tham mƣu, chuyên trách:

+ Văn phòng Tỉnh ủy (dự toán cấp 3), + Ban Tổ chức Tỉnh ủy,

+ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, + Ban Nội chính Tỉnh ủy, + Ban Dân vận Tỉnh ủy, + Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, - Tổ chức Đảng:

+ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, + Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh - Đơn vị sự nghiệp: Báo Bình Định.

2.1.3.1. Nguyên tắc hoạt động

Văn phòng Tỉnh ủy Bình Địnhlàm việc theo chế độ thủ trƣởng, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trƣớc Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy, TTTU về mọi mặt hoạt động của đơn vị.

Mọi hoạt động của Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định đều tuân thủ theo quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Quy chế làm việc của Văn phòng. Mỗi việc chỉ giao cho một đơn vị trực thuộc, một ngƣời phụ trách và chịu trách nhiệm chính; bảo đảm phát huy năng lực, sở trƣờng của cán bộ, công chức và ngƣời lao động; đề cao sự phối hợp công tác trong giải quyết công việc; bảo đảm kỷ

59

cƣơng, dân chủ, khoa học, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ

Văn phòng Tỉnh ủy thực hiện chức năng tham mƣu, giúp việc của Tỉnh ủy mà trực tiếp, thƣờng xuyên là BTVTỉnh ủy và TTTU trong:

-Tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp hoạt động của các cơ quan tham gia, giúp việc;

-Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mƣu, thẩm định đề xuất chủ trƣơng, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại;

- Nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ. Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định có nhiệm vụ chính sau:

a. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

- Nghiên cứu, đề xuất và giúp Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy, TTTU tổ chức thực hiện chƣơng trình công tác; xây dựng, quy chế làm việc; công tác đối ngoại của Tỉnh ủy; phối hợp và điều hòa hoạt động của các cơ quan tham mƣu, giúp việc Tỉnh ủyvà tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trong Đảng.

- Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện văn bản của Trung ƣơng Đảng, Tỉnh ủy và hoạt động của các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan thuộc Tỉnh ủy. Thực hiện công tác thông tin của Tỉnh ủy; chế độ cung cấp thông tin cho cấp ủy viên và các tổ chức.

- Tiếp nhận, phát hành và quản lý văn bản đi - đến của Tỉnh ủy; Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Đảng bộ tỉnh.

- Quản lý, khai thác mạng cơ yếu của Tỉnh ủy; ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ mạng thông tin của Đảng bộ; websiteĐảng bộ tỉnh.

- Trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, của cấp ủy và các cơ quan tham mƣu, giúp việc Tỉnh ủy. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng của các tổ chức đảng và đảng bộ trực thuộc. Bảo đảm, tài chính, điều kiện vật chất, phƣơng tiện, trang thiết bị cho hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ

quan tham mƣu, giúp việc Tỉnh ủy theo phân công, phân cấp.

- Tham gia tổ chức, phục vụ đại hội Đảng bộ tỉnh; chủ trì phục vụ hội nghị Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy, TTTU triệu tập, các cuộc làm việc của TTTU.

- Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng cấp ủy. b. Hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Hƣớng dẫn, bồi dƣỡng, kiểm tra, giám sát nghiệp vụ công tác văn phòng, công nghệ thông tin, cơ yếu , văn thƣ, lƣu trữ, tài chính, quản lý tài sản của Đảng cho các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy và văn phòng cấp ủy cấp dƣới, đoàn thể chính trị - xã hội trong theo quy định pháp luật, quy định, hƣớng dẫn của Trung ƣơng.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan giúp Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy.

c. Thẩm định, thẩm tra

Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác;

d. Phối hợp với cơ quan liên quan, cơ quan tham mƣu nghiên cứu, đề xuất để thực hiện tham mƣu giúp Tỉnh ủy, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy trong chỉ đạo, kiểm trathực hiện văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng và của Tỉnh ủy về công tác xây dựng đảng; về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; việc thực hiện chủ trƣơng, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy, trong công tác cán bộ.

e. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do BTV Tỉnh ủy, TTTU giao.

2.1.3.3. Trách nhiệm, quyền hạn

a. Chịu trách nhiệm trƣớc Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy, TTTU trong tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kế toán tại văn phòng tỉnh ủy bình định (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)