Lĩnh vực thương nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 39 - 44)

2 Hà Văn Mao có mỏ tại các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Phú Thọ Nguyễn Văn Nhân (còn gọi là Ký Sao) nổi tiếng trong giới mỏ, quê làng Thịnh Liệt, Hà Đông, có mỏ ở Hà Đông và Quảng Yên.

2.1.2. Lĩnh vực thương nghiệp

Thương nghiệp là một trong những lĩnh vực kinh doanh mà tất cả tư sản Pháp, Hoa kiều và Việt Nam đều ưa thích, bởi vì nó phù hợp với phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường. Việt Nam là nước có bờ biển dài với những cảng biển lớn, do đó trong lịch sử Việt Nam vốn là nền kinh tế thương mại hướng biển, hoạt động thương mại diễn ra sôi động ở khu vực ven biển. Cho đến đầu thế kỷ XX, tầng lớp thương nhân khá phát triển và hoạt động trên phạm vi thị trường khá rộng lớn, nhiều người buôn bán lãi lớn và tích lũy được nhiều của cải. Hà Nội, Hải Phòng là trung tâm buôn bán ở Bắc Kì, Sài Gòn, Chợ Lớn là trung tâm buôn bán ở Nam Kì... Trước năm 1930, trong lĩnh vực thương nghiệp, tư sản Việt Nam tham gia với số lượng đông, phương thức kinh doanh đa dạng và tất nhiên lợi nhuận thu được cũng cao hơn, tiêu biểu ở Trung Kì có Trương Thành, Nguyễn Đình Khê, Lý Quý, các công ty như Triêu Dương thương quán, Quảng Nam hiệp thương, Phượng Lâu... Ở Nam Kì tiêu biểu có Nguyễn Thanh Liêm, Trần Văn Hài, Trần Văn Thạnh, Minh tân Túc mễ Tổng cục... Ở Bắc Kì có Công ty Quảng Hưng Long, Hội buôn Nam Thịnh, hãng buôn Phan Hòa Thành, Trịnh Văn Nghĩa...

Tuy nhiên, đến thập niên 30 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tác động đến Việt Nam, nên hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực này của tư sản Việt Nam giảm đi rõ rệt, nhiều hãng buôn lớn của tư sản Việt Nam đã bị hoặc phá sản, hoặc tụt xuống lớp trung thương hay tiểu thương. Tiếng kêu cứu của các hãng kinh doanh Việt Nam thường xuyên nêu lên trên báo chí. Theo báo Phụ nữ Tân văn phản ánh thực trạng này như sau: “Hồi này

không ai buôn bán chi được, mấy tháng nay, nào hãng lớn, tiệm nhỏ bị đóng cửa, khánh tận biết là bao nhiêu. Có tiệm buôn trước kia bán mỗi ngày đôi ba trăm bạc, nay bán mỗi ngày không đến 10 đồng thì làm sao chịu đời cho nổi. Bởi cớ nên nhiều tiệm, nếu tính số hàng hoá thì tới bạc muôn, mà thiếu nợ có đôi ba ngàn đồng, song lo chạy trả không nổi là phải bỏ tiệm trốn đi, hoặc kêu chủ nợ mà xin khánh tận” [30].

Thế nhưng, sau khi khủng hoảng kinh tế qua đi, cùng với sự phục hồi của các ngành kinh tế, khả năng tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng tăng lên, thị trường trong nước được phục hồi. Theo thống kê, tiền thu về thuế tiêu thụ và lưu thông hàng hóa của Đông Dương năm 1938 lên đến 8.426.000 đồng, sang năm 1939 tăng lên 10.388.000 đồng [63, tr.328]. Do đó, hoạt động kinh doanh của tư sản Việt Nam trong lĩnh vực này có phần sôi động trở lại và vẫn là lĩnh vực có sự tham gia đông đảo của tư sản Việt Nam. Theo thống kê năm 1938, ở Nam Kì có 57.215 người đóng thuế, trong đó chỉ có 152 người đóng thuế từ 100 đồng trở lên, không có người nào đóng thuế quá 400 đồng. Ở Bắc Kì, cùng năm này có 67.761 người đóng thuế, trong đó chỉ có 173 người đóng thuế trên 100 đồng, không có người nào đóng thuế quá 800 đồng [8, tr.133]. Điều này cho thấy sự phục hồi trong hoạt động kinh doanh thương nghiệp của tư sản Việt Nam, nhưng qua số liệu cho thấy quy mô kinh doanh của tư sản Việt Nam trong lĩnh vực này vẫn còn nhỏ hơn nhiều so với tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều.

Giá các hàng hoá tăng lên cùng với sự giảm giá của đồng tiền kéo theo sự phục hồi của hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại sau 3 năm (1932- 1934) sụt giảm liên tục và ở mức thấp nhất, từ năm 1935 có xu hướng tăng trở lại. Xuất nhập khẩu của Đông Dương phát triển trở lại, với mức tăng của xuất khẩu từ 3.437.000 tấn năm 1934 lên 4.471.000 tấn năm 1936; và nhập khẩu từ 383.000 tấn lên 440.000 tấn [19, tr.127]. Lấy năm 1925 làm cơ sở (100%), thì năm 1935, chỉ số trọng tải hàng hóa đạt 129% đối với xuất khẩu và 108% đối với nhập khẩu. Đến năm 1939, chỉ số này tăng lên 163% đối với xuất khẩu và 162% đối với nhập khẩu. Cũng như vậy, so với năm 1935, tổng kim ngạch

ngoại thương Đông Dương tăng gấp 2,2 lần vào năm 1938, gần 2,7 lần vào năm 1939 và 2,74 lần vào năm 1940. Đặc biệt, cán cân thương mại của Đông Dương luôn trong tình trạng vượt trội trong những năm này, thể hiện rõ ở Bảng 2.3

Bảng 2.3. Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại của Đông Dương trong những năm 1935 - 1940 [63, tr.327].

Năm

Lĩnh vực 1935 1936 1937 1938 1939 1940

Xuất khẩu (triệu đồng) 130 171 259 290 350 397 Nhập khẩu (triệu đồng) 90 98 156 195 239 206

Tổng giá trị (triệu đồng) 220 269 415 485 589 603

Dư trội cán cân thương mại

(triệu đồng) 40 73 103 95 111 191 Thương mại được vực dậy kéo theo sự vực dậy của cả nền kinh tế. Theo số liệu thống kê chính thức số các công ty, doanh nghiệp kinh doanh về thương mại và cơ sở sản xuất ở Đông Dương bị phá sản, bị thanh lý giảm đi qua từng năm kể từ năm 1936, thể hiện ở Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Số lượng công ty phá sản, thanh lý trong những năm 1936 - 1939 [63, tr.329]. Năm Phá sản Thanh lí Tổng cộng 1936 76 40 116 1937 36 19 75 1938 38 12 50 1939 50 19 69

Nếu như trong 4 năm (1932-1935), toàn Đông Dương có tổng cộng 740 vụ phá sản và thanh lý thì trong 4 năm tiếp theo (1936-1939) chỉ còn 313 vụ (220 vụ phá sản và 90 vụ thanh lý), tức là giảm 57,7%. Ở hai thành phố lớn của

Nam Kì là Sài Gòn và Chợ Lớn, số vụ phá sản và thanh toán tài phán từ 45 vụ năm 1936, giảm xuống còn 22 vụ năm 1937, 19 vụ năm 1938, 24 vụ năm 1939 và chỉ còn 7 vụ vào năm 1940 [63, tr.329].

Tuy nhiên, sau khủng hoảng kinh tế, giá cả nhiều loại nông phẩm tăng lên. Theo thống kê của Phủ Toàn quyền Đông Dương cho biết giá bán buôn của một số nông phẩm tại thị trường Sài Gòn tăng khá mạnh, nhất là trong những năm 30 của thế kỷ XX. Theo đó, lấy năm 1925 là cơ sở (100%) cho giá các loại hàng hóa, thì giá cả năm 1938 tăng lên 116%; năm 1939 tăng lên 123% và năm 1940 tăng lên mức 158% [63, tr.326]. Điều đó thể hiện ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Giá bán buôn một số nông phẩm tại thành phố Sài Gòn trong những năm 1934 - 1940 [63, tr.315] ĐVT: Đồng/100kg Năm Nông phẩm 1934 1936 1937 1938 1939 1940 Thóc 1,88 2,99 4,74 6,61 5,56 7,56 Gạo trắng 3,26 4,97 7,86 10,63 9,27 13,20 Ngô 4,28 6,35 7,85 8,76 7,78 6,40 Dầu lạc 28,5 20,80 34,70 34,70 44,20 71,75 Đường tinh chế 19,88 23,32 26,42 26,42 28,47 32,09

Giá cả nhiều mặt hàng tăng lên ít nhiều tác động đến hoạt động kinh doanh của tư sản thương nghiệp. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh buôn bán khó khăn như vậy không những không làm lung lay ý chí kinh doanh của các nhà tư sản Việt Nam trên lĩnh vực này, mà nhiều nhà tư sản nắm bắt được cơ hội kinh doanh đã mạnh dạn bỏ vốn lập công ty bao mua sản phẩm để cung cấp cho các hãng xuất khẩu. Một số cơ sở kinh doanh thương nghiệp mới thành lập trong thời kỳ 1930 - 1945 kinh doanh tỏ ra khá hiệu quả. Tiêu biểu như Công ty Alcan Sài Gòn do Trương Văn Can thành lập năm 1935, chuyên kinh doanh xuất nhập cảng, nhất là cao su và phân bón, vốn ban đầu là 25.000 đồng, đến năm 1938 tăng lên 400.000 đồng; Tân công ty Pháp - Việt thành lập năm 1936, vốn ban

đầu là 75.000 đồng, hướng kinh doanh của công ty là xuất nhập cảng các loại hàng hóa sản xuất ở Đông Dương, Pháp và các thuộc địa của Pháp [8, tr.134].

Nét nổi bật trong kinh doanh thương nghiệp của tư sản Việt Nam trong thời kỳ này là sự xuất hiện một số công ty thương mại với sự góp vốn của nhiều người. Tiêu biểu phải kể đến Công ty thương mại kỹ nghệ lụa An Nam tại Yên Phụ (Hà Đông) mua bán kén tằm, ươm tơ dệt lụa… có sự góp vốn của 6 người, với số vốn là 3.5000 đồng; Công ty thương mại kỹ nghệ Bắc Kì thành lập năm 1941, với số vốn là 100.000 đồng; Công ty Quảng Thịnh Lâm buôn bán gỗ ở Bắc Trung Kỳ, thành lập năm 1941 với số vốn 40.000 đồng; Công ty Trương Hoành và Dương ở Sài Gòn thành lập năm 1931, chuyên buôn bán săm lốp, phụ tùng xe tay, ô tô, xe đạp. Chủ công ty là Trương Hoành và Nguyễn Văn Dương, vốn đầu tiên là 35.0000 đồng chia làm 35 cổ phần [8, tr.141].

Cùng với đó, một số công ty, hãng buôn của tư sản người Việt Nam liên kết, chung vốn làm ăn với tư sản nước ngoài, lúc đầu là chung vốn với tư sản Pháp. Điển hình nhưCông ty vô danh A.B.David, buôn bán và chế tạo các vật phẩm công nghiệp, công ty này được thành lập năm 1930, đến năm 1936 đổi thành công ty vô danh, vốn đầu tiên là 1.000.000 đồng. Công ty kỹ nghệ Pháp - Việt thành lập năm 1939, buôn bán săm lốp, đồ phụ tùng ô tô, xe đạp, vốn là 50.000 đồng. Trong ban quản trị có một người Pháp và Võ Văn Tài, Võ Hà Đạm, Đỗ Cao Sơ, Trần Văn Khá, Trần Văn Dương [8, tr.144].

Khi quân Nhật vào miền Bắc Việt Nam kéo theo đó là các công ty của Nhật cũng bắt đầu có mặt và kinh doanh buôn bán ở Việt Nam, do đó, để kinh doanh được thuận lợi hơn, một số tư sản Việt Nam liên kết với tư sản Nhật cùng kinh doanh thương nghiệp, điển hình như Công ty vô danh Việt - Nhật ở Hải Phòng. Công ty thành lập năm 1940, có số vốn 500.000 đồng và có tên thương mại là Société Annam Nippion. Ban quản trị có Mizutani và Bạch Thái Tòng, Nguyễn Quý Hưng. Công ty chuyên nhập cảng hàng Nhật như máy móc, đồng hồ, kính, hàng xa xỉ, văn phòng phẩm, đá lửa, đồ sứ, thủy tinh, tơ sợi… bán khắp thị trường khu vực Bắc Kì [8, tr.144].

Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số ít nhà tư sản mở cơ sở kinh doanh thương nghiệp riêng như trường hợp của Trịnh Văn Bô, chủ hiệu buôn Phúc Lợi. Những ngày đầu khởi nghiệp, ông chỉ có số vốn khoảng 30 ngàn đồng, nhưng nhờ tính cần cù, cẩn thận và tiết kiệm, cộng với uy tín đã được cha ông chuyển nhượng lại từ đời trước nên việc kinh doanh của gia đình ngày càng lớn mạnh dần. Khi đã tạo được thương hiệu, nhiều đối tác tin tưởng đặt hàng. Với sản nghiệp ban đầu, hai vợ chồng ông đã kế thừa và nhanh chóng phát triển hiệu buôn Phúc Lợi, trở thành một nhà tư sản lớn thời bấy giờ [33].

Hoạt động buôn bán của tư sản Việt Nam trong thời kỳ 1930 - 1945 tuy không có số lượng đông đảo như trước, nhưng thị trường kinh doanh không chỉ bó hẹp ở một địa phương hay một khu vực, mà hoạt động trên thị trường khá rộng. Buôn bán hàng hóa giữa Nam và Bắc, giữa xứ này với xứ khác, giữa thị trường trong nước và ngoài nước trở nên sôi động. Ví như cơ sở kinh doanh Phúc Lợi của Trịnh Văn Bô ở Hà Nội có hoạt động buôn bán tơ lụa sang cả Lào, Campuchia, Thái Lan, thậm chí có giao dịch buôn bán với thương nhân Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản [33].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 39 - 44)