So sánh về hình thức sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 78 - 79)

SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TƯ SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ 1930

3.2.2. So sánh về hình thức sản xuất kinh doanh

Nếu so sánh về hình thức sản xuất kinh doanh, thì tư sản Việt Nam và tư sản Pháp có điểm chung là có các hình thức sản xuất kinh doanh giống nhau, đó là sản xuất kinh doanh kinh doanh độc lập, hùn vốn và liên kết với tư sản nước ngoài. Đối với tư sản Việt Nam khi đã có số vốn nhất định, họ tự đứng ra lập công ty, xí nghiệp trên các lĩnh vực phù hợp cho riêng mình. Do đó những công ty, xí nghiệp đó thuộc sở hữu của bản thân các nhà tư sản, đồng thời lợi nhận thu được không phải chia sẻ với ai. Trong thời kỳ 1930 – 1945, mặc dù có những khó khăn nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng một số nhà tư sản Việt Nam mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh độc lập. Lực lượng tư sản kinh doanh độc lập thời kỳ này phần lớn là những nhà tư sản có trước năm 1930, có bề dày và nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là nông nghiệp, nắm bắt cơ hội kinh doanh từ khi Pháp vào Việt Nam với chính sách cướp ruộng đất lập đồn điền, thì một số nhà tư sản bỏ vốn mua rẻ ruộng đất, thành lập nhiều đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cung cấp cho xuất khẩu, điển hình như Trần Trinh Trạch, Trương Văn Bền, Đỗ Đình Thiện... Đối với tư sản Pháp, do được sự ủng hộ của chính quyền thực dân, họ có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn tư sản Việt Nam, những công ty của Pháp đứng ra kinh doanh độc lập thường là những lĩnh vực lớn, lợi nhuận cao, như công ty cung cấp điện và nước Đông Dương thành lập năm 1896 với số vốn là 700.000 đồng, đến năm 1930 vốn của công ty đã lên đến 22.500.000 đồng, Công ty cao su Xuân Lộc kinh doanh đồn điền cao su, Công ty vải sợi Bắc Kì…

Điểm giống thứ hai là tư sản Việt Nam và tư sản Pháp đều có chung mục đích trong kinh doanh là mở rộng quy mô sản xuất, thu về lợi nhuận lớn nên đã liên kết lại với nhau để có điều kiện thuận lợi hơn trong kinh doanh. Trong thời kỳ 1930 - 1945 là thời kỳ mà tư sản Việt Nam và tư sản Pháp liên kết với nhau để thành lập các công ty nhiều nhất. Sự liên kết giữa tư sản Việt Nam với tư bản Pháp khá rộng như thầu khoán, đại lý phân phối, tiêu thụ hàng hóa, lập đồn điền kinh doanh, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, tiêu biểu như công ty A. B David và công ty cao su Xuân Hiệp Thôn. Công ty vô danh A. B. David buôn bán về chế tạo các vật phảm, công ty cất rượu Trung Bắc – kỳ, công ty thuốc lá Pháp - Việt ở Sài Gòn, công ty đường Pháp – Việt thành lập ở Sài Gòn, công ty có nhà máy ở Phú Mỹ (Bà Rịa); công ty vô danh kéo chỉ Đông Dương krơng ở Hải Phòng, công ty Đổ Thùng Hải Phòng… [8, tr.128].

Nhưng bên cạnh đó, giữa tư sản Việt Nam và tư sản Pháp có khoảng cách khá xa trong kinh doanh, tư sản Việt Nam thì bị chèn ép, hạn chế trong kinh doanh, còn tư sản Pháp thì được tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong kinh doanh ở Việt Nam, thậm chí là các công ty Pháp nắm độc quyền một số lĩnh vực kinh doanh như là công nghiệp nấu rượu, do công ty Đông Dương nắm độc quyền. Trong lĩnh vực thương nghiệp, các công ty Pháp nắm độc quyền về bán thuốc phiện, rượu và muối, đây là những mặt hàng mà tư sản Pháp thu về những lợi nhuận “kết sù”. Vì vậy, cho dù tư sản Việt Nam có liên kết với tư sản Pháp thì cũng chỉ làm vai trò trung gian mà thôi, ít có cơ hội tham gia vào những lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận cao như vậy. Điều này giai cấp tư sản Việt Nam cũng thấy rõ, cho nên họ cũng mong muốn xây dựng một nền kinh tế dân tôc phát triển, thoát khỏi sự lệ thuộc từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)