Phạm vi ngành, nghề sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam thời kỳ 1930 1945 rộng nhưng có sự khác nhau giữa các khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 68 - 71)

SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TƯ SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ 1930

3.1.2. Phạm vi ngành, nghề sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam thời kỳ 1930 1945 rộng nhưng có sự khác nhau giữa các khu vực

thời kỳ 1930 - 1945 rộng nhưng có sự khác nhau giữa các khu vực

Một đặc điểm chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam trên cả ba khu vực Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì là có phạm vi ngành, nghề kinh doanh khá rộng. Họ tham gia sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực, từ thủ công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp đến giao thông vận tải. Ngoài ra, thời kỳ 1930 - 1945, xuất hiện thêm một số ngành, nghề kinh doanh mới như thể thao, thiết kế - xây dựng, bất động sản… Tuy mức độ tham gia và hiệu quả kinh doanh khác nhau, nhưng nhìn chung ở cả ba kì, tư sản Việt Nam dù sớm hay muộn, cho đến những năm 30 của thế kỷ XX đều tham gia sản xuất kinh doanh trong những lĩnh vực này. Nhưng do tác động của những nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau, nên thời kỳ 1930 - 1945, mức độ tham gia của tư sản Việt Nam vào các ngành, nghề kinh doanh có điểm khác nhau giữa ba khu vực Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì.

Ngành công nghiệp khai thác mỏ thời kỳ này khá phát triển, thế nhưng ngành này lại chỉ có tư sản ở Bắc Kì và Trung Kì tham gia nhiều. Theo thống kê, trong thời kỳ 1930 - 1945, trong số 367 chủ mỏ người Việt Nam thuộc lớp chủ mỏ xuất hiện lần đầu, chỉ có duy nhất một tư sản ở Nam Kì là Nguyễn Thị Tâm tham gia kinh doanh. Do đó, trong ngành khai thác mỏ, ở Bắc Kì và Trung Kì xuất hiện khá nhiều tư sản lớn như Hà Văn Mao và Nguyễn Văn Nhân sở hữu 4 mỏ; An Viết Đội, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Đắc Tôn, Nguyễn Hữu Thu sở hữu 6 mỏ; Đinh Văn Thiệu sở hữu 13 mỏ và Nguyễn Hữu Lan - một kỹ nghệ gia ở Hải Phòng sở hữu 19 mỏ trải khắp 5 tỉnh ở Bắc Kì. Thành phần tham gia khai thác mỏ ở Bắc Kì và Trung Kì cũng khá đa dạng, đặc biệt ở hai khu vực

này xuất hiện bộ phận chủ mỏ chuyên nghề mỏ như Nguyễn Văn Chung, Hà Văn Mao, Nguyễn Văn Nhân, Đoàn Văn Công, Ba Tài...

Ở Nam Kì, hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp và thương nghiệp. Những tư sản có tiếng thời Pháp thuộc ở Nam Kì đều sở hữu trong tay nhiều đồn điền và công ty thương mại, thu nhập chính của họ từ hai lĩnh vực kinh doanh này. Từ nông nghiệp, thương nghiệp, tư sản Việt Nam ở Nam Kì mới chuyển sang mở xưởng sản xuất.

Điều này bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Kì. Đây là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt là nông nghiệp trồng lúa và các loại cây công nghiệp. Chính vì vậy, chính quyền thực dân Pháp chú trọng tới việc phát triển một nền nông nghiệp với chế độ sở hữu lớn, nhằm khai thác triệt để nguồn lợi từ vùng đất này. Công việc đầu tiên của thực dân Pháp là tạo ra và phát triển một tầng lớp đại điền chủ, tập trung trong tay nhiều ruộng đất, sản xuất nhiều sản phẩm nông nghiệp để xuất khẩu và cung cấp cho chính quốc. Do đó, khi cuộc khủng hoảng kinh tế tác động đến nền kinh tế thuộc địa thì lập tức, chính quyền thực dân Pháp có biện pháp để “chống khủng hoảng” đầu tiên là trên lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, Chính quyền thuộc địa tiến hành vận động Chính phủ Pháp mở cửa thị trường chính quốc cho gạo Đông Dương, nhờ đó lượng gạo của Đông Dương nhập vào Pháp tăng từ 223 nghìn tấn năm 1929 lên 425 nghìn tấn năm 1932, 605 nghìn tấn năm 1933, 783 nghìn tấn năm 1934, chiếm 51% gạo xuất khẩu của Đông Dương [99, tr.174- 176]. Từ năm 1932, tiền cấp cho các điền chủ được lấy từ khoản 170 triệu vay của chính quốc, trong đó 90 triệu cho các nhà trồng trọt vay, 80 triệu bù vào giá cao su, cộng thêm 100 triệu vay để cấp cho các nhà trồng lúa. Đối với các đồn điền cà phê, trong các năm 1931-1933, Chính quyền thuộc địa đã cho các nhà trồng cà phê vay 604.143 đồng [63, tr.100].

Với chính sách của thực dân Pháp và tiềm năng vốn có của sự phát triển nông nghiệp ở Nam Kì, các đại địa chủ người Việt Nam đưa đất vào sản xuất hàng hoá, trập trung ruộng đất lập đồn điền, thuê mướn nhân công tổ chức sản

xuất kinh doanh, trong đó chủ yếu là đồn điền lúa, cao su và cà phê. Biến nông nghiệp thành lĩnh vực có sự tham gia đông đảo của tư sản Việt Nam.

Hơn nữa, nhu cầu lúa gạo xuất khẩu càng cao, càng đẩy mạnh quá trình phát triển trong nông nghiệp. Chính quyền thực dân còn khuyến khích các chủ đồn điền áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp để tăng năng suất. Hằng năm chính quyền thực dân đều có các giải thưởng bằng tiền mặt hoặc máy móc để động viên, khuyến khích phát triển sản xuất của giới tư sản Việt Nam. Điển hình như trong những năm 1930 - 1932, Thống đốc Nam Kì thưởng cho Trần Trinh Dinh, nghiệp chủ ở làng Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu 1 máy kéo hiệu Case, một máy cày và tiền mặt 472,5 đồng; Trương Đại Danh, nghiệp chủ ở làng Long Điền được thưởng 2 máy kéo hiệu Case, 2 máy cày và tiền mặt 440 đồng [18, tr.415].

Hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam trên các lĩnh vực tuy có sự khác nhau trên nhiều phương diện, nhưng điểm chung của tư sản Việt Nam ở cả ba kì là kinh doanh nhiều về thương nghiệp. Hoạt động của tư sản Việt Nam trong lĩnh vực thương nghiệp ở cả ba kì đều sôi nổi hơn các lĩnh vực khác. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, xuất phát từ chính sách thống trị của thực dân Pháp. Trọng tâm của Pháp là xuất khẩu tư bản để kinh doanh ở thuộc địa, mà chủ yếu là kinh doanh về thương mại nên sự phát triển kinh tế ở Việt Nam không giống với sự phát triển kinh tế ở một số nước thuộc địa khác. Với chính sách lấy xuất khẩu tư bản để kinh doanh về thương mại là chủ yếu, tư bản Pháp không cần dựa vào một lực lượng xã hội nào mới hơn.Do đó, kinh doanh trên lĩnh vực thương nghiệp tỏ ra “dễ thở nhất” đối với tư sản Việt Nam, ít chịu sự chèn ép của tư sản Pháp. Thứ đến, ở Việt Nam có nhiều lúa gạo, cao su, các lâm thổ sản, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng. Do đó, ngay từ sớm ở đây đã có sự mua bán, trao đổi sản vật của vùng đối với các thương nhân trong và ngoài nước. Đến thời thuộc Pháp, khi các cảng biển được khai thông và xây dựng bài bản, hoạt đông buôn bán nhộn nhịp hơn và hình thành trung tâm buôn bán lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)