Xu hướng “địa chủ hóa tư sản” diễn ra mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam thời kỳ 1930

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 72 - 75)

SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TƯ SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ 1930

3.1.4. Xu hướng “địa chủ hóa tư sản” diễn ra mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam thời kỳ 1930

sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945

Ở một nước thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam, sự ra đời của giai cấp tư sản luôn gắn liền với nền kinh tế phong kiến, tức là nhiều tư sản Việt Nam có rất nhiều người xuất thân từ địa chủ bước vào kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghiệp, nông nghiệp đến tài chính ngân hàng, tức là tồn tại xu hướng “tư sản hóa địa chủ”. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, còn xuất hiện hiện tượng “địa chủ hóa tư sản”, nhất là trong thời kỳ 1930 - 1945. Tức là nhiều tư sản vốn xuất phát từ nhiều thành phần xã hội khác nhau, tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh nhưng rồi do nhiều nguyên nhân khác nhau bỏ tiền mua, phát canh ruộng đất cho tá điền để thu tô thuế.

Thực ra, xu hướng “địa chủ hóa tư sản” không phải đến thời kỳ 1930 - 1945 mới diễn ra, mà nó đã có từ trước đó. Cụ thể là sau Chiến tranh thế giới

thứ nhất, xu hướng bắt đầu diễn ra. Một số tư sản như Nguyễn Khắc Trương, chủ Công ty ươm tơ Đồng Lợi ở Thái Bình sử dụng trên 100 công nhân, đồng thời bỏ tiền mua 200 mẫu ruộng cho phát canh thu tô xung quanh xưởng Đồng Lợi. Nguyễn Hữu Cự, Nguyễn Hữu Tiệp là hai nhà thầu khoán lớn nhưng đồng thời cũng là chủ đất ở Vĩnh Yên. Tuy nhiên, hiện tượng “địa chủ hóa tư sản” diễn ra mạnh và trở thành hiện tượng phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam ở thời kỳ 1930 - 1945.

Minh chứng cho nhận định trên là tính phổ quát của hiện tượng “địa chủ hoá tư sản” diễn ra khắp ba kì. Ở Nam Kì, bên cạnh những tư sản nổi tiếng có chân trong Công ty hỗn hợp Pháp - Nam như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Duy Hinh, Trần Văn Kem sở hữu nhiều ruộng đất, còn có một số tư sản có tiếng khác đã tranh thủ tậu cho mình hàng trăm, thậm chí hàng nghìn héc ta ruộng đất như Trương Văn Bền (5.967ha), Trần Văn Kỷ (4.500ha), Trương Tấn Vĩ (419ha), Lê Phát Vĩnh (922ha)... [63, tr.184]. Ở Bắc Kì, số tư sản bổ sung thêm tài sản là ruộng đất qua mua lại ngày càng đông. Điển hình như Đỗ Đình Thuật một nghiệp chủ có tên trong danh sách giới thượng lưu Bắc Kì mua của Công ty khai thác nông nghiệp Bắc Kì số diện tích đất là 1.678ha ở Vĩnh Yên; Nguyễn Bá Chính, chủ doanh nghiệp gốm Thanh Trì, sở hữu 151ha đất ở Kiến An; vợ chồng Nguyễn Hữu Tiệp - một doanh thương lớn cùng Nguyễn Thị Cáp mua đồn điền 1.772ha của Malabard và Malyvemay ở Bắc Giang, nâng số diện tích đất thuộc sở hữu của gia đình Nguyễn Hữu Tiệp lên tới 4.094ha; hay như trường hợp Nguyễn Kim Lân (Hà Nội), năm 1930 có 6.838.14ha do mua lại của một số điền chủ người Pháp ở Thái Nguyên, Hưng Hóa, Hải Dương và Bắc Giang, đến năm 1936, nhà tư sản này còn mua thêm 273ha ruộng đất ở các làng Đạo Dương, Đàm Thủy và Yên Sinh, tỉnh Hải Dương... [64, tr.185].

Để có thể mua được nhiều ruộng đất, một số tư sản Việt Nam tham gia vào những cơ quan chính quyền của thực dân tổ chức ra như viện dân biểu, hội đồng thành phố... rồi dùng địa vị đó để xin trưng khẩn đất đai hoặc có khi tước đoạt ruộng đất của nông dân bằng cách mua rẻ để thành lập ra các đồn điền

rộng lớn. Theo báo Phụ nữ tân văn phản ánh: “Nghị trường ở xứ ta, thứ nhất là nhân dân đại biểu viện ngoài Bắc Kì là hay có cái tệ mua danh cầu lợi đó hơn cả.. .Sở dĩ người ta cố làm cho kì được như vậy là có cái gì đâu. Chỉ cốt như vầy: sau khi trúng cử rồi lấy cái danh nghĩa đó mà xin phẩm hàm, xin đất, xin cát mà thôi” [41]. Trương Văn Bền tham gia Hội đồng quản hạt ở Nam Kì, dần dần đã tập trung trong tay tới 17.000 mẫu tây đất đai vừa trồng cao su, vừa trồng cây lúa, trong đó, số ruộng đất phát canh cho tá điền không phải là ít. Năm 1943, Nghiêm Xuân Yêm trong bài “Bàn về vấn đề canh nông ở Bắc Kì”

cũng đã nêu rõ nhiều nhà buôn ở thành thị đã mua ruộng đất ở nông thôn phát canh cho tá điền rồi mỗi năm về ấp một vài lần để thu địa tô [82].

Sở dĩ xu hướng “địa chủ hóa tư sản” diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ 1930- 1945 là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, từ sự so sánh có thể thấy bóc lột theo lối địa tô là bóc lột nhàn rỗi và cũng thu được nhiều lợi nhuận nhất. Nhờ địa tô nặng và sự tập trung ruộng đất vào trong tay nên tư sản có số vốn khá ổn định và duy trì quá trình sản xuất kinh doanh trong những lúc khó khăn. Một số tư sản Việt Nam bỏ vốn vào các công ty công, thương nghiệp, nhưng đồng thời vẫn bỏ vốn vào ruộng đất rồi phát canh thu tô, ngồi hưởng không những sản phẩm do tá điền nộp cho. Nhiều tư sản Việt Nam đã cân nhắc hai mối lợi đầu tư vào ruộng đất bóc lột theo lối địa tô và đầu tư vào công, thương nghiệp, họ đã thấy lối mua ruộng đất rồi phát canh cho tá điền nhiều khi còn thu được nhiều lời hơn. Trong khi đó, dưới chính sách thống trị của chính quyền thực dân và phong kiến, người nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa mau chóng, họ phải bán ruộng đất với giá rẻ để nộp sưu thuế, tô tức, tạo điều kiện thuận lợi cho tư sản Việt Nam mua rẻ ruộng đất với số vốn bỏ ra rất ít.

Cùng với đó, chế độ địa tô được thực dân Pháp duy trì vững chắc. Thực dân Pháp duy trì quan hệ sản xuất phong kiến ở Việt Nam và thông qua giai cấp địa chủ để thống trị nông thôn Việt Nam. Trong khi Pháp chủ trương duy trì chế độ phong kiến, họ chủ trương kìm hãm sự phát triển công, thương nghiệp Việt Nam. Nghĩa là tư sản Việt Nam đầu tư vào ruộng đất để thu địa tô sẽ không

bị va chạm với quyền lợi của tư bản Pháp, còn đầu tư vào công, thương nghiệp sẽ bị tư bản Pháp chèn ép. Vì vậy, tư sản Việt Nam muốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình không còn cách nào khác ngoài mua ruộng đất để phát canh thu tô, thu được nhiều lời và làm giàu bền vững. Đặc biệt là thời kỳ 1930 - 1945, hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam chịu sự tác động của nhiều nhân tố bất lợi, đầy tính bấp bênh, luôn trong tình trạng không ổn định và đứng trên bờ vực phá sản. Để vượt qua những khó khăn đó, đảm bảo cho nguồn sống của mình, nhiều tư sản Việt Nam vừa tham gia kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, vừa tậu cho mình mảnh ruộng để phòng thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)