Từ năm 1930 đến năm 1945, tư sản Việt Nam có bước chuyển biến quang trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, họ đã tham gia vào hầu hết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 92 - 93)

quang trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, họ đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, có mặt ở một số ngành công nghiệp, lập ra nhiều công ty, xí nghiệp khá lớn. Xét trên mọi phương diện, vị thế kinh tế của tư sản Việt Nam thua xa tư sản Pháp và tư sản nước ngoài, trong quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh của mình, họ luôn bị chi phối bởi chính sách kinh tế của Pháp, Nhật. Cho nên, hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam đầy tính bấp bênh, luôn trong tình trạng không ổn định và đứng trên bờ vực phá sản. Để vượt qua những khó khăn đó, đảm bảo cho nguồn sống của mình, nhiều tư sản Việt Nam vừa tham gia kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, vừa tìm cách tậu cho mình mảnh ruộng để phòng thân và cũng từ đó mà xu hướng “địa chủ hoá tư sản” diễn ra mạnh mẽ nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh thời kỳ 1930 - 1945. Mặc dù là một lực lượng nhỏ bé nhưng tư sản Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển thành phần kinh tế tư bản dân tộc, đẩy lùi kinh tế phong kiến ra phía sau, đưa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào các ngành kinh tế và hội nhập với kinh tế thế giới. Cũng từ đó, tư sản Việt Nam đã xây dựng một nền văn hoá kinh doanh mới – văn hoá kinh doanh có tính chất hiện đại. Đó là sự kết hợp quy tắc làm giàu chính đáng với thực hiện pháp luật, tiếp cận nghệ thuật kinh doanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết hợp giá trị văn hoá dân tộc với tư tưởng phương Tây tiến bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 92 - 93)