Lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 44 - 47)

2 Hà Văn Mao có mỏ tại các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Phú Thọ Nguyễn Văn Nhân (còn gọi là Ký Sao) nổi tiếng trong giới mỏ, quê làng Thịnh Liệt, Hà Đông, có mỏ ở Hà Đông và Quảng Yên.

2.1.3. Lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông nghiệp luôn là đối tượng quan tâm hàng đầu của Nhà nước. Dưới thời phong kiến độc lập hay thời thuộc địa đều như vậy. Trong lịch sử khai thác thuộc địa, đất đai luôn là mục đích hàng đầu của chủ nghĩa thực dân. Bởi “theo sau những tên lính xâm lược là những nhà thực dân nông nghiệp” và “tiếp nối giai đoạn chinh phục bằng quân sự là giai đoạn khai thác đất” [100, tr.10]. Nhưng phải đến khi thực dân Pháp chiếm được toàn bộ Việt Nam, vấn đề khai thác nông nghiệp mới được hoạch định rõ ràng. Như lời Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp phát biểu: “Khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đã chiếm được, thiết lập ở đó những đồn điền, phát triển sức sản xuất của thuộc địa và bằng chính con đường đó phát triển mối quan hệ thương mại với chính quốc” [60, tr.134].

vực nông nghiệp bị giảm sút, nhưng lĩnh vực này vẫn được thực dân Pháp chú trọng đầu tư, vì đây là lĩnh vực đem lại nhiều lợi nhuận. Do đó, thực dân Pháp có những chính sách để hạn chế sự tác động của cuộc khủng hoảng đến lĩnh vực nông nghiệp, nới rộng quyền sở hữu ruộng đất cho giới chủ người Việt, cho phép tiếp cận nguồn vốn đầu tư kinh doanh trong nông nghiệp. Chính vì thế, xu hướng tậu đất và kinh doanh trong nông nghiệp của tư sản Việt Nam có phần tăng lên rõ nét. Một bộ phận khá lớn tư sản Việt Nam khi kinh doanh thành đạt trong các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp lại mở rộng sang hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp.

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp phổ biến nhất vẫn là tư sản Việt Nam ở khu vực Nam Kì, thứ đến là Bắc Kì. Điển hình nhất là những trường hợp như Trương Văn Bền, Trần Trinh Trạch, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Duy Hinh, Đỗ Đình Thiện, Hoàng Trọng Phu...

Ở Nam Kì, điển hình nhất vẫn là nhà tư sản Trương Văn Bền. Cùng với việc lập hãng ép dầu và sản xuất xà bông, ông tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh trong nông nghiệp vốn là điểm xuất phát khi bước vào con đường kinh doanh của ông. Đến năm 1931, Công ty canh nông Đồng Tháp Mười (Société Rizicolte du Tháp Mười) do Trương Văn Bền làm tổng giám đốc sở hữu diện tích đất lên tới 18.000ha và thu nhận 3.000 tá điền lao động trên đó. Cái hay của Trương Văn Bền là những sản phẩm thu được từ sản xuất nông nghiệp từ đồn điền của ông chủ yếu để phục vụ cho các hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất mà ông đang sở hữu như xưởng chế biến dầu, xưởng xay xát... [52].

Trường hợp khác ở Nam Kì là nhà tư sản Trần Trinh Trạch, ngoài việc kinh doanh như cầm đồ, độc quyền phân phối rượu, cho vay tín dụng..., gia đình Trần Trinh Trạch còn biết đến như một điền chủ lớn bậc nhất Nam Kì thời Pháp thuộc. Ông giàu lên nhanh chóng khi trúng thầu giành quyền cung cấp muối cho cả Nam Kì. Khi có tiền, ông bắt đầu chuyển sang kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, và bằng nhiều cách khác nhau thâu tóm thêm đất đai trong vùng. Vào những năm 1930 -1940, Trần Trinh Trạch đã sở hữu tổng cộng gần

200.000 ha ruộng trồng lúa, làm muối ở Bạc Liêu và vùng lân cận. Riêng ở tỉnh Bạc Liêu có 13 lô ruộng muối thì Trần Trinh Trạch sở hữu 11 lô [25].

Ở Bắc Kì điển hình nhất là trường hợp nhà tư sản Đỗ Đình Thiện. Ngoài việc mở hiệu buôn bán tơ lụa, Đồ Đình Thiện còn tậu đất, lập đồn điền. Đến năm 1943, Đỗ Đình Thiện mua thêm đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình) rộng 7.331 ha, vốn được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX bởi một điền chủ người Pháp với giá 1 triệu đồng (tương đương 2.000 lượng vàng), với chiều dài khoảng 13 km, chiều rộng khoảng 9 km, trong đó tới 2.000 mẫu ruộng trồng lúa, 4.000 trâu, bò, cừu, dê, 400.000 gốc cà phê, 200.000 gốc xoan [80].

Tư sản Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu theo phương thức lập đồn điền. Khảo sát cho thấy, các đồn điền của tư sản người Việt phân bố khắp ba kì, nhưng chủ yếu ở Nam Kì, thứ đến là Trung Kì. Tính đến năm 1937, Việt Nam có 920 đồn điền, ở Nam Kì có 902 đồn điền, Trung Kì có 17, Bắc Kì có 1. Trong tổng số 1005 đồn điền trong toàn Đông Dương, tư sản Việt Nam chiếm khoảng 60 % diện tích [4, tr.16]. Trong các đồn điền, ngoài trồn lúa như trước đây, thì việc trồng các loại cây công nghiệp như mía, thuốc lá, thầu dầu, trầu, được mở rộng theo nhu cầu không ngừng tăng lên của thị trường. Đặc biệt sản xuất cà phê, cao su phát triển đều đặn. Năm 1939, sản lượng cà phê đạt 3.500 tấn, trong đó có 3.000 tấn được tiêu thụ trong nội địa Sản lượng cao su tăng từ 20.435 tấn năm 1934 lên 60.000 tấn năm 1938 [92, tr.29]. Trong các đồn điền, vấn đề áp dụng khoa học, cải tiến kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp để tăng năng suất được chú trọng. Việc lập các trại thí nghiệm các giống lúa đã được tuyển chọn để thay thế dần các giống lúa cũ đã thoái hoá, năng suất và phẩm chất kém. Ngoài sản xuất và nuôi trồng, thời kỳ này còn có kinh doanh dịch vụ nông nghiệp như cung cấp cây con, phân bón... Điểm mới trong kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp thời kỳ 1930 - 1945 là một số tư sản Việt Nam liên kết với nhau để thành lập công ty kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, tiêu biểu như Công ty nông nghiệp Đông Dương trong đó có Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Duy Hinh, Trần Văn Hữu góp cổ phần, vốn

năm 1930 là 600.000 đồng; Công ty nông nghiệp Pháp - Việt và Công ty nông nghiệp Long Chiêu trong đó có Nguyễn Duy Hinh góp vốn; Công ty đồn điền cao su Xuân Hiệp Thôn thành lập năm 1931, vốn 40.000 đồng trong đó có Cao Văn Đạt chung cổ phần…[8, tr.129]. Bên cạnh đó, một số tư sản Việt Nam cũng liên kết với tư sản Pháp kinh doanh trong nông nghiệp, như trường hợp Nguyễn Thanh Liêm góp vốn vào lập Hội nông nghiệp miền Nam Trung Kì chuyên trồng ngô, thuốc lá, sắn, lúa, mía, dừa, cá phê, bông, lạc… Công ty này thành lập năm 1938, có số vốn 10.000 đồng, Ban quản trị có đại diện 7 công ty của Pháp và Nguyễn Thanh Liêm [8, tr.128].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 44 - 47)