Ngô Thì Nhậm với tư cách là một tác gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 26 - 28)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Ngô Thì Nhậm với tư cách là một tác gia

Như trên đã dẫn, Ngô Thì Nhậm vốn sinh ra trong dòng dõi khoa bảng, có truyền thống văn chương. Hơn nữa việc khẳng định tư cách của một nhà nho chỉ có thể biểu hiện trên con đường hoạn lộ và sáng tác văn chương. Đúng với tinh thần “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, nhà nho phải biết dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu trên nhiều mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao…Từ khi sinh ra, lớn lên và ra làm quan cho nhiều vương triều, Ngô Thì Nhậm thấu rõ những lẽ thịnh – suy, hưng – phế, nếm trải đủ vinh nhục giữa chốn quan trường, đặc biệt mang trong mình nỗi niềm đau đáu trước nhân tình thế thái. Đó là hiện thực được phản ánh sâu sắc qua những tác phẩm văn chương để đời trong suốt cuộc đời văn nghiệp của ông.

Con đường hoạn lộ và văn chương đã hình thành nên một tài năng uyên bác, đa nhân cách ở Ngô Thì Nhậm. Có thể xem ông là danh nhân văn hóa của dân tộc, là đại biểu sáng giá của đất Việt nửa cuối thế kỷ XVIII trên nhiều

lĩnh vực: văn hóa, triết học, giáo dục, quân sự, chính trị, ngoại giao,... Tài học của ông được Trịnh Sâm và tầng lớp trí thức bấy giờ khen là “không ở dưới người”. Phan Huy Ích cũng nhận định về ông: “Hy Doãn Công kiến văn rộng, nhận thức cao hơn hẳn các bạn bè khác…”. Đến cả vua Quang Trung cũng nghe tiếng ông mà ca ngợi: “Ngô Thì Nhậm là dòng văn học Bắc Hà…”. Trên lĩnh vực văn học, Ngô Thì Nhậm xứng đáng với tư cách một tác gia để lại một tên tuổi xứng danh trên văn đàn văn học Việt Nam trung đại.

Thuở nhỏ, Ngô Thì Nhậm đã được cụ nội Ngô Trân dạy dỗ.Lên mười bốn tuổi, ông đã đọc và thông hiểu các loại kinh sách. Mười sáu tuổi, khi cụ nội qua đời, ông đã soạn tác phẩm đầu tiên: Nhị thập thất sử toát yếu (hiện chưa tìm được). Năm hai mươi mốt tuổi, ông đã soạn cuốn Tứ gia thuyết phả

(1766). Khoảng thời gian này là tiền đề để Ngô Thì Nhậm thông hiểu tinh tường về văn học, mượn văn chương làm hành trang vững bước cho con đường quan trường sau này. Sau khi thi đỗ kỳ thi Hương, có thời gian ông cáo quan do mâu thuẫn với Hoàng Ngũ Phúc đã vu oan, cách chức cha ông. Và trong thời gian này, ông đã hoàn thành tác phẩm Hải Dương chí lược. Năm 1778, cả ông và thân phụ cùng được thăng chức, đây là lúc ông cũng soạn xong cuốn Công vụ thành thư (hiện chưa tìm thấy). Tuân mệnh chúa Trịnh, năm 1781, ông đã soạn xong cuốn Thánh triều giám thư và cũng hoàn thành xong tác phẩm Bút hải tùng đàm (được viết khoảng 1769 – 1782). Đến năm 1786, ông tiếp tục hoàn thành việc sáng tác hai tập thơ Xuân Thu quản kiến

Thủy Vân nhàn vịnh. Trong năm này, ông cũng kế nghiệp Ngô Thì Sĩ mà tu

chỉnh bộ Ngũ triều thực lục. Năm 1788, khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai,

kiệt tác Bang giao hảo thoại cũng sớm được ông hoàn thành khi đảm nhận

trọng trách ngoại giao với nhà Thanh. Khi Quang Trung qua đời, Ngô Thì Nhậm viết tiếp Ngọc đường xuân khiếu và hoàn thành cuốn Hoàng Hoa đồ phả trong lúc đi sứ. Đặc biệt, kể từ ngày hoàng đế Quang Trung mất, Ngô Thì

Nhậm dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu Thiền học và cho ra đời tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh (khoảng trước năm 1796). Cũng trong thời gian này, ông tiếp tục hoàn thành các tác phẩm như: Cúc hoa thi trận, Cẩm đường nhàn thoại, Thu cận dương ngôn, Hào mân ai lục, Hàn các anh

hoa, Liên hạ thi minh,...

Với việc cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ như vậy, có thể thấy Ngô Thì Nhậm là một người chuyên tâm, cần mẫn, hết lòng đam mê theo đuổi sự nghiệp học thuật cũng như sáng tác văn chương. Hơn nữa, sự phong phú và đa dạng trong các thể loại, khuynh hướng sáng tác, đặc biệt tư tưởng yêu nước, khát vọng nhập thế,... đã mang lại cho tác phẩm của ông những giá trị nhân văn sâu sắc.

Như vậy, tư cách nho gia, thiền gia và tác gia là một sự kết kinh sâu sắc xuyên thấm vào nhau làm nên bậc đại trí thức Ngô Thì Nhậm. Chính tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và niềm tự hào về gia tộc là nền tảng tinh thần quan trọng để Ngô Thì Nhậm sáng tác. Bên cạnh đó, hiện thực xã hội và tài năng hơn người của ông đã khiến Ngô Thì Nhậm không chỉ có bút lực dồi dào mà còn tạo nên những tác phẩm học thuật, tác phẩm văn chương có giá trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)