2.1 .Hệ thống chủ đề tư tưởng
2.1.1. Khát vọng nhập thế tích cực
Vì ra làm quan và hưởng bổng lộc dưới nhiều triều đại nên với Ngơ Thì Nhậm, sứ mệnh và trách nhiệm của một nhà nho mang trong mình cái tâm – tài – chí với giang sơn xã tắc luôn là gánh nặng thường trực trong con người tác giả. Ngơ Thì Nhậm từng giữ nhiều trọng trách và từng được vua Lê chúa Trịnh trọng dụng, thế nhưng khi “kiêu binh tam phủ” nổ ra, ơng tìm cách lánh nạn để tìm đến thiền phái Trúc Lâm di dưỡng tâm hồn như một sự thiết yếu. Đến khi Quang Trung lên ngôi, một vương triều mới ra đời, khác với thái độ và lập trường kiên định “từ bỏ áo mũ” của một số nho sĩ đương thời bằng một “tấc lịng ưu ái cũ”, Ngơ Thì Nhậm đã nhận thức đúng thời thế để quay lại con đường hành đạo với tư tưởng “trung quân, ái quốc”.
“Theo đạo đức Nho giáo, người quân tử, sau khi đã tu thân, có được
đạo đức; biết thi, thư, lễ nhạc thì phải có bổn phận hành động nhập thế bằng con đường công danh” [43; tr 96]. Nhà nho hành đạo Ngơ Thì Nhậm cũng có
hồi bão, chí hướng, cũng có khát vọng lập cơng danh nhưng ông không ôm ấp cái “nợ nam nhi” của những trang dũng tướng trả thù nhà đền nợ nước:
“Niệm thế thù khởi khả cộng đới, Thệ nghịch tặc nan dữ câu sinh” (Bình Ngơ đại cáo); cũng không mang tâm thế của trang nam nhi hào kiệt xông pha nơi
trận mạc: “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao” (Chinh phụ ngâmkhúc) mà đó là nỗi thương dân, ưu tư trước những bất
giao. Dù cuộc đời có lúc thăng trầm, biến thiên và con đường hoạn lộ có lúc hanh thơng, trắc trở nhưng trái tim của ông vẫn luôn đau đáu hướng đến vận mệnh của dân tộc. Tập sách Xuân Thu quản kiến được ông viết ra với tinh
thần ái quốc trung quân như một điều luôn tâm niệm: “Cố kỳ vi từ áo nghĩa
định chi vu nhất nhất giả, bất khả thiên dịch, bất dâm ư phú quý hữu soán nghịch giả hồ? Bất nhi ư bần tiện hữu nhương đoạt giả hồ? Bất khuất ư uy vũ hữu bỉ bội giả hồ?Thị chi vị bát loạn thế phản chi chính. Học giả cẩu năng giảng quán hồ, thị nhận thức hồ, thị cập kì xuất nhi ứng thế khả dĩ đoạn quốc, thị khả dĩ lập trị pháp bác nhi ước chi” (Về lời mầu nhiệm, nghĩa sâu xa của sách Xuân Thu đã chỉ định rõ ràng không thể thay đổi. Khơng mê đắm giàu sang thì làm gì có sự giết vua cướp nước. Biết an với phận nghèo thì làm gì có sự tranh giành cướp đoạt; khơng chịu luồn cúi trước quyền thế thì làm gì có sự phản bội thơ bỉ. Đó mới gọi là kéo đời suy loạn cho trở lại nghiêm chỉnh. Người học, nếu biết giảng cứu về lẽ ấy, nhận rõ về lẽ ấy, đến khi ra giúp đời, có thể cầm cân nẩy mực trong nước, có thể xây dựng pháp độ)[18; tr
73]. Xét một cách tổng quát, văn chương của ông thuộc loại “văn dĩ tải đạo”, phục vụ cho lí tưởng vì dân, vì nước.
Dưới triều Trịnh Sâm, mười ba năm sống và hoạt động, ông ln chứng tỏ mình là một con người thanh liêm, chính trực. Trong cái xã hội mà bộ máy lãnh đạo đất nước có đầu óc hẹp hịi, ln phân chia phe cánh, tranh quyền đoạt lợi, hưởng thụ dục lạc, ơng ln tìm cách xoay chuyển thời thế, tìm cách cho dân tình thốt khỏi đói khổ: “Những tờ khải, những bản điều trần khẩn thiết của ông gửi cho Trịnh Sâm chứa đầy tâm huyết của người trí thức yêu nước, thương dân, tha thiết yêu cầu chính quyền thống trị phải cải cách nhiều chính sách lớn để khoan nhẹ sức dân, chấn hưng kinh tế, văn hóa, giáo dục, binh bị…” [1; tr25]. Trong tập thơ Bút hải tùng đàm được làm
cá hóa rồng) đã tỏ rõ khát vọng gặp nhau giữa chúa hiền – tôi giỏi khi ông hanh thông trên con đường hoạn lộ:
Nguy nguy ngũ vị thừa thiên hậu, Hách hách tam khôi cập đệ công… Tương ứng tương cầu hàm diệu lý, Minh lương cảm hội nhất cơ đồng...
(Năm ngơi thiên hậu ngai cao tót, Ba vị tam khơi mặt rạng bừng… Cũng lẽ huyền vi cầu gặp ứng,
Chúa hiền, tôi giỏi, mối duyên chung…)
Giữa lúc triều chính rối ren, Ngơ Thì Nhậm tạm lánh nạn, cứ ngỡ ơng về với chốn “điền viên” thong dong, an nhàn thế nhưng con người ấy vẫn tích cực nhập thế, trăn trở về vận mệnh đất nước. Cái cốt lõi của thiên hạ thái bình là phải làm yên lòng dân, muốn lòng dân được yên, kẻ sĩ phải nhận thức được cái gốc của sự “diệt gian, trừ bạo”. Ngơ Thì Nhậm là người hiểu rõ về thế sự; quan khơng biết thanh liêm chính trực, khơng tn thủ cương thường đạo lí là mầm mống dẫn đến thiên hạ tắc loạn. Trong bài Mạ lưỡng khả tri huyện(Mắng tri huyện hai phải), Ngơ Thì Nhậm đả phá tên gian thần tham
lam, bất nhân, bất nghĩa: Nhĩ tể nhất huyện dân/ Đốn tụng trì lưỡng khả/ Triều định thụ nhĩ quan/ Chính lọc phi nhĩ ngã/ Hà sự tác muội tâm?/ Tam tứ dụng trớ trá/ Nhĩ vi tham dăng đầu/ Trãm nhân bài tường hạ/ Tuy nhĩ bất
thao đao/ Nhĩ thành sát nhân giả (Mày trị dân một huyện/ Xét xử cầm hai
phải/ Triều đình trao chức cho/ Bổng lộc nào bỏ đói/ Sao mày lại manh tâm/ Ln dùng mưu quỷ quái?/ Mày là con nhặng tham/ Dối người quen nấp lủi/ Tuy mày chẳng cầm đao/ Chính tay mày sát hại).
Nắm rõ những lí lẽ nhất quán và thông suốt của thời thế, Ngơ Thì Nhậmln thao thức canh cánh không yên, đêm ngày “dùi mài kinh sử”, thấm rõ đạo lí nho gia tất cả vì sự thái bình của giang sơn xã tắc:
Thân khả phong phì duy đạo vi, Tuế vô thủy hạn thị thư điền
Cổ lai khanh tướng hà thường chủng Nghiệp quảng công sung khán chẩm viên
(Ruộng sách quanh năm không hạn lụt Con người thấm đạo mới tinh khôn Xưa nay khanh tướng đâu dịng giống Nghiệp cả cơng cao ở gối trịn).
Cả một đời Ngơ Thì Nhậm ln tồn tâm tồn lực vì sự an nguy của dân tộc. Tập thơ Thu cận dương ngôn là một ví dụ minh chứng cho khát
vọng nhập thế khi ông sáng tác dưới triều Tây Sơn. Trong bài Tảo triều Trung Hòa điện tứ nhập nội thị độc chiến thủ tấu nghi cung ký, ông đã đem
khát vọng cao cả của một bậc đại cơng thần mà trình lên thánh thượng:
Thần mơ miếu tốn truyền thiên ngữ, Quốc kế biên trù diễn cáo chương. Thùy thị bình Hồi, Bùi Tấn quốc, Ưu cần cơ lược tán ngơ hồng.
(Phép hay giữ nước: truyền quân mệnh, Kể lớn ngoài biên: đọc cáo chương. Tấn quốc bình Hồi, ai đó tá,
Mẹo cao vì chúa, những lo lường.)
Cuộc đại phá quân Thanh vừa xong, triều Tây Sơn bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Hiểu rõ âm mưu thơn tính của một đế chế cường thịnh như Trung Hoa, để có thể dập tắt cuộc chiến có thể lại xảy ra, vua
Quang Trung bắt tay vào chính sách mềm dẻo ơn hịa. Nhận thấy được sứ mệnh của nhà chính trị ngoại giao tài ba, vua Quang Trung đã giao cho Ngơ Thì Nhậm đi sứ nhà Thanh. Không chỉ làm hết trách nhiệm của một bề tơi với vua, Ngơ Thì Ngậm cịn chứng tỏ ở lịng quả cảm dù công việc hết sức nguy hiểm. Bài thơ Ngơn hồi trong tập Hoàng hoa đồ phả viết khi ơng được phó thác đi sứ đã diễn tả rất chính xác cái nỗi lịng của một kẻ chính khách tha phương:
Bạn tống viên biền úy giản thư, Thiên ln thơi triệu cảm hồng cư. Chính sầu phi dịch vũ vơ chỉ,
Khước tiếu bôn tuyền câu bất như.
(Hộ tống, quan viên tuân mệnh lệnh, Chiếu vua triệu gấp dám chần chờ. Buồn rơi trạm dịch mưa không ngớt, Cười nước khe dồn ngựa khó so.)
Như vậy, từ khi ra làm quan dưới triều Lê – Trịnh cho đến cuối đời dưới thời Tây Sơn, Ngơ Thì Nhậm vẫn ln ơm ấp hồi bão, khát vọng “kinh bang tế thế”. Dù cho sống dưới thời đại nào, tâm niệm lớn nhất của ông vẫn là hướng về nhân dân, về đất nước. Nỗi đau thế sự và khát vọng nhập thế không phải nhà nho nào cũng dễ dung hịa khi hồn cảnh lịch sử gặp nhiều biến thiên, loạn lạc. Chính mục đích cao cả của tấm lịng “ưu quốc ái dân” đã tạo nên một xu trào “vào Nho ra Phật” của trí thức đương thời như Ngơ Thì Nhậm.