Vẹn tròn hiếu nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 52 - 56)

2.1 .Hệ thống chủ đề tư tưởng

2.1.4. Vẹn tròn hiếu nghĩa

Nhà nho hành đạo không tách li khỏi lập trường Nho giáo chính thống, các giềng mối “tam cương ngũ thường” là cơ sở xác lập tư tưởng “tu thân” của họ. Ngơ Thì Nhậm khơng chỉ làm trọn đạo vua – tôi, cốt cách nho gia của ơng cịn được thể hiện trong lối sống phải đạo đối với những người thân.

Suốt một đời, Ngơ Thì Nhậm lnlàm trịn chữ hiếuvới người cha đáng kính của mình.Tập thơ Bút hải tùng đàm được sáng tác trong thời kỳ hai cha

con ông làm quan dưới thời Lê – Trịnh, Ngơ Thì Nhậm làm Đốc đồng trấn Kinh Bắc kiêm Đốc đồng Thái Ngun, Ngơ Thì Sĩ làm Trấn thủ Lạng Sơn. Bài thơ Hạ tốn thiều phó hung trấn (Mừng cha đi trấn thủ Lạng Sơn) đã ghi

lại khoảnh khắc tuyệt đẹp của người con làm tròn đạo hiếu tiễn người cha của mình đến trấn thủ Lạng Sơn để nhậm chức:

Vũ ban nguyện hiến Nam Sơn thọ, Trú cẩm đường tiền khách thái mi.

(Áo ban múa khúc Nam Sơn thọ,

Lễ chúc mừng dâng trước Cẩm đường.)

Người con hiếu thảo đáng kính ấy khơng bao giờ quên đi công ơn dưỡng dục sinh thành, đến lúc thân phụ mất, ơng vẫn một lịng hết mực tiếc thương:

Chỉ hứa đức dung kham thạch động, Bất tương đạo cốt bạn trần hiêu.

(Chỉ khắc chân dung vào thạch động, Khơng cho đạo cốt bám trần ai.)

(Kính viếng tiên thân)

Ngay từ sau ngày họ Trịnh bị lật đổ, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc và tiêu diệt giặc Thanh, Ngơ Thì Đạo – người chú ruột của Ngơ Thì Nhậm từng giữ chức Hiến sát sứ Kinh Bắc đã được vua Quang Trung mời ra làm quan nhưng ông đã từ chối. Con người liêm khiết của Ngơ Thì Đạo cũng là một tấm gương mẫu mực để Ngơ Thì Nhậm noi theo. Trước những lời dạy bảo ân cần về thế sự của Ngơ Thì Đạo, Ngơ Thì Nhậm ln một mực khắc ghi. Trong Phục thân thúc thư (Thư trả lời chú ruột), Ngơ Thì Nhậm tỏ rõ cái đạo của một con người ln coi trọng thâm tình máu mủ, không bao giờ từ bỏ người thân dẫu cho đại nghiệp bất thành, đó cũng chính là chí hướng của bậc trượng phu mưu toan nghiệp lớn: “Người đi trốn cịn có gì là q, nhàn với người thân mới là quý, đó là bài học ngày nay của cháu. Yêu người thân, kính kẻ trưởng, tĩnh tâm đọc sách, ở trong cái kiệm ước, làm sáng tỏ điều

thiện là việc làm ngày nay của các em. Gia đình lấy đấy khuyến khích nhau, thì là cái phúc ở trong đó” [2; tr 220]

Trong thời kỳ lánh nạn, Ngơ Thì Nhậm đau xót cho người vợ tủi cực bơ vơ của mình. Chọn cho mình một cuộc sống nhàn rỗi thì liệu rằng có được một con người tích cực nhập thế, gách vác được sứ mệnh lịch sử mà thời đại đã giao phó? Ngẫm thay sự đời có được “cơng trạng hiển vinh”, ông càng áy náy và trách cứ bản thân không thể gánh nổi trọng trách của một trụ cột gia đình.Tình cảm phu – thê thật mặn nồng thắm thiết đã được ơng thổ lộ một cách chân tình. Trong bài Hồi nội, cũng là bài thơ khóc vợ nổi tiếng,

Ngơ Thì Nhậm đã bày tỏ nỗi niềm của đạo nghĩa vợ– chồng:

Hồi bất đương sơ hạp dữ canh, Toại nhân phú quý, lụy khê khanh. Lý nguy sỉ ngã niên tiền ngộ, Huề ấu lân quân thử nhật hành.

(Hồi chẳng chồng cày vợ xách cơm, Giàu sang chi để lụy nàng ôm. Thẹn xưa lầm bước ta vương nạn, Thương buổi lên đường mẹ ẵm con.)

Sau ngày họ Trịnh bị lật đổ, gia đình li tán, Ngơ Thì Chí – em trai của Ngơ Thì Nhậm từng có ý định chạy theo vua Lê Chiêu Thống nhưng rồi lâm bệnh và mất tại Bắc Giang (1788). Thương xót người em côi cút, nhớ lại năm xưa anh em đàm đạo ngâm vịnh khi “đi dạo nắng ở ngôi chùa bên sông”, Ngơ Thì Nhậm cảm tác nên những vần thơ hồi niệm:

Khang ninh nhất lộ báo công tri, Bộ bộ thanh phong mãn thúy vi. Kiến nguyệt tại thiên vân tại hải, Hữu hồi tín túc cộng nga thi.

(Anh đi đường vẫn khang ninh, Bước chân, gió mát non xanh bên người.

Mải trông mây biển trăng trời,

Nhớ khi chung sống, cùng lời thơ ngâm.)

(Ký đệ học tốn thị)

Khơng chỉ vẹn trịn đạo nghĩa trong mối quan hệ với gia đình, Ngơ Thì Nhậm cịn chứng tỏ cái nghĩa cao cả đối với những người bạn vong niên của mình. Ngơ Thì Nhậm và những bằng hữu của ông từng là những sĩ tử một thời hăm hở bước chân đến chốn trường thi. Họ đem tài năng, đức độ của mình ra để xây dựng giang sơn xã tắc. Họ quý nhau bởi cái tài “kinh luân”, tình nghĩa thâm giao khơng làm họ sờn lịng đổi chí khi gặp phải biến binh loạn lạc. Từ lúc làm quan cho đến lúc lánh nạn, Ngơ Thì Nhậm vẫn một mực trước sau coi trọng cái nghĩa tình bằng hữu ấy.

Dương Nguyễn Huống và Ngơ Thì Nhậm vốn là đơi bạn tri kỉ, Nhậm rất mến tài năng và đức độ của người họ Dương, họ hiểu nhau: “đến những bạn nắm tay nhau từ thuở trái đào cũng không bằng. Ta giao du trong thiên hạ rất nhiều, ngẫm cho kỹ, anh Dương thật là người quân tử vàng ngọc” [1;

tr 141]. Khi người bạn vong niên ấy đã ra đi vĩnh viễn, để lại con là Dương Nguyễn Hồng vốn mồ côi cha từ lúc lên ba. Khơng phụ lịng mong mỏi và tin tưởng của người bạn q cố, Ngơ Thì Nhậm đã nhận nuôi và cưu mang cậu bé Hồng, mong cậu luôn chăm chỉ học hành để nối nghiệp người cha đáng kính. Ngẫm lại tình bạn trước sau như một, ơng thay mặt người cha đáng kính của Hồng viết cho Hồng những lời dặn dò đầy ân cần, chu đáo:

Mộng trung tương phỏng thập niên tiền, Kim kiến quân nhi lệ huyễn nhiên, Hữu hậu định tri hiền giả thọ, Tưởng quân tử nhật tức sinh niên.

(Gặp anh trong mộng mười năm trước, Thấy cháu hơm nay lệ ứa quanh.

Có hậu hẳn là hiền lại thọ,

Tưởng anh lúc chết ấy năm sinh.)

(Thư tứ Dương khế tử Hồng)

Cách sống phải đạo với những người thân nhận thức từ những mối quan hệ riêng – chung, tin tưởng vào những lời giáo huấn của thánh hiền khiến Ngơ Thì Nhậm ln nghĩ đến an nguy của người thân cũng chính là an nguy của mình. Trước cảnh gia thất gặp nhiều tai ách, ơng khơng tìm cách trốn tránh mà một lịng ln hướng về sự sống cịn của người thân ruột thịt. Có thể thấy, ngồi tấm lịng “trung quân, ái quốc”, nhà nho hành đạo Ngô Thì Nhậm cịn thấu rõ con đường tu thân cho đến tề gia như một sự thông suốt và nhất quán để đem lại cuộc sống thiên hạ thái bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 52 - 56)