Không gian cao sơn, lưu thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 60 - 63)

2.1 .Hệ thống chủ đề tư tưởng

2.2.1 .Khơng gian triều chính, trận mạc

2.2.2. Không gian cao sơn, lưu thủy

Nhà nho hành đạo dùng văn chương để nói chí tỏ lịng cho nên khát vọng lập công danh của họ luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ lớn lao. Đối với thơ ca cổ phương Đông, không gian cao sơn, lưu thủy là không gian bao la, khống đạt khơng chỉ thể hiện hồi bão, chí khí của các bậc trượng phu, quân tử mà còn mang theo cái anh linh của dân tộc, in hình hài của quê

hương, xứ sở. Không gian nghệ thuật tương xứng với “thi trung hữu họa” quả khơng sai, và điều đó lại càng đúng với thơ ca cổ điển, nhất là thơ viết theo lối “đăng cao viễn vọng”. Với tư cách là một nhà nho hành đạo, hơn nữa trong thời buổi suy tàn, lại ra làm quan cho một triều đại mới, tâm sự u ẩn ấy không biết giãi bày cùng ai cho nên Ngơ Thì Nhậm cịn mượn khơng gian núi cao,

sơng sâu để nghiền ngẫm về cái tâm, cái chí của mình.

Từ ngày lánh nạn cho đến lúc theo Bắc bình vương Nguyễn Huệ, Ngơ Thì Nhậm tìm đến chốn sơn lâm để sống một cuộc đời cao khiết. Tập thơ

Thủy vân nhàn vịnh và Ngọc đường xuân khiếu đã tái hiện những bức tranh

sơn thanh, thủy tú với nỗi niềm ưu tư của một con người đang ôm ấp mộng công danh. Hàng loạt địa danh về các ngọn núi như Hỗ Sơn, Thần Phù, Bàn A, Hoành Sơn,… cho đến những ngọn núi vô danh trên đường vào Nghệ An,

những đường núi hiểm hốc đi qua Đèo Ngang… một mặt không chỉ tái hiện không gian núi đèo trùng điệp của chốn rừng thiêng, nước độc mặt khác còn đưa người đọc hướng đến cái chí khí “cao sơn, đại hải” của người quân tử gặp phải buổi loạn li. Núi cao, những vùng đất địa linh khơng chỉ là nơi xuất tích, bao bọc, mà quan trọng hơn là nơi ghi dấu khí phách, chiến công của bao anh hùng, người tài giỏi. Trong bài Nghệ An đạo trung,lần đầu Nam tiến, khi lên đường vào Phú Xuân với Nguyễn Huệ, tác giả đã bộc lộ niềm tự hào trước vẻ đẹp hùng vĩ của núi non trùng điệp của đất nước, đồng thời tưởng nhớ đến những bậc anh hùng hào kiệt nghìn đời gây dựng nên giang sơn Đại Việt kiêu hùng nơi đây:

Sa đê vạn lý triều tòng hải,

Thạch bải thiên trùng quải Hán sơn. Địa hữu công hầu sa thủy tú,

Thiên sinh hào kiệt đẩu tinh hoàn.

Đá dựng ngàn trùng vút bên Ngân. Đất có cơng hầu sơng núi đẹp, Trời sinh hào kiệt Đẩu, Thai gần.)

Chính vẻ đẹp của núi sơng đã hịa điệu với tâm hồn vui thú lâm tuyền, sơn xun ở Ngơ Thì Nhậm cho nên một trong những giấc mộng thường trực trong lịng tác giả đó là giấc mộng giang hồ. Ta từng bắt gặp giấc mộng ấy trong phú Trương Hán Siêu: Cửu Giang, Ngũ Hồ/ Tam Ngơ, Bách Việt/ Nhân

tích sở chí/ Mị bất kinh duyệt. Khác với Trương Hán Siêu du ngoạn qua nhiều

địa danh chỉ là cách khoa trương, mang tính ước lệ, với Ngơ Thì Nhậm, ơng có dịp đi sứ nhà Thanh, hành trình Hi Dỗn đi qua khơng chỉ thực tế thăm thú mà còn nghiền ngẫm về các chiến tích lịch sử oai hùng trong sử sách Trung Hoa. Đời Nam Tề, Trương Hàn có câu: “Nhân sinh q thích chí” (Người ta ở đời q nhất là được thỏa chí mình). Vì thế, khơng gian núi sơng trong thơ Hi Dỗn cịn tượng trưng cho tâm hồn ngao du, phóng khống, khát vọng sống với lí tưởng cao cả của các bậc anh hùng lưu danh thiên cổ. Đó cũng là phương thức để ơng có thể cân bằng trạng thái tâm lý, tiếp tục sống và cống hiến với hoài bão của con người nhập thế. Trong tập thơ Hoàng Hoa đồ phả viết lúc đi sứ, hình tượng núi sơng xuất hiện với tần số rất lớn. Qua khảo sát 99 bài thơ, hình tượng sơng xuất hiện trong 37 bài, hình tượng núi xuất hiện trong 47 bài, với nhiều tên gọi khác nhau. Có khi là cách gọi núi, sơng chung chung; có khi lại được gọi tên cụ thể, hay chỉ được gợi ra như triền núi, đường núi, bóng núi, hoa núi, nước non, dịng nước,… Khơng gian sông, núi trải dài theo hành trình đi sứ qua một số bài như Lạng Sơn đạo trung, Đăng sơn Mẫu

Tử, Ninh Minh giang ký kiến, Lệ giang nhàn vịnh, Bích Sơn lộ, Việt Tây Sơn đạo tịch phát, Tầm Giang ký kiến, Lạc Dung đạo trung, Tương giang chu thứ, Tiêu Tương tình phiếm, Ly giang thu phiếm, Ba Lăng đạo trung, Độ Hán giang, Hà Nam đạo trung, Độ Hồng Hà ca từ,… khơng chỉ cho thấy khát

vọng ngao du mà còn chất chứa trong đó những nỗi niềm u ẩn của tác giả. Trong bài Ninh Minh giang ký kiến, ông ghi lại:

Địa đạo ẩn cơ phi ngẫu nhĩ, Thiên công thâm ý khởi đồ tai. Bảo thư phận định nhàn khan thục, Hựu bả đồ kinh nhất triển khai.

(Mạch đất ẩn tàng do sẵn định, Ý trời xếp đặt há rằng chơi.

Sách thiên “định phận” làu làu thuộc, Lấy bản dư đồ mở lại coi.)

Như vậy, với nội dung biểu hiện phong phú, linh hoạt, không gian núi cao, sông sâu đã trở thành dấu ấn nghệ thuật đậm nét mang cả cảm quan và tâm sự ký thác của con người Ngơ Thì Nhậm. Việc tạo dựng hình tượng đường núi, sơng sâu hiểm trở không chỉ tượng trưng cho những gian nan thử thách trong cuộc đời Hi Dỗn, mặt khác cịn khắc họa tầm vóc vũ trụ của một tâm hồn phóng khống, mang hồi bão, ý chí vì vận mệnh quốc gia dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)