Kiểu tác giả nhà nho hành đạo trong tương quan với kiểu tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 33 - 39)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.1. Kiểu tác giả nhà nho hành đạo trong tương quan với kiểu tác giả

nhà nho ẩn dật và tài tử

1.3.3.1. Kiểu tác giả nhà nho hành đạo trong tương quan với kiểu tác giả nhà nho ẩn dật giả nhà nho ẩn dật

Cùng với sự ra đời của kiểu tác giả nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật cũng là kiểu tác giả nhà nho chính thống.Nhà nho ẩn dật vốn có nguồn gốc từ Trung Hoa, xuất hiện từ thời Đường Nghiêu mà một trong những tên tuổi được người đời ca tụng là Sào Phủ, Hứa Do. Thời nhà Thương có Bá Di, Thúc Tề. Đến Ngụy Tấn Nam Bắc triều được xem là thời kì xuất hiện nhiều ẩn sĩ mà nhân cách tiêu biểu nhất, có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất đến các nho sĩ ẩn dật của Việt Nam phải kể đến là Đào Uyên Minh.Khái niệm về nhà nho ẩn dật đã được nhiều nhà nghiên cứu lí giải như Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Lã Nhâm Thìn,… nhưng để đưa ra một cách định nghĩa xác đáng về kiểu tác giả nhà nho này, phải kể đến Lê Văn Tấn: “Tác giả nhà nho ẩn dật là những tác giả có thể chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo trong việc lựa chọn con đường hành đạo - nhập thế nhưng khi về ẩn dật, họ đã tiếp thu linh hoạt tư tưởng Lão - Trang và phần nào tư tưởng Phật giáo; họ có thể đi ở ẩn suốt đời hoặc chỉ đi ở ẩn trong khoảng thời gian nào đó và có sáng

tác văn chương thể hiện cuộc sống, tư tưởng ẩn dật.”[35; tr 41].

Như vậy, có thể khẳng định: hầu hết những nho sĩ ẩn dật đều là những người đã từng hành đạo. Trên con đường hoạn lộ và sự tiếp thu từ những luồng tưởng văn hóa, nhà nho ẩn dật khi hưu quan hoặc khi từ quan về ẩn dật, họ thường chịu ảnh hưởng tư tưởng Lão – Trang và tư tưởng Phật giáo. Có

những người từng làm quan, sau đó do bất đắc chíthì lại lui về ẩn dật nhưng khi có điều kiện họ lại tiếp tục trở lại quan trường, như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,…Một số khác lại bất đắc chí, họ cáo quan về sống ẩn dật cho đến cuối đời, như: Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Lê Hữu Trác, Nguyễn Khuyến… Hoặc những người hầu như không tham gia hoạn lộ (làm quan), sớm lui về ẩn dật và coi ẩn dật như một lẽ sống tự nhiên, như: Nguyễn Húc, Nguyễn Hãng, Nguyễn Huy Vinh…Trong cảm hứng sáng tác, nhà nho ẩn dật là những con người ung dung, tự tại, không màng danh lợi. Họ đề cao lý tưởng an bần lạc đạo, hòa nhập với thiên nhiên và cuộc sống thôn dã, đặc biệt là những thú vui nhàn dật: câu cá, làm vườn, dạo núi, ngắm trăng, uống rượu, ngâm thơ,… Với lý tưởng ấy, nhà nho ẩn dật thường tìm đến không gian núi rừng, am vắng hay làng quê với sự tĩnh lặng, yên bình, thanh khoáng,… Đó là không gian núi Phượng Hoàng trong thơ Chu Văn An, không gian núi rừng Côn Sơn trong thơ Trần Nguyên Đán và Nguyễn Trãi, không gian am Bạch Vân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, không gian Làng Và (Yên Đỗ) trong thơ Nguyễn Khuyến,…

Nhà nho hành đạo thi hành thực hiện những nguyên tắc của Nho giáo, họ sẵn sàng dấn thân, xây dựng một xã hội quốc thái dân an với mô hình Nghiêu Thuấn. Cho nên hình tượng con người hành đạo trong sáng tác mang nhiều hoài bão, tráng chí, khát khao cống hiến, xả thân vì đại nghĩa. Với nhà nho ẩn dật, tuy xuất phát điểm giống nhau đều mang tư tưởng Nho giáo chính thống nhưng họ bị hoàn cảnh xã hội tác động khiến họ thay đổi về nhận thức và hành động. Nguyên nhân thường thấy là do thất vọng bất mãn trước hiện thực, chán ghét cảnh đua chen chốn quan trường cho nên họ từ bỏ áo mũ, cáo quan về ở ẩn để giữ vững tiết tháo của mình. Chính vì thế mà trong sáng tác họ hay dùng lối nói phản ngữ cho mình là nghèo, hèn, ngu, dại để thể hiện niềm kiêu hãnh, cao ngạo khác đời.

1.3.3.2. Kiểu tác giả nhà nho hành đạo trong tương quan với kiểu tác giả nhà nho tài tử giả nhà nho tài tử

Trái với con người hành đạo và ẩn dật – những nhà nho chính thống, nhà nho phi chính thống xuất hiện muộn hơn, đó chính là những con người tài tử.Như đã nói ở trên, với sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử từ nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, con người tài tử đã bắt đầu xuất hiện và dần thay thế cho quân tử, trượng phu. Nhà nho tài tử có nguồn gốc từ Trung Hoa, vốn xuất hiện từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc với tám người của họ Cao Dương. Theo từ điển Từ nguyên giải thích: “Tài tử là tên gọi chỉ những người

giỏi ở tài hoa”(Ưu ư tài hoa giả chi xưng). Nhà nho tài tử là một trong những

mẫu hình nhà nho ưu tú không ít nhà nghiên cứu lưu tâm như Trương Tửu, Trần Đình Hượu. Qua sự tiếpthu và kế thừa từ công trình những người đi trước, Trần Ngọc Vương đã đưa ra khái niệm hoàn thiện về nhà nho tài tử:

“Là nhà nho, người tài tử không thể thiếu thứ tài năng cốt tử làm nên danh tiếng của họ, đó là tài năng văn chương phun châu nhả ngọc. Họ cũng thường am hiểu, thậm chí sành sỏi các loại hình nghệ thuật khác, đặc biệt là

nghệ thuật gây ấn tượng với người đẹp: cầm, kỳ, thi, họa”. [49; tr 97].

Phần lớn các tài tử cũng xuất thân từ “cửa Khổng sân Trình”, nhưng suy nghĩ của họ lại đi theo lối thị dân: đòi hưởng lạc, đòi hỏi hạnh phúc cá nhân, chống lại thói an bần lạc đạo,…Theo Đoàn Lê Giang: trái với tư tưởng của nhà nho chính thống đề cao tư tưởng của Tâm – Chí – Đạo – Nghĩa – Khí, người tài tử lại đề cao tư tưởng Tài – Tình – Tính – Du – Mỹ. Họ đề cao tài

tình – cái làm nên giá trị của một con người, chứ không phải đạo đức. Riêng về cái tài, không chỉ có tài trị nước, cầm quân, học vấn mà còn cần phải có tài văn chương và cầm, kỳ, thi, họa. Mơ ước với họ không chỉ là công danh, phú quý mà còn lập nên được những sự nghiệp phi thường: Chí làm trai

Thay con tạo xoay cơn khí số (Cao Bá Quát). Họ không trăn trở, băn khoăn nhiều về lẽ xuất xử, cũng không chủ trương tránh đời.“Trí quân trạch dân” đối với họ là để trổ tài, thử tài, thỏa mãn hoài bão cá nhân chứ không phải vì nghĩa vụ, sự trung thành vô điều kiện hay xem đó như mục đích của cuộc đời như nhà nho chính thống. Họ đề cao tài, sắc: Dở duyên với rượu khôn từ

chén/ Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời (Cầm kỳ thi tửu, bài 1 – Nguyễn Công

Trứ). Họ rất đa tình, nhất là dễ đồng cảm với những số phận bi kịch, đặc biệt là những ca nhi kỹ nữ hồng nhan bạc mệnh. Trước sự bế tắc của hoàn cảnh lịch sử, xã hội, các nhà nho tài tử còn hướng đến sự ngông cuồng phá phách, đề cao sự hành lạc, hưởng lạc.Những hình mẫu anh hùng thời loạn và những trang giai nhân tuyệt sắc luôn gắn với lý tưởng, khát vọng sống, nhu cầu giải phóng cá nhân của họ.

Nhìn chung, nếu nhà nho ẩn dật viện đến học thuyết Lão Trang hay Phật giáo mà tìm ý nghĩa cuộc đời ngoài cái Nho giáo chỉ cho họ, nhà nho tài tử tìm đến cầm, kì, thi, tửu như là một thú vui và để khẳng định cái tài, cái tình thì nhà nho hành đạo tìm lẽ sống cho mình trong lý tưởng xã hội cao đẹp mà Nho giáo chủ trương. Có thể thấy trong cảm hứng sáng tác, khác với nhà nho ẩn dật thiên về việc di dưỡng tinh thần, nhà nho tài tử chú trọng tài – tình thì nhà nho hành đạo là người dùng văn chương để nói chí, tải đạo. Họ luôn ngợi ca đất nước, vương triều, vua chúa, hiền tài… đặc biệt thể hiện rất rõ lý tưởng nhập thế với trách nhiệm của một nho sĩ, một đấng nam nhi với khát vọng “ưu quốc ái dân”, “tiên ưu hậu lạc”. Nếu người ẩn dật tìm đến không gian ruộng vườn, làng quê hay người tài tử chìm đắm giữa chốn phồn hoa đô thị thì người hành đạo vẫn là người có chủ tâm tìm đến không gian của những thắng địa đất nước với những dấu tích lịch sử oai hùng, đó là môi trường sống nơi cung đình, lầu gác hay không gian vũ trụ phi thường của núi cao, sông sâu,chiến trường, trận mạc,...

Lịch sử phong kiến Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm, gìn giữ độc lập dân tộc, cho nên vấn đề chính trị vẫn được xem là mục tiêu trọng đại của đất nước. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, nhà nho hành đạo đã tiếp thu đậm đặc và thực thi nhất quántư tưởng Nho giáo trong hệ thống chính quyền của nhà nước phong kiến. Nhà nho ẩn dật và tài tử mặc dù hình thành sau kiểu nhà nho hành đạo nhưng vẫn không thoát khỏi ý thức hệ Nho giáo chính thống. Điều đó cho thấy kiểu nhà nho hành đạo có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở hình thành nên nhà nho ẩn dật và tài tử sau này.

Tiểu kết chương 1

Với tình hình thực tế của lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XVđến thế kỉ XVIII, mặc dù có sự ảnh hưởng sâu sắc từ những luồng tư tưởng văn hóa bên ngoài như Phật giáo và Lão – Trang nhưng nhìn một cách tổng quát,tư tưởng Nho giáo vẫn được xem là tư tưởng chính thống trong bộ máy chính quyền của nhà nước quân chủ chuyên chế. Thế kỉ XVIII – thế kỉ của nhiều biến đổi kinh hoàng trong lịch sử dân tộc, sự xuất hiện của các kiểu nhà nho ẩn dật và tài tử như là một nhu cầu thiết yếu. Tưởng chừng hệ thống bộ máy chính quyền phong kiến đã hoàn toàn sụp đổ, nhưng với sự kế vị của vương triều Tây Sơn, đặc biệt là Quang Trung đã đem lại nhiều chính sách cải cách tiến bộ, hơn nữa ông còn có tấm lòng mến mộ hiền tài, cho nên nhiều nho sĩ vẫn không thoát xa khỏi hệ tư tưởng Nho giáo, vẫn tích cực nhập thế hành đạo. Nhà nho hành đạo tưởng như vắng bóng nhưng họ đã xuất hiện trở lại với khát vọng chấn hưng phục quốc mà tiêu biểu là Ngô Thì Nhậm.

Con người Ngô Thì Nhậm là con người nhận thức được thế thời. Theo lẽ thường trước những biến động của hoàn cảnh lịch sửxã hội, mặc dù có những nhà nho chọn cho mình những con đường khác nhau, nhưng Ngô Thì

Nhậm không phải là người xa rời lập trường Nho giáo chính thống mà thực sự ông là người tiếp thu một cách có chọn lọc, tinh tế dựa trên những khuôn mẫu Nho giáo có sẵn trước đó. Bậc tôi trung và tấm lòng ái quốclà cơ sở tạo nên hình tượng nhà nho hành đạomẫu mực, chân chínhtrong sáng tác của Ngô Thì Nhậm.

CHƯƠNG 2

BIỂU HIỆN KIỂU TÁC GIẢ NHÀ NHO HÀNH ĐẠO NGÔ THÌ NHẬM TRÊN PHƯƠNG DIỆN CHỦ ĐỀ - TƯ TƯỞNG, KHÔNG GIAN VÀ

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 2.1.Hệ thống chủ đề - tư tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)