Ứng xử linh hoạt với vấn đề chữ trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 47 - 52)

2.1 .Hệ thống chủ đề tư tưởng

2.1.3. Ứng xử linh hoạt với vấn đề chữ trung

Nho giáo là hệ tư tưởng làm cơ sở lý luận chính trị để trị quốc, an dân; lập ra những chuẩn mực, quy tắc ứng xử để giáo hóa quảng đại quần chúng. Quan niệm về chữ trung có vị trí quan trọng với hệ tư tưởng này.

Trong quan niệm Nho giáo, chữ trung được xem là bề tôi phải thực

hiện đúng lễ nghĩa đối với vua.Trung là đạo trung quân, vua dùng lễ đối xử

với bề tôi và bề tôi theo lễ ấy mà thể hiện lòng trung thành với vua: “Lý luận

Nho giáo đề cập quân nhân thần trung, minh quân lương thần, nói tắt là minh lương. Vua phải đạo vua là minh quân, nhân quân; tôi phải đạo tôi là lương thần, trung thần. Hai vế ấy làm điều kiện cho nhau, không tách rời” [27; tr

67]. Khổng Tử từng dạy: “Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung” (Vua lấy lễ để sai khiến bề tôi, bề tôi lấy lòng trung để thờ vua). Trong mối quan hệ vua – tơi, mỗi bên đều phải có nghĩa vụ tơn trọng lẫn nhau, có vậy mối quan hệ ấy mới được duy trì. Khổng Tử không chủ trương ngu trung mà bắt buộc

bề tôi phải cống hiến hết sức lực một cách vô điều kiện. Đến học trò của mình, Mạnh Tử cũng thừa nhận tính hai chiều trong quan hệ vua – tôi và cũng cho rằng bề tôi tùy ân huệ và đức độ của vua mà báo đáp lòng trung. Còn Tuân Tử tỏ rõ thái độ dứt khoát và quyết liệt hơn: “Vua mà tàn bạo thì trăm họ khinh như lũ què quặt, ghét như ghét lồi quỷ và giết một ơng vua tàn bạo

thì cũng như giết một đứa phàm phu vậy thơi” [16; tr 120]. Như vậy, bề tôi

làm trọn phận sự của chữ trung khi biết đức độ anh minh của từng vị vua, sâu xa hơn là khơng vì lợi ích bản thân mà phải hiểu rõ an nguy của xã tắc.

Khác với Nho giáo nguyên thủy, Hán Nho và Tống Nho sau này lại cực đoan và tuyệt đối hóa một chiều. Sở dĩ có tư tưởng ấy bởi Nho giáo lúc này phát triển theo hướng duy tâm, con người bị trói buộc bởi “thiên mệnh”, các tiểu bang Trung Hoa trước đây khơng cịn nữa mà hợp nhất thành một quốc gia chính thống, với sự cai trị của một hồng đế. Chính vì vậy, chữ trung biến thành phương tiện phục vụ cho giai cấp phong kiến chuyên quyền, vâng mệnh vua mà phục tùng, không được trái lại. Thời Hán, Lục Cửu Uyên cho rằng:

“vua ra lệnh cho tôi thần, tôi thần phải thi hành trách nhiệm phò giúp vua”[22; tr 1111]. Chu Hy thời Tống cũng cho rằng: “Phận tơi con khơng bao giờ được nói đến những sai sót của vua cha” [25; tr 174]. Từ thời Tống trở về

sau, quan niệm ngu trung vẫn tiếp tục phát huy để phục vụ cho triều đại

phong kiến.

Thực tế lịch sử cho thấy, hầu như các nho sĩ Việt Nam đều tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Tống Nho: “trung thần bất sự nhị quân”. Khi vua hoặc vương triều cũ khơng cịn thì bề tơi sẽ cáo quan hoặc có khi lấy cái chết để thể hiện lòng trung với vua cũ. Cho nên khi tập đoàn Lê – Trịnh suy vong, một số nhà nho cùng thời với Ngơ Thì Nhậm họ vẫn một lịng hướng về chúa cũ. Bùi Huy Ích (1744 – 1818) từng làm Đốc đồng Nghệ An, giữ những chức vụ quan trọng dưới thời Lê – Trịnh, khi Tây Sơn kéo ra bắc, ông cáo bệnh ở ẩn, vui thú quê nhà không màng đến việc triều chính: Bán khải thư quynh vũ hậu thiên/ Nhất hề chủng cúc nhất bồn liên (Cửa thư phòng

hé mở, trời vừa sau cơn mưa/ Một luống đất trồng cúc, một bồn thả sen – Dạ

tọa thính đỗ quyên). Hay như Hồng Nguyễn Thự (1749 – 1801) từng được

khơng ra cộng tác với triều Tây Sơn. Trong Cảm thời, Hồng Nguyễn Thự đã tỏ rõ nỗi lịng ưu tư của một bề tôi trung thành với chúa thượng cũ: Tế trị trì nguy thán bất tài/ Tây binh thậm xứ đột nhiên lai/ Giang thiên vạn lý cô phàm lực/ Quốc bách dư niên nhất đán hơi (Phị nguy giúp trị thẹn không tài/ Bỗng

chốc Tây binh kéo tới nơi/ Nước mấy trăm năm cơ nghiệp đổ/ Sông muôn ngàn dặm cánh buồm côi). Đặc biệt tư tưởng ngu trung mù quáng ấy phải kể đến sự chống đối Tây Sơn kịch liệt của Lê Duy Đản, Lê Huy Giao và Phạm Thái,… Trong Lê Duy Đản thi tập và Lữ trung ngâm, Lê Duy Đản và Lê Huy Giao hết lời ca ngợi bọn quan trung thành với nhà Lê, tỏ ra đau xót với vương triều này mà khơng ngừng bng lời xuyên tạc, mạt sát Tây Sơn là “man tặc”, “man khấu”, “man binh”,… Trong Chiến tụng Tây Hồ phú, Phạm Thái còn

đứng trên lập trường của Lê – Trịnh, tỏ ra đồng tình với quân xâm lược mà đả kích Tây Sơn.

So với các nho sĩ cùng thời, Ngơ Thì Nhậm vốn xuất thân từ nơi “cửa Khổng sân Trình”, từ nhỏ đã thấm nhuần đạo lí vua – tôi, mặc dù từng được hưởng bổng lộc dưới triều Lê – Trịnh nhưng khơng vì thế mà ơng có thái độ cứng nhắc, thủ cựu như các nho sĩ Bắc Hà ln một lịng tơn thờ chúa cũ. Y Dỗn từng nói: “Hà sự phi quân? Hà sử phi dân?” (thờ vua nào mà chẳng là vua? Khiến dân nào mà chẳng là dân). Câu nói ấy càng kích thích lịng hăm hở tìm ra hướng đi cho con người trí thức họ Ngơ: “Nhà Lê, họ Trịnh đâu có

phải là Thành Thang mà ông chờ đợi? Muốn làm cách mệnh, thay đổi vận mệnh của nước nhà, như Y Dỗn giúp Thành Thang, chỉ có một con đường là đi theo con người ấy, người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ!” [1; tr 22].

Với tư tưởng ấy, Ngơ Thì Nhậmđã khẳng định một cách dứt khoát:

Dụng tắc hành, xã tắc tàng, xuất, xử, ngữ, mặc giai thông hồ thời nghĩa,

(Đời dùng thì làm, đời bỏ thì về ẩn, ra hay ẩn, nói hay im đều bởi hiểu thơng thời vận,

Lời nói thì giữ tín, việc làm thì quyết xong, sống với chết, lo với sợ, chút khơng vướng bận trong lịng.)

(Thiên quân thái nhiên phú)

Thật ra, không phải đến Ngơ Thì Nhậm mới là người hành xử linh hoạt với chữ trung mà trước ông, Nguyễn Trãi cũng là người đã từng trăn trở về

điều này.Từ khi vương triều nhà Trần suy vi, chữ trung với tư tưởng “Trung

thần bất sự nhị quân” đã có dấu hiệu rạn nứt. Mặc dù có mối quan hệ với nhà Trần, nhưng khơng vì thế cha con Nguyễn Trãi phải tìm cách phục dựng cho vương triều đã đến thời kỳ mục ruỗng này. Họ là những trí giả thức thời, nhận thức được những chính sách cải cách tiến bộ của Hồ Quý Ly cho nên quyết định từ bỏ vương triều nhà Trần mà ra làm quan cho vương triều nhà Hồ. Nhà Hồ tồn tại ngắn ngủi, họ nhận thấy và tin tưởng chỉ có khởi nghĩa Lam Sơn mới đem lại cuộc chiến cơng vệ quốc tồn thắng cho nên họ quyết định cộng sự cùng Lê Lợi. Sở dĩ chữ trung lại có sự biến đổi linh hoạt như vậy vì nho sĩ Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng của tinh thần dân tộc đậm nét, đặc biệt phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc, cho nên lợi ích của vua phải song hành đồng nhất với lợi ích thiết thân của quần chúng nhân dân, trung quân phải gắn liền với ái quốc. Khi vua với nước khơng cịn là một thì lợi ích quốc gia, dân tộc phải được đặt lên hàng đầu.

Xuất phát từ thực tế của hoàn cảnh lịch sử nửa cuối thế kỉ XVIII, bao phen sơn hà thay ngơi đổi chủ, mặc dù cũng mang tư tưởng hồi Lê, nhưng từ khi ra làm quan cho triều Tây Sơn, Ngơ Thì Nhậm ln một lịng hướng về vua Quang Trung. Đến khi Quang Trung mất, Quang Toản lên ngơi, Ngơ Thì Nhậm đã tỏ rõ lòng trung tuyệt đối với vương triều Tây Sơn đến hơi thở cuối cùng mà không ra cộng sự cho vương triều nhà Nguyễn. Vì sao ơng có được

nhận thức sâu sắc và toàn diện đến vậy? Giữa lúc gặp phải loạn lạc đến nỗi tuyệt vọng, chính vị anh hùng Nguyễn Huệ là ánh sáng của chân lí, giúp ơng đứng lên gây dựng lại cơ nghiệp. Ơng nhận thấy rõ chính Quang Trung mới là một lãnh tụ thiên tài tái thế: “Có lẽ đó là ý trời muốn để dành người cho ta dùng”.Mặt khác Ngơ Thì Nhậm ý thức được rằng vận nước đã thay đổi, cần phải thoát khỏi tư tưởng ngu trung, hơn nữa lại mang trong mình tư tưởng thân dân, kẻ sĩ cần phải hướng đến một minh quân mới để phò tá. Cho nên

trong các sáng tác viết về vua Quang Trung, từ những sự kiện trọng đại trong những cuộc hành quân hay nơi triều chính, ơng vẫn ln một lịng làm trịn sứ mệnh của một bề tôi trung nghĩa. Nỗi niềm hoài vọng về vua Quang Trung được Ngơ Thì Nhậm thể hiện rất rõ trong lời tựa của bài thơ Đạo ý: “Việc đã

qua như giấc mơ, chúng ta chỉ để làm đám người tế lễ. Tưởng đến ơn tri ngộ năm xưa, thật khó có thể trở lại lần nữa. Tiếp được ánh sáng rực rỡ của lời chỉ bảo đi sứ Hoàng Hoa, xiết bao xúc cảm, gợi ý nối vần, mong được thu nhận” [1; tr 197]. Cả bài thơ là lời tâm sự nhớ thương, kính ghi những ân đức

của một thời mà ông đã từng đảm nhiệm nhiều trọng trách do vua Quang Trung giao phó:

Niên tiễn xâm tầm thành bạch tẩu, Đỉnh Hồ phiếu diễu vọng Đan Dương. Thao hồ yêu hạnh trùng tao ngộ, Khước tiếu ơ tu vị đắc phương.

(Tóc bạc vèo nhanh, sầu tuế nguyệt, Đỉnh bay, vời Khuất nhớ Đan Dương! Ngự thư may được mang lần nữa,

Cười, nhuộm râu đen, thuốc chửa tường!)

Trong tập thơ Thu cận dương ngơn, khơng ít những bài thơ nói lên tâm sự “trung quân” của ông như: Tòng giá vọng trận cung xuân nhật xuất binh

phụng ký; Tòng giá hạnh nỗn mơn quan hải, cung ký; Thị ngự chu quá hà trung hối, cung ký; Phụng chỉ trùng khai thiên uy cảng, cung ký; Khâm ban ngự tiền trân thiện, cung ký; Tòng giá bái tảo đan lăng, cung ký,…Trong một

số thể loại như phú, dụ, biểu, chiếu… đặc biệt những bài văn trong cuốn Hàn

các anh hoa đều là tâm sự của bề tôi thay lời vua truyền đạt những tấu

chương về sách lược dụng binh, tâm sự của một đấng minh quân luôn ôm ấp giấc mộng “chiêu hiền đãi sĩ”. Những bài như Ủy Sùng Nhượng công Giám

quốc dụ, Tức vị chiếu, Dụ cựu triều văn võ chiếu, Khuyến nông chiếu, Cầu

hiền chiếu, Lập học chiếu, Thôi ơn chiếu,… đều cho thấy đường lối cải cách

chính trị với tầm nhìn xa trơng rộng của vua Quang Trung khi có một bề tơi trung nghĩa hết sức dốc lịng phụng sự.

Có thể nói, những vần thơ, áng văn hoài vọng hướng về vua Quang Trung chứng tỏ Ngơ Thì Nhậm khơng chỉ là một quân sư tài ba mà còn là một mặc khách trác tuyệt, uyên bác. Qua những vần thơ, áng văn ấy, ta hiểu được tấm lịng của ơng đối với vị minh qn Quang Trung hồng đế. Đó là lí do vì sao ơng xứng đáng được xem là một trong những cận thần, đồng thời là tri âm của vua Quang Trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)