Thời gian làm quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 63 - 65)

2.1 .Hệ thống chủ đề tư tưởng

2.2.1 .Khơng gian triều chính, trận mạc

2.3 Thời gian nghệ thuật

2.3.1. Thời gian làm quan

Với Ngơ Thì Nhậm, tư tưởng “trung quân, ái quốc” mang nặng thường trực trong lòng tác giả không bao giờ sờn lịng đổi chí. Cho nên hằng giờ, hằng ngày, hằng tháng, hằng năm từ lúc ra làm quan cho triều đại Tây Sơn, Ngơ Thì Nhậm ln cận kề bên cạnh Quang Trung hoàng đế. Tập thơ Thu cận

dương ngơn đã tái hiện khơng ít những khoảnh khắc bề tôi phải chầu chờ, túc

trực bệ hạ. Đó là buổi sớm mai, là ban ngày, là ban đêm… qua một số bài thơ

như Tảo triều Trung Hòa điện tứ nhập nội thị độc chiến thủ tấu nghi, cung

ký; Khâm ban nhật thị Thanh Di điện, cung ký; Dạ triệu thị Ngự Doanh tụng

niên thi, cung ký… Dù cho ngày hay đêm, dù cho thức hay ngủ, không chỉ

riêng Ngơ Thì Nhậm, các cơng hầu khanh tướng ln một lòng đợi chờ chiếu chỉ vua ban và thành tâm chúc tụng. Sự đợi chờ bền bỉ ấy đã được Hi Doãn khắc họa trong Khâm ban nhật thị Thanh Di điện, cung ký:

Thánh chúa lâm hiên phương nhật xuất, Lão thần đãi hậu chính tinh hy.

Nan tương suy cốt thù thiên quyến. Kiền đối Nam Sơn chúc vạn mi.

(Thánh chúa tới hiên, vừa mặt trời mọc, Lão thần đợi giờ, giữa lúc sao thưa. Khôn đem xương tàn báo đáp ơn trời, Xin kính dâng lời chúc Nam Sơn vạn thọ)

Không những thế, lòng trung tuyệt đối với minh quân còn thể hiện rõ khi Quang Trung băng hà. Sự cung kính của bề tơi dành cho nhà vua được tái hiện trong những ngày tuần tiết như sóc (mồng một), thượng huyền (mồng

tám), vọng (ngày rằm), hạ huyền (ngày hai mươi ba). Đó là lúc các quần thần, cơng hầu tấu nhạc đề bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Quang Trung hồng đế. Trong Sóc vọng thị tấu nhạc Thái Tổ miếu cung ký, ông viết:

Thanh miếu đài đầu quân hán nhĩ, Đan lăng thức mục tử vân thâm. Chỉ kim pháp khúc trần huyền hối, Lệ lạc hàm ưu dạ dạ tâm.

(Nơi Thanh miếu, ngẩng đầu miền quân hán gần gũi, Chốn Đan lăng, ngước mắt, áng tử vân âm.

Gặp nay nhạc pháp khúc trình diễn ngày tuần tiết, Nhỏ nước mắt, tấm lịng đêm đêm ngậm nỗi buồn đau.) Có thể thấy, dù lúc vua còn tại thế hay băng hà, Hi Dỗn và các cơng hầu khanh tướng ln tỏ rõ lịng trung thành tuyệt đối. Tái hiện thời gian nghệ thuật lúc làm quan vào các thời điểm trong ngày như sớm mai, ban ngày, ban đêm hay những mốc thời gian tương ứng với tháng năm… chứng tỏ Ngơ Thì Nhậm ln một lòng hướng về triều đình và là cận thần tri âm của Quang Trung hoàng đế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 63 - 65)