Giọng điệuoai hùng, hào sảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 90 - 92)

3.3 .Giọng điệu

3.3.1. Giọng điệuoai hùng, hào sảng

“Oai hùng” được hiểu là hào hùng, thể hiện khí thế rất mạnh mẽ; “hào sảng” là thanh thoát, rộng rãi, khơng gị bó. Như vậy có thể thấy giọng điệu

oai hùng, hào sảng là giọng điệu của chí khí hào hùng, mạnh mẽ, phóng túng.

Nhà nho hành đạo Ngơ Thì Nhậm mang nặng tư tưởng “trung quân ái quốc”. Cho nên khát vọng nói chí và giấc mộng công danh rất phù hợp với việc lựa chọn kiểu giọng điệu này.

Là cận thần tri âm của vua Quang Trung, Hi Dỗn ln có dịp cùng vua vi hành hoặc du ngoạn nơi sơn thanh, thủy tú. Với tư cách là một quân sư chính trị, trong những lần tập trận, duyệt binh hay những cuộc du thuyền dạo nơi biển lớn, Hi Dỗn ln có những vần thơ tái hiện khơng khí thanh thế, lẫy lừng của những chiến thuyền theo bước vua đi. Chẳng hạn trong Tịng giá hạnh nỗn môn quan hải, cung ký(Theo xa giá ra cửa eo xem biển, kính ghi),

Hi Dỗn đã vẽ lên một bức bích họa với giọng điệu đầy hùng tâm tráng chí:

Thanh tân xuy khởi phong di lại, Hoan hộ ca lâm hải bá xung.

(Sáo dì gió thổi lên khúc nhạc thanh tân, Sóng thần biển hát nên điệu ca mừng đón)

Trước mn trùng sóng nước bao la, có lúc nhà thơ cũng cao hứng cất bút trong giọng điệu đầy tự hào, kiêu hãnh. Trong Thị ngự chu quá Hà Trung

hối, cung ký (Hầu ngự thuyền qua phà Hà Trung, kính ghi), ơng ghi lại: Thừa thuận cẩm phàm đa đắc ý,

Phi thuyền phá lãng tác tiên phong.

(Buồm gấm gió xi nhiều hứng thú, Thơ thuyền lướt sóng đi tiên phong.)

Những cuộc du thuyền giữa trời mây, non nước mênh mơng khơng chỉ là dịp Hi Dỗn đặt con người cá nhân trong sự tương giao với vũ trụ, hơn nữa đây

cịn là dịp để ơng cùng Quang Trung nghiền ngẫm về địa dư, suy tư về vận nước. Nhận ra địa thế mênh mông, hiểm yếu của biển cả, nhà vua ra lệnh các binh sĩ xây dựng phòng tuyến và cho các bề tôi theo hầu tức cảnh mà ngâm vịnh. “Thuyền ngự đến cửa biển Tư Dung dừng lại, sai quan lên các núi ở cửa biển thị sát trận địa để đặt đồn thú. Từ thần theo hầu thuyền ngự, vua sai làm thơ tức cảnh, một bài Đường luật, một bài quốc âm dâng lên vua xem”

[1; tr 212]. Trong Phụng ứng chế Tư Dung hải môn tức cảnh (Phụng ứng chế:

tức cảnh cửa biển Tư Dung), Hi Dỗn khơng những tái hiện lại khung cảnh biển cả mênh mông với địa thế hiểm trở hơn nữa ơng cịn cất cao cái khí phách, tài năng với chiến lược nhìn xa trơng rộng của vị vua anh minh:

Sơn hà khâm đái tăng thiên hiểm, Châu thử quan lan tráng hải xung. Kinh mại lục sư thần toán viễn, Lăng ba phỉ trực thí từ phong.

(Núi sơng bao bọc, thêm phần hiểm trở thiên nhiên Ghềnh bãi cách ngăn, mạnh thêm xung yếu hải phận Sáu quân thông suốt, nhà vua trù tốn sâu xa

Lướt sóng khơng phải chỉ để thi văn chương)

Khơng gian sóng nước cũng là một mơ-típ quen thuộc phù hợp với hồi bão và chí khí, đặc biệt là đối với đề tài tống biệt. Trong lần đi sứ và trở lại q hương, Ngơ Thì Nhậm có làm hai bài thơ Độ Hoàng Hà ca từ và Tái độ

Hoàng Hà ca từ với một giọng điệu mang âm hưởng anh hùng ca trước sự

chinh phục vũ trụ của con người. Trong Tái độ Hoàng Hà ca từ, trước cảnh sóng nước mn trùng, Ngơ Thì Nhậm cất cao giọng hứng khởi của một bề tơi đã làm trịn sứ mệnh ngoại giao:

Phong ba tống lai từ, Đào thần bất cảm nộ.

Chính thị vương mệnh tại thân, Côn dược tam thiên tranh hỉ vũ.

(Thần gió thổi tới từ từ,

Thần sóng khơng dám nổi giận. Chính vì mệnh vua ở tại thân mình,

Cá cơn nhảy ba nghìn dặm tranh nhau mừng vui.) Với giọng điệu oai hùng, hào sảng, tâm thế và chí khí của người hành đạo ln đặt trong sự tương giao giữa bản thể với vũ trụ. Hi Dỗn đã thể hiện một khẩu khí ngang tàng vượt qua mọi sự ràng buộc tù túng, nâng cao tầm vóc con người với vẻ đẹp của một tâm hồn phóng khống, hào hùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 90 - 92)