Thời gian đi sứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 65 - 69)

2.1 .Hệ thống chủ đề tư tưởng

2.2.1 .Khơng gian triều chính, trận mạc

2.3 Thời gian nghệ thuật

2.3.2. Thời gian đi sứ

“Đăng cao viễn vọng” là một đề tài quen thuộc trong sáng tác của những bậc chí nhân quân tử. Cho nên việc chọn không gian cao sơn, lưu thủy có sự ảnh hưởng đến việc lựa chọn thời gian nghệ thuật phù hợp để giãi bày nỗi lòng của khách tha phương.Chiều tối là một mơ típ rất quen thuộc của thơ ca cổ điển.Vì đây là thời gian cuối cùng của của một ngày, là thời điểm giao thời giữa ngày và đêm dễ khơi dậy nỗi buồn, nhất là đối với tâm hồn của những con người lữ thứ.Tập thơ Hoàng hoa đồ phả chủ yếu mượn thời gian

chiều tối và đêm khuya để tái hiện tâm trạng của người viễn khách. Những lúc dừng chân tại một bến đị hay một bến sơng nào đó là nhà thơ có dịp thưởng ngoạn vẻ đẹp của trời, mây, non, nước sau một ngày đi đường mệt mỏi. Trong các bài như Lệ giang vãn diếu, Tầm giang ký kiến, Hàm Ninh đãi dịch vãn,… thời gian hồng hơn bng xuống cùng với tâm hồn tha thiết nỗi niềm cố quốcnhư hòa điệu làm một. Chẳng hạn trong bài Lệ giang vãn diếu, tác giả

mượn thời gian và khung cảnh của buổi chiều tà để tỏ bày nỗi lịng, tìm thấy thiên nhiên như là một người bạn tri âm, tri kỉ:

Vạn tượng thiên nghi vãn chiếu trung.

(Cái diệu ý của trời đất nói sao cho xiết,

Mn vạn hình tượng riêng đẹp trong ánh chiều) Khơng chỉ có thời gian chiều tối được tái hiện, thời gian gian đêm khuya cũng trở đi trở lại qua một số bài như Việt Tây Sơn đạo tịch phát, Dạ hành, Dạ độ Hùng Bi lĩnh, Vĩnh Châu dạ phát, Tương âm dạ phát… Cứ ngỡ

đây là thời điểm cần phải an giấc thì chính lúc này, Hi Dỗn lại tốc hành lên đường. Trong bài Dạ hành, bề tôi không quên trách nhiệm nơi triều đình đang phó thác. Mặc dù gặp nhiều hiểm nguy trên đường đi nhưng với cương vị là một sứ giả của một nước lân bang, ông không màng đến chuyện dừng chân. Hơn nữa hình bóng vua Quang Trung ln hiện về trong mơ như thúc giục ơng quyết tâm hồn thành sứ mệnh:

Cửu tiêu tuyên chỉ thôi triều sứ, Mã sậu xa trì chỉ Đẩu tiêu…

Ngũ dạ loan thanh tần nhập mộng, Y hi Nam khuyết bạng Quân Thiều.

(Cửu trùng xuống chiếu giục giã sứ giả vào chầu, Ngựa ruổi xe bon nhắm hướng chuôi sao Đẩu… Năm canh tiếng loan nghi luôn vào giấc mộng,

Phảng phất như đang ở cửa khuyết nghe nhạc Quân Thiều)

Không chỉ cấp tốc lên đường, giữa lúc mọi người đang an giấc cũng là lúc nhà thơ tìm cách ngâm vịnh, giải khuây. Thời gian về đêm càng lúc càng tĩnh mịch thì tâm hồn thư thái trước vẻ đẹp của sao đêm, trăng núi khiến thi sĩ cũng phải cao hứng:

Dạ độ Kỳ Dương đệ nhất phong,

Tinh quang giao ánh chúc quang hồng… Đăng cao phú tựu tam canh nguyệt,

Khước tiếu thôi xao tả bất công.

(Đêm vượt Kỳ Dương, chòm thứ nhất Ánh sao chen ánh đuốc soi hồng… Canh ba trăng núi lên cao vịnh, Đẽo gọt, cười mình tả chẳng thơng!)

(Dạ độ Hùng Bi lĩnh)

Giữa nơi đất khách q người, nỗi cơ đơn chóng vánh càng đưa người lữ khách sống lại với những hoài vọng của thời gian quá khứ. Sự đời dằng dằng qua mau trên mái tóc bạc, sống giữa nơi “tứ cố vơ thân”, thế mà người con hiếu thảo ln nghĩ về thân mẫu đáng kính của mình. Ba mươi sáu năm rịng, ơng chưa về nhà cúng giỗ mẹ mình, nay chỉ có án hương trong thuyền, hướng về phương Nam để bái vọng. Trong bài Nam Ninh chu thứ cảm hồi,

ơng đã thổ lộ:

Tự lai, tam kỷ cách từ nhan, Du tử như kim phát dĩ ban.

Thiên lý chỉ kham chiêm nhật nguyệt, Nhất đề na đắc súc quan san.

(Từ ấy lại đây đã ba kỷ xa cách từ nhan, Kẻ du tử đến nay tóc đã lốm đốm.

Ngồi nghìn dặm chỉ có thể ngửa trơng nhật nguyệt, Có một thìa canh khơn dễ rút ngắn quan san.)

Có thể thấy, thời gian nghệ thuật trong lúc đi sứ được tác giả tái hiện không chỉ là những khoảnh khắc ở hiện tại mà cịn có sự đồng hiện ở quá khứ. Việc tạo dựng những thời điểm như chiều tối và đêm khuya cùng với đó là những hồi vọng hướng về triều đình, gia đình, q hương cho thấy Ngơ Thì Nhậm khơng chỉ là một con người vẹn tròn trung – hiếu mà còn cho thấy khát

vọng nhập thế tích cực ln thường trực trong lịng của một nhà nho hành đạo mẫu mực.

Tiểu kết chương 2

Con người Ngơ Thì Nhậm trong thơ phản ánh hết sức sinh động mẫu hình nhà nho hành đạo, đó là con người mẫu mực của những bậc hiền nhân quân tử chân chính. Xuất phát từ biến đổi kinh hồng của lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỉ XVIII, tư tưởng “vào Nho ra Phật” của ông vừa có sự tích cực nhập thế, vừa giữ vững cốt cách thanh cao của một kẻ sĩ biết “mưu toan nghiệp lớn”. Hi Dỗn nhìn nhận thời cuộc sáng suốt,cho nên tư tưởng “trung quân ái quốc” của ông không cứng nhắc theo Nho giáo chính thống mà có phần li tâm, đứng về phía minh qn, hướng vào gia đình người thân ruột thịt và quan trọng hơn là vì an nguy của quốc gia, dân tộc.

Việc lựa chọn không gian nghệ thuật quan trường trận mạc và cao sơn

lưu thủy, tác giả khơng chỉ phục dựng khơng khí trang nghiêm mà cịn tỏ rõ

cái tâm, cái chí của người quân tử. Tương ứng với tư cách của nhà nho hành đạo, phản ánh thời gian nghệ thuật chủ yếu lúc làm quan và đi sứ cho thấy

Ngơ Thì Nhậm không chỉ là người gắn bó tha thiết với gia đình, quê hương mà cịn là người ln nhập thế cứu đời, vì dân, vì nước.

CHƯƠNG 3

BIỂU HIỆN KIỂU TÁC GIẢ NHÀ NHO HÀNH ĐẠO NGƠ THÌ NHẬM TRÊN PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 65 - 69)