Hệ thống từ ngữ biểu hiện gián tiếptư tưởng hành đạo qua điển cố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 84 - 89)

2.1 .Hệ thống chủ đề tư tưởng

3.2.1 .Hệ thống từ ngữ biểu hiện trực tiếptư tưởng hành đạo

3.2.2. Hệ thống từ ngữ biểu hiện gián tiếptư tưởng hành đạo qua điển cố

Điển cố vốn có nguồn gốc từ những sự kiện nổi tiếng trong lịch sử, trong thần thoại, truyền thuyết, câu chuyện dân gian, từ những nhân vật hoặc câu chuyện trong tác phẩm văn học, nghi lễ tôn giáo như Kinh thánh, sách Phật, hệ thống kinh điển của Nho, Lão. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều đồng nhất điển cố là việc sử dụng tích xưa để ứng với việc nay. Ở đây, chúng tôi tham khảo và đồng nhất cách định nghĩa về điển cố theo chuyên luận Điển

cố và nghệ thuật sử dụng điển cố của Đoàn Ánh Loan, cụ thể như sau: “Điển cố là những từ ngữ về chuyện xưa tích cũ, về tư tưởng, hình tượng trong sách xưa được tác giả dùng làm phương tiện để diễn đạt ý tưởng một cách ngắn gọn, hàm súc” [19; tr 20]

Văn học trung đại với quan điểm nghệ thuật là coi trọng mục đích giáo huấn; tư duy nghệ thuật là quen nghĩ và phải nghĩ qua những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã trở thành cơng thức. Hơn nữa,với những đặc trưng vốn có của điển cố như tính khái qt, tính hình tượng, đa nghĩa, hàm súc,… cho nên việc sử dụng điển cố là một yêu cầu bắt buộc và cũng là thước đo tài năng của người sáng tác, đặc biệt là đối với các mẫu hình nhà nho. Trong sáng tác của mẫu hình nhà nho hành đạo, Ngơ Thì Nhậm chủ yếu đề cập đến các loại điển cơ bản như: nhân danh, địa danh, tích truyện để biểu trưng cho chí khí, khát vọng và tiết tháo của người quân tử.

Qua khảo sát, điển nhân danh trong sáng tác của ngơ Thì Nhậm chiếm số lượng lớn nhất: 279 điển/ 200 bài. Nghĩa là hầu như bài nào cũng sử dụng

loại điển này, thậm chí một bài có thể sử dụng lên đến hơn 5 điển như các bài phú: Thiên quân thái nhiên phú, Mộng Thiên Thai phú, Lâm trì phú, Thưởng Liên đình phú,…Các điển nhân danh trong sáng tác chủ yếu là những nhân vật

kiệt xuất được lưu truyền trong sử sách Trung Hoa như Nghiêu Thuấn, Nghị Vương, Phục Hy, Hiên Viên, Đào Uyên Minh, Cù Tu, Phạm Lãi, Hàn Dũ, Đổng Trọng Thư, Gia Cát, Tương Nguyên, Trương Hát, Thiệu Bá, Cao Dao, Tào Thực, Tô Thức, Lã tẩu, Tào công,… Các giai thoại tượng trưng cho khí

tiết của người quân tử có thể là những anh hùng “sinh bất phùng thời” nhưng nhìn chung họ đều là những con người nung nấu ý chí, khát vọng lập cơng danh, một lịng vì nhân dân, vì đất nước. Đó cũng là khát vọng của Hi Doãn, hướng đến một xã hội với mẫu hình lý tưởng của Nghiêu Thuấn. Các điển

như Đế Nghiêu, Nghiêu Thuấn, Ngu Thuấn, Nghiêu Hoa… cứ trở đi trở lại

trong sáng tác (9 lần). Chẳng hạn bài Đế Nghiêu miếu được Ngơ Thì Nhậm

làm trong lúc đi sứ đã bày tỏ sự tơn kính của ơng trước ân đức sáng soi của vua Nghiêu, người có cơng đầu tiên trong việc dựng nước, hơn nữa một lịng ln hướng về bá tánh lê dân. Phải chăng nhắc đến đế Nghiêu, một mặt Ngơ Thì Nhậm cung kính trước bậc thánh đế, minh quân mặt khác ông cũng nung nấu khát vọng dấn thân, làm tròn phận sự của một hiền sĩ với triều đại Tây Sơn và nhân dân Đại Việt:

Nghiêu Hoa tồ lạc tứ thiên niên,

Cổn miện ung dung thượng uyển nhiên. Nghiệp nghiệp thần cung không dịch địa, Nguy nguy đế đức tự quang thiên.

(Vua Nghiêu Hoa mất đã bốn nghìn năm, Cịn ung dung trong áo cổn mũ miện. Cung vua cao rộng từng đã đổi chỗ, Đức vua vòi vọi vẫn sáng rực trời.)

Với tư cách là một nhà chính trị ngoại giao, mẫu hình như Khổng Minh – một quân sư tài ba của Lưu Bị, có cơng lớn trong việc gây dựng nhà Thục cũng là hồi bão mà Ngơ Thì Nhậm đêm ngày mong ước. Các điển như Long Ngọa, Gia Cát xuất hiện cũng khá nhiều (5 lần). Chẳng hạn trong bài Phú Đắc

Động Đình hồ thủy văn lan tráng, Ngơ Thì Nhậm tỏ rõ cái chí lớn của Khổng

Minh trong sự ngưỡng mộ, thán phục:

Động Đình vị hiểm Tử Phịng hiểm Thiên Nhạc phi tranh Gia Cát tranh

(Hồ Động Đình chưa hiểm bằng cái hiểm của TửPhịng Núi Thiên Nhạc không cao bằng cái cao của Gia Cát)

Như vậy, việc dẫn dụng các điển nhân danh là minh quân – tôi hiền – tướng giỏi kể trên đã chứng minh cho lý tưởng ôm ấp giấc mộng “kinh bang tế thế” của Hi Doãn, đồng thời đây cũng là cơ sở để tác giả noi gương, tìm thấy sự đồng cảm tương liên giữa hồn cảnh của mình với các nho sĩ khác. Để tương xứng với tầm vóc của những con người quân tử, những chiến địa hay vẻ đẹp của sơn thanh thủy tú cũng được vận dụng song hành trong sự tương giao giữa bản thể với vũ trụ. Do đó việc sử dụng điển nhân danh khơng tách rời với việc sử dụng điển địa danh trong sáng tác.

So với điển nhân danh, điển địa danh cũng chiếm một số lượng xấp xỉ với 253/200 bài. Hầu như các điển dẫn dụng cũng hướng đến những địa danh Trung Quốc, đặc biệt khi nhà thơ viết những bài trong hành trình đi sứ. Chẳng hạn như Dương Quan, Bát Vạn, Lĩnh Kiệu, Phân Mao, Dữu Lĩnh, Vân Nam, Kiềm Châu, , An Bác, Thốt Lãng, Hồng Sào, Xích Bích, Ngũ Hiểm, Khởi Kính, Lạc Dung, Quế Lâm, Đồng TướcTiêu, Tương, Hồ Nam Việt tây, Sở giới, Kỳ Dương, Hành Dương, Nhạn Trạch, Hùng Bi, Trường Sa, Tam Sở, Động Đình, Hà Nam, Vũ Thắng, Di Hạ, Hứa Đơ, Trịnh Thành, Hồ Lao, Đại Toại, Hoàng Hà, Phượng Thành… Việc dùng các điển này tương ứng với mỗi

lần dừng chân, nhà thơ lại có dịp nghiền ngẫm về những chiến tích oai hùng trong lịch sử Trung Hoa. Hơn nữa việc dùng các điển này còn thể hiện tâm hồn ngao du, phóng khống và tâm thế tráng chí của kẻ viễn khách tha phương.

Chẳng hạn trong bài Ly giang thu phiếm, Ngơ Thì Nhậm ví cuộc dạo thuyền trên sông Ly như tráng khách Tô Đông Pha từng du thuyền trên sơng Xích Bích:

Hồ thỉ tráng du hi Xích Bích,

Thương Lương nhất khúc trạc trần anh.

(Cuộc tráng du của nam nhi bắt chước Đông Pha chơi thuyền ở Xích Bích, Hát lên khúc Thương Lương để giặt dải mũ bám bụi trần.)

Việc mượn điển Xích Bích, một mặt tác giả đưa người đọc hướng đến

chiến tích oai hùng của hai nhà Tơn – Lưu dùng hỏa công thiêu rụi các chiến thuyền của Tào Tháo, mặt khác tác giả muốn học tập cái chí lớn của Tô Đông Pha trên bước đường độc hành của kẻ giang hồ, hai lần dạo thuyền trên sông mà viết nên hai bài phú nổi tiếng Tiền Xích Bích phú và Hậu Xích Bích

phú.Kết hợp với điển cố Xích Bích, điển cố hồ thỉ (tang hồ bồng thỉ) trong câu

cũng nói được tâm hồn tráng chí của đấng trượng phu.

Khơng chỉ những địa danh lấy từ sử sách Trung Hoa, những điển địa danh Việt Nam như Lạng Sơn, Bình Trị, Tam Thai, Nhất Bích, Trúc Cương, Huỳnh Cung, Nhuệ Giang, Nghệ An, Hoành Sơn, Cửa Thầy,… cũng được tác

giả sử dụng khá nhuần nhuyễn. Việc sử dụng các điển không chỉ phục dựng các địa thế hiểm trở qua những cuộc hành quân, duyệt binh, tập trận, mà tác giả còn nghiền ngẫm về quá khứ của lịch sử dân tộc đầy niềm tự hào, kiêu hãnh:

Thầy môn bất tự, Kiếm môn quan.

(Một con bè từ khi thông đường Nam, Bắc, Cửa Thầy khơng giống cửa Kiếm Các đóng kín.)

(Hồnh sơn đạo trung)

Ngoài việc vận dụng các điển nhân danh, điển địa danh, các điển tích truyện tuy chiếm số lượng rất ít (35 điển/ 200 bài) nhưng những điển này có một vai trị đặc biệt quan trọng trong việc bộc lộ chí khí và tiết tháo của người hành đạo. Chẳng hạn điển chẩm viên (gối tròn), điển này vốn lấy từ câu chuyện Ngô Việt Vương đời Ngũ đại Trung Quốc từ một người từng “nếm mật nằm gai” mà làm nên việc lớn. Ở trong quân, Ngô Việt Vương chưa từng ngủ yên giấc, lúc nào mỏi lắm thì nằm gối một gối trịn, hễ ngủ say rồi lăn đi thì lại tỉnh ngay. Có thuyết cho rằng điển chẩm viên còn nhắc đến giai thoại

khác là Tư Mã Quang, tự Ơn Cơng, thường đọc sách đêm, hễ khi ngủ gật, gối lăn đi, lại tỉnh dậy ngay để học tiếp. Điển này được Ngơ Thì Nhậm ghi lại trong bài Thư đề “Miễn Trai”:

Cổ lai khanh tướng hà thường chủng, Nghiệp quảng công sùng khán chẩm viên.

(Xưa nay khanh tướng, đâu phải có nịi, Nghiệp lớn cơng cao, nhìn ở cái gối trịn.)

Với việc mượn điển chẩm viên, tác giả thể hiện rõ ý thức sự đắc đạo

hanh thông của con đường cơng danh sự nghiệp là phải biết tự răn mình trong ý chí đền nợ nước như Việt Vương hay trong sự nhẫn nại cần mẫn đèn sách như Ơn Cơng.

Khát vọng lập cơng danh, suy tư vì vận mệnh dân tộc ln gắn liền với việc chán ghét và xem thường những thói hám danh, hám lợi. Các điển như

giấc Nam Kha, giấc Hòe, Hòe quốc mộng hay giấc mộng kê vàng, giấc hoàn lương... như là thần cú để Ngơ Thì Nhậm nghiền ngẫm về tiết tháo thanh liêm

chính trực của mình. Chẳng hạn trong Khẩn hành thụy nan, ông giãi bày nỗi

lịng của một viễn khách ln thao thức năm canh:

Khúc quăng vi hoạch an sơ thủy, Tuệ nhãn hoàn ưng khán thục lương.

(Chưa được ở yên gối mà cánh tay ăn cơm rau, uống nước trong, Mắt tuệ còn phải xem nồi kê chín.)

Cái hay của việc dụng điển thục lương trong câu này là so với Lư Sinh cịn có được giấc mộng dù nồi kê chưa chín, với Hi Dỗn ơng phải mở mắt xem nồi kê chín chứ khơng ngủ được.

Việc sử dụng điển cố trên đây cho thấy Ngơ Thì Nhậm khơng chỉ là một con người uyên bác, giàu kinh nghiệm sống. Mặt khác với tính hàm súc cơ đọng về ý nghĩa, giàu giá trị biểu tượng của điển cố, Ngô Thì Nhậm cịn tạo dựng cho mình cái chí khí, khát vọng nhập thế và tiết tháo của nhà nho hành đạo chân chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 84 - 89)