Lánh đục tìm trong nhưng vẫn nặng lòng ưu ái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 43 - 47)

2.1 .Hệ thống chủ đề tư tưởng

2.1.2. Lánh đục tìm trong nhưng vẫn nặng lòng ưu ái

Nho giáo vạch ra con đường “tu thân”cho nên con đường đầu tiên mà nhà nho lựa chọn là hành đạo. Khổng Tử là người khá vững tin trên con đường hành đạo của mình thế nhưng ơng vẫn chủ trương “an bần lạc đạo” khi

con đường cơng danh gặp nhiều trắc trở. Ơng đã đề ra phương châm sống rất linh hoạt: “Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng” (Nếu người ta dùng mình làm

quan thì mình đem đạo lí ra mà thi hành; bằng chẳng dùng mình thì mình ở

ẩn với đạo lí)[6; tr 126 – 127]. Cho nên tư tưởng Nho giáo là một hệ thống

quan niệm linh hoạt và biện chứng, xuất và nhập phải có sự linh hoạt thích ứng thời thế chứ không chủ trương cứng nhắc một chiều. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nho Việt Nam khi lui về ẩn dật vẫn không thể quay lưng, dứt bỏ hoàn tồn với thực tại mà vẫn nặng lịng ưu ái,có khi ẩn dật chỉ là để chờ thời, như tác giả Lê Văn Tấn đã nhận định: “có nhiều nhà nho luôn băn khoăn, day dứt

về con đường lựa chọn, con đường hoạn lộ của mình. Có người thanh thản với cuộc sống ẩn dật nhưng cũng có người trong lịng cuồn cuộn khát vọng hành đạo ngay cả khi đã về ẩn dật”[35; tr 53 – 54].

Cảm hứng sáng tác của Ngô Thì Nhậm là sự kết hợp hài hịa giữa khơng khí Nho giáo và Thiền vị. Tuy nhiên, ngay khi lánh đục, thơ Ngơ Thì Nhậm vẫn phảng phất ý thức của một cái tôi nhà nho tích cực nhập thế. Hải Lượng cho rằng: “Phật quý trì quốc, bất quý trị quốc, đại để quốc năng trì, tiện bất tu trị nhi tự trị. Nhiên phi Đại lực lượng như Thích Ca Mâu Ni Phật khước trì bất đắc, hồn tu bả trị trị khứ”(Phật quý trọng việc nắm giữ đất nước (trì quốc), chứ khơng quý trọng việc điều hành đất nước (trị quốc).Đại để, nếu biết nắm giữ đất nước thì khơng phải điều hành mà tự khắc nó điều hành. Nhưng nếu khơng phải là Đại lực lượng như Phật Thích Ca Mâu Ni thì khơng nắm giữ nổi nước mà cần phải điều hành thì nước mới được bình trị)[11; tr 296]. Rõ ràng Ngơ Thì Nhậm rất đề cao việc đem tâm từ bi giáo hóa

chúng sinh theo tơn chỉ nhà Phật, khiến cho tâm từ bi của họ đều hướng theo điều thiện, có vậy quốc gia mới hưng thịnh, mn dân an lạc. Nếu tấm lịng yêu nước của Nguyễn Trãi trăn trở với nỗi ưu tư “Bui một tấc lòng ưu ái cũ/ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đơng” thì tấm lịng của Hải Lượng thiền sư

lại nguyện tế độ chúng sinh: “Thiên ý chi sở tồn giả, dĩ kỳ năng tế độ chúng

sinh” (Cái mà ý trời muốn lưu giữ lại là cứu vớt chúng sinh)[11; tr 316]. Nhìn

từ thực tế lịch sử Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII, có thể thấy tâm nguyện độ chúng sinh của tác giả chính là cứu vớt, chăm lo cho lê dân bá tánh thốt khỏi cảnh dầu sơi lửa bỏng.

Tìm đến chốn thiền viên, với Ngơ Thì Nhậm, đó khơng phải là một sự trốn chạy của một kẻ sĩ “lực bất tịng tâm”. Ơng thật đau xót trước nhân tình thế thái bởi loạn “tam phủ kiêu binh”. Trong lúc lánh nạn này, tác giả đã sáng tác tập thơ Thủy vân nhàn đàm. Những bài thơ như Vãn thu tham thiền, Nhuệ

giang phiếm tịch, Giang tự tình du, Ngũ Vân lâu vãn diếu, Thần phủ sơn vọng hải, Đăng Bàn A sơn cảm hứng, Dữ dật sĩ Phạm Thì Thấu liên vận… là

chuỗi tâm sự của một con người “ưu thời mẫn thế”. Những cảnh du ngoạn trôi thuyền, đi dạo nắng ở ngôi chùa bên sông, hay lên lầu, lên núi cao… cũng là lúc cao hứng những xúc cảm nhìn về thời thế của cuộc đời mình. Trong Ngũ Vân lâu vãn điếu, ơng có viết:

Phật tự y vi lung ngạn tuyết, Vương cung lạc mạc ẩn sơn vân. Ngự câu lưu thủy thùy dương sấu, Cố lũy u sào túc điểu phân.

(Mờ mịt tuyết bờ che cửa Phật, Im lìm mây núi phủ cung Vương. Liễu gầy rủ bóng dịng câu chảy, Chim lượn tìm nơi lũy cũ nương.)

Khung cảnh thiên nhiên buổi chiều từ lầu Ngũ Vân nhìn ra trong bài thơ thoạt nhìn đó là một khung cảnh vốn tĩnh lặng nên thơ, nhưng đằng sau nó là tâm trạng “ai hoài u uất” của một kẻ sĩ khi gặp phải thời thế suy vi. Ngơ Thì Nhậm hồi nhớ về chúa Trịnh Sâm như thùy dương sấu (liễu rủ gầy

guộc) như túc điểu phân (chim ngủ lao xao). Nơi cung điện của chúa Trịnh Sâm bị thiêu hủy, cũng là sự nuối tiếc về một thời huy hồng khi ơng cịn nhận được nhiều ân sủng.

Hoài nhớ quá khứ là phủ nhận thực tại, tìm đến thế giới của thiền viên là sự kết hợp chặt chẽ giữa đạo lý Thiền học và tinh thần dân tộc.Với bản chất của một con người suốt đời hành động vì nhiệt huyết cho nên ông vẫn không ngừng ôm ấp giấc mộng công danh:“Cái nghĩ về Thiền học của Ngơ

Thì Nhậm là như thế đó. Thiền của ơng chính thật là Thiền của một con người không ngừng yêu nước, yêu đời xả thân nhập thế” [1; tr38].Thiền học

của Ngô Thì Nhậm có phần giống với Thiền học của phái Trúc Lâm, ẩn sĩ không phải là trốn tránh việc đời mà hơn thế phải nghĩ về đạo lí chân chính, về vận mệnh quốc gia dân tộc. Ơng ln có những kiến giải độc lập về Thiền học. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà ông mong muốn có một đức hạnh cao siêu, noi theo gương của Đức Phật Thích Ca, Phật Hồng Trần Nhân Tông, Nhị Tổ Pháp Loa, Tam Tổ Huyền Quang… để đem lại cho đất nước một cuộc sống thái bình thịnh vượng, dân chúng ấm no hạnh phúc.

Từ sau ngày chúa Trịnh bị lật đổ, đặc biệt sau năm 1786 khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc Hà lần thứ nhất, Ngơ Thì Nhậm cịn lánh nạn, ơng thăm viếng chùa chiền và tìm đến với sự mầu nhiệm của đạo Phật là để nghiền ngẫm về sự lưu lạc gian truân của một con người đầy uẩn khúc. Trong tập thơ Ngọc đường Xuân khiếu với bài Vãn thu tham thiền, Ngơ Thì

Nhậm khơng ngừng thổ lộ lịng mình:

Vãng sự kỷ hồi Hịe quốc mộng, Cố ngô y cựu Trúc lâu duyên. Linh am tự tại linh quang tĩnh, Sảng nhập Ngân câu tú thủy tiên.

Thân xưa lầu Trúc vẫn tiền duyên. Am thiêng cịn đó, tỏa sen lặng, Khí mát hồ trong mặt nước êm.)

Nhìn chung, Ngơ Thì Nhậm chọn cuộc sống di dưỡng tinh thần khơng phải hồn tồn vì lánh đục tìm trong. Ơng ln bày tỏ quan điểm nhất qn của mình về bổn phận và trách nhiệm của những bậc hiền nhân quân tử với tấm lòng thương yêu dân chúng sâu sắc, cảm thông cho nỗi khổ của nhân dân phải gánh chịu trong cơn loạn lạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho hành đạo trường hợp ngô thì nhậm (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)