7. Kết cấu của đề tài
1.3.3. Tổ chức kiểm tra kế toán
Theo điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 đƣa ra định nghĩa: “Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán”.
Trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một trong những nội dung cơ bản và không thể thiếu đƣợc của tổ chức công tác kế toán nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, đáng tin cậy của thông tin kế toán; kiểm tra việc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong đơn vị; kiểm tra trách nhiệm cá nhân từng nhân viên kế toán, đặc biệt là trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trƣởng; kiểm tra kết quả công tác kế toán trong mối quan hệ đối chiếu với các bộ phận liên quan trong đơn vị,…
Tổ chức kiểm tra kế toán đƣợc tiến hành kịp thời đƣợc coi là một nhân tố hay biện pháp giám sát vừa chấn chỉnh, vừa ngăn chặn những gian lận, sai sót trong công tác kế toán đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Thông qua kiểm tra kế toán, nhà quản lý có thể đánh giá đƣợc mức độ tuân thủ các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính của đơn vị đánh giá đƣợc chất lƣợng hoạt động quản lý các khoản thu - chi tài chính và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹ lƣơng, quỹ thƣởng, các quỹ của cơ quan và công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản trong đơn vị; đồng thời phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã đƣợc phân cấp. Bằng việc đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đƣa ra phƣơng hƣớng, biện pháp khắc phục, các đơn vị có thể rút kinh nghiệm và nâng cao chất lƣợng công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Công tác kiểm tra kế toán đƣợc tiến hành theo các nội dung sau: - Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định về kế toán.
36
cáo tài chính, đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ chính sách quản lý tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sản xuất cung ứng dịch vụ.
- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; tính hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị, của công tác tổ chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và các hoạt động khác.
- Kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính của đơn vị đƣợc cung cấp qua báo cáo tài chính và các báo cáo khác.
- Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến tình hình chi tiêu Ngân sách và các quỹ tại đơn vị. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc chi tiêu Ngân sách trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao tại đơn vị.
- Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã đƣợc phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trƣớc đó.
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, tổ chức kiểm tra kế toán ở các đơn vị sự nghiệp công lập cần tuân thủ theo các nội dung sau:
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán:
Kiểm tra về chứng từ kế toán; kiểm tra về tài khoản và sổ kế toán; kiểm tra về báo cáo tài chính; kiểm tra việc kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản, thực hiện lƣu trữ tài liệu kế toán; kiểm tra việc thực hiện chế độ, kế hoạch kiểm tra kế toán; kiểm tra thuê làm kế toán, làm thuê Kế toán trƣởng của đơn vị.
- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán:
+ Kiểm tra biên chế, tổ chức bộ máy, việc phân công phân nhiệm trong bộ máy xem có phù hợp với nhiệm vụ kế toán của đơn vị, cán bộ kế toán có đảm bảo tiêu chuẩn quy định và yêu cầu công tác của chức trách, nhiệm vụ bộ máy kế toán.
+ Kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức kế toán và quan hệ giữa tổ chức kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị sự nghiệp công lập có chặt chẽ và đảm bảo cho công tác kế toán thực hiện yêu cầu chính xác, đầy đủ và kịp thời.
+ Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chức trách của cán bộ kế toán nói chung và Kế toán trƣởng (hoặc phụ trách kế toán) nói riêng.
37
Kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn điều kiện cho ngƣời hành nghề kế toán; kiểm tra cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán.