7. Kết cấu của đề tài
2.2.3. Thực trạng tổ chức kiểm tra công tác kế toán
Kiểm tra kế toán làm một trong những công cụ hết sức quan trọng, đảm bảo cho công tác kế toán tại đơn vị đi vào nề nếp, thực hiện đúng đắn các chế độ, chính sách nhà nƣớc về kinh tế, tài chính thông qua hoạt động kiểm soát, giám sát chính xác, khách quan. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hạn chế, thiếu sót trong tổ chức công tác kế toán, công tác quản lý tài chính, chống những hành vi gian lận vi phạm chế độ tài chính, kế toán.
Qua khảo sát thực tế cho thấy Trung tâm có bộ phận thanh tra, nhƣng chỉ thực hiện thanh tra trong lĩnh vực giáo dục đào tạo - dạy nghề, không có thanh tra công tác kế toán tại đơn vị. Đơn vị cũng chƣa tổ chức bộ phận kiểm tra kế toán riêng.
73
Việc kiểm tra kế toán chủ yếu do Kế toán trƣởng và các kế toán viên thực hiện, Kế toán trƣởng phải tự chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại Trung tâm đảm bảo các nguyên tắc thận trọng, trung thực và khách quan.
Quy trình kiểm tra công tác kế toán nhƣ sau:
Hình 2.9: Quy trình kiểm tra công tác kế toán
(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở khảo sát thực tế)
(1) Phòng Tài chính – Kế toán thực hiện kiểm tra công tác kế toán và lập các báo cáo tổng hợp trình cho Giám đốc Trung tâm kiểm tra, xem xét, xét duyệt;
(2) Trung tâm gửi báo cáo cho UBND TP. Quy Nhơn (đơn vị chủ quản, phân bổ kinh phí cho Trung tâm).
(3) UBND TP. Quy Nhơn tiến hành xem xét, thẩm định quyết toán của đơn vị. Sau đó tổng hợp vào quyết toán chung toàn Thành phố.
Công tác kế toán thƣờng tập trung vào những nội dung sau:
- Kiểm tra việc thực hiện ghi chép, phản ánh trên các chứng từ kế toán, trên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo tài chính về đảm bảo chế độ kế toán; chế độ, chính sách quản lý tài sản và nguồn kinh phí tại đơn vị.
- Kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết trong quá trình tổng hợp số liệu, thông tin kế toán. Trong mỗi phần hành công việc, kế toán viên trực tiếp kiểm tra các chứng từ kế toán trƣớc khi thực hiện các bƣớc tiếp theo của quy trình luân chuyển chứng từ kế toán, sau đó thực hiện kiểm tra việc ghi sổ kế toán chi tiết mình quản lý.
- Kiểm tra chất lƣợng và hiệu quả tổ chức bộ máy kế toán, mối quan hệ giữa Phòng Tài chính Kế toán với Tổ chuyên môn, nghiệp vụ khác trong đơn vị.
Tuy nhiên, Trung tâm chủ yếu mới chỉ kiểm tra chứng từ mà chƣa thƣờng xuyên đối chiếu giữa chứng từ với hạch toán trên sổ sách, nên khi có sự nhầm lẫn gây nhiều khó khăn và mất thời gian khi đối chiếu, tổng hợp, cân đối, quyết toán. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng chứng từ đƣợc bộ phận thực hiện chuyển trực tiếp
Phòng
74
cho lãnh đạo đơn vị phê duyệt trƣớc khi chuyển đến Phòng Tài chính - Kế toán, bỏ qua chức năng kiểm soát của kế toán.
Cuối năm tài chính, đơn vị có thực hiện kiểm kê tài sản và công cụ dụng cụ, tuy nhiên do quản lý tài sản và công cụ dụng cụ không chặt chẽ (không có sổ theo dõi tài sản, thẻ tài sản...) nên việc kiểm tra là không có cơ sở. Một số tài sản, công cụ có trong sổ sách nhƣng đã hƣ hỏng, không đƣợc cập nhật kịp thời nên khi kiểm kê trên sổ sách có nhƣng tài sản thực thì không có và không tìm đƣợc nguyên nhân, dẫn đến không thể quy trách nhiệm cho cá nhân hoặc bộ phận để yêu cầu bồi thƣờng.
Công tác kiểm tra kế toán ở Trung tâm còn chịu sự kiểm tra của cơ quan chủ quản – UBND TP.Quy Nhơn, cơ quan thuế, cơ quan thanh tra tỉnh, cơ quan kiểm toán Nhà nƣớc... Nội dung kiểm tra chủ yếu xoay quanh vấn đề kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.