7. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm, tác giả có một số kết luận sau:
2.3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán
Dựa trên quy mô của đơn vị và nguồn lực, vật lực ở thời điểm hiện tại việc xây dựng bộ máy kế toán của Trung tâm theo mô hình kế toán tập trung là phù hợp với bộ máy quản lý, góp phần thực hiện tốt chức năng của đơn vị. Nhân sự trong bộ máy kế toán đƣợc bố trí tƣơng đối phù hợp với năng lực và trình độ, có sự phân công công việc rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên kế toán trong quá trình tổ chức và thực hiện công tác của đơn vị.
Cụ thể Trung tâm đã chuyên môn hóa từng phần việc kế toán nhƣ sau:
76
tiền, theo dõi số dƣ tiền mặt trên sổ sách; theo dõi các khoản phải thu học viên, học sinh, các khoản phải trả nhà cung cấp, ngƣời lao động; kiểm tra kiểm soát các nghĩa vụ liên quan đến thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
+ Kế toán TSCĐ phụ trách toàn bộ mảng trang thiết bị, vật tƣ hành chính phục vụ cho hoạt động của đơn vị; kiểm soát việc nhập vật tƣ tiêu hao, dụng cụ thực hành từ các bộ phận liên quan.
+ Thủ quỹ phụ trách thu chi tiền mặt căn cứ trên phiếu thu và phiếu chi hợp lệ đƣợc lập, quản lý số dƣ tiền mặt thực tế tại quỹ tiền mặt.
+ Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm về dữ liệu kế toán do các phần hành kế toán khác cung cấp, về sổ sách kế toán và số liệu trên báo cáo tài chính.
+ Kế toán trƣởng: chịu trách nhiệm chung, sắp xếp bộ máy kế toán và quản lý mọi hoạt động của bộ phận kế toán.
Nhƣ vậy, về cơ bản bộ máy kế toán ở đơn vị đã thực hiện đƣợc nhiệm vụ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế về hoạt động của đơn vị, phục vụ công tác quản lý tài sản và sử dụng kinh phí tại đơn vị đạt hiệu quả.
2.3.1.2. Về tổ chức thực hiện khối lượng công tác kế toán
a) Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Trung tâm đã xây dựng hệ thống chứng từ trên cơ sở hệ thống chứng từ áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính để tổ chức vận dụng và thực hiện ghi chép ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm cụ thể của đơn vị.
Đối với các chứng từ kế toán bắt buộc, bộ phận kế toán đã liên hệ trực tiếp với công ty cung cấp phần mềm kế toán để hiệu chỉnh mẫu chứng từ đúng theo quy định của Thông tƣ. Cụ thể:
+ Phiếu chi thiết kế theo mẫu C40-BB + Phiếu thu thiết kế theo mẫu C41-BB
+ Giấy đề nghị thanh toán thiết kế theo mẫu C43-BB + Biên lai thu tiền thiết kế theo mẫu C45-BB
Đối với các chứng từ kế toán không bắt buộc, căn cứ trên các biểu mẫu hƣớng dẫn, Trung tâm đã tự xây dựng đƣợc hệ thống biểu mẫu riêng cho đơn vị, phù hợp với đặc thù và chức năng của Trung tâm. Từ đó tạo điều kiện để bộ phận kế
77
toán dễ dàng hơn trong khâu lập và kiểm soát chứng từ, rút ngắn thời gian cho những nội dung không cần thiết trong chứng từ, công tác chứng từ kế toán sát hơn so với thực tế của mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị. Các biểu mẫu chứng từ kế toán không bắt buộc đƣợc xây dựng trên cả bốn chỉ tiêu: Chỉ tiêu lao động tiền lƣơng, chỉ tiêu vật tƣ, chỉ tiêu tiền tệ, chỉ tiêu TSCĐ vì vậy đã bao quát và dàn trải đƣợc toàn bộ trong công tác kế toán.
Trung tâm đã tổ chức đƣợc hệ thống chứng từ kế toán đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý theo quy định của pháp luật. Theo đó bộ phận kế toán chỉ tiếp nhận chứng từ kế toán khi đảm bảo đầy đủ các nội dung về nghiệp vụ trên chứng từ rõ ràng, chính xác, trung thực, đầy đủ, phản ánh trung thực đƣợc nội dung kinh tế phát sinh. Các chứng từ kế toán của đơn vị đều có đầy đủ chữ ký, họ và tên của ngƣời lập, ngƣời duyệt và những ngƣời có liên quan đến chứng từ kế toán.
Về trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại Trung tâm đã thực hiện khá nghiêm túc các quy định do Bộ Tài chính ban hành. Quy trình luân chuyển tại Trung tâm là khép kín, vì vậy sai sót trong chứng từ đƣợc kiểm soát ngay từ khâu đầu tiên là khâu lập và tiếp nhận chứng từ cho đến khâu cuối cùng là khâu lƣu trữ và bảo quản chứng từ. Bên cạnh đó, việc mất mát, rách hỏng, hoặc thất lạc chứng từ kế toán trong quá trình luân chuyển không xảy ra đối với đơn vị.
b) Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản cấp 1 mà Trung tâm đang sử dụng tuân thủ theo đúng quy định của Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. Việc phát triển ra tài khoản cấp 2, cấp 3 và cấp 4 căn cứ trên phụ lục hệ thống tài khoản kế toán quy định theo Thông tƣ đồng thời dựa trên thực tiễn của kế toán phần hành và yêu cầu quản lý từng nội dung, từng loại nghiệp vụ kinh tế của đơn vị.
Trung tâm đã tổ chức hệ thống tài khoản kế toán gắn liền với các hoạt động tài chính, cơ chế tài chính của đơn vị. Theo đó, việc tổ chức hệ thống tài khoản tại Trung tâm đều gắn liền với hoạt động thu hoạt động sự nghiệp và chi thƣờng xuyên, không thƣờng xuyên của đơn vị.
Đối với các hoạt động thu từ hoạt động sự nghiệp: Trung tâm đã tổ chức chi tiết tài khoản 531 “Thu dịch vụ” để phản ánh đầy đủ các nguồn thu đi kèm với hoạt động dạy và học. Qua đó kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, tránh thất thu. Đối với các khoản chi: Trung tâm đã tổ chức chi tiết các tiểu mục NSNN gắn với tài khoản
78
611 “Chi thƣờng xuyên”, tài khoản 008 “ Dự toán chi hoạt động” và chi tiết tài khoản 642 “chi phí quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh” để kiểm soát chi.
Về cơ bản, Trung tâm đã vận dụng chuẩn xác đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
c) Về tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hệ thống sổ sách của Trung tâm đƣợc mở tuân thủ theo đúng quy định của Thông tƣ 107/2017/TT-BTC. Sổ chi tiết và sổ tổng hợp của Trung tâm đều đúng theo quy định mẫu sổ theo phụ lục của Thông tƣ, mỗi loại sổ kế toán đƣợc Trung tâm mở ra đều đã ghi chép, hệ thống và lƣu giữ đƣợc toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến hoạt động của đơn vị, là cơ sở để kế toán lập báo cáo tài chính cuối năm.
Trung tâm đã vận dụng quy định về hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị mình theo hình thức Chứng từ ghi sổ, đƣợc ghi nhận vào phần mềm máy tính. Qua đó đáp ứng đƣợc yêu cầu về hệ thống hóa thông tin kế toán từ phục vụ kịp thời cho quản lý và góp phần thúc đẩy hoạt động của đơn vị có hiệu quả. Việc phân công giữ và ghi chép các sổ kế toán đƣợc các kế toán thực hiện theo đúng nhiệm vụ đƣợc giao. Kế toán đơn vị đã mở tƣơng đối đầy đủ sổ kế toán để hạch toán. Các sổ này khi đƣợc mở đều tuân thủ các nguyên tắc quy định cho các loại sổ kế toán, nhƣ: loại sổ, kết cấu sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ, trình tự, kỹ thuật ghi chép giữa các loại sổ đáp ứng nhu cầu lập báo cáo tài chính. Nhƣ vậy, về cơ bản Trung tâm đã vận dụng quy định về hệ thống sổ kế toán tƣơng đối tốt.
d) Về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán của Trung tâm đƣợc lập đúng theo mẫu quy định của pháp luật và chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của chính phủ.
Giai đoạn từ 2017 trở về trƣớc Trung tâm chỉ lập và nộp báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động với đơn vị cấp trên. Trong giai đoạn hiện nay, kế toán Trung tâm ngoài phải nộp các báo cáo trên còn phải tổ chức công tác lập báo cáo tài chính năm bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ theo phƣơng pháp gián tiếp và thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của Trung tâm về cơ bản đƣợc nộp đúng thời hạn theo quy
79
định của Bộ Tài Chính. Công tác lập, trình bày và công khai báo cáo tài chính đƣợc thực hiện một cách công khai, minh bạch. Nội dung trình bày trong báo cáo là trung thực, hợp lý, khách quan thể hiện đúng tình hình tài chính của đơn vị,
Hệ thống báo cáo kế toán của Trung tâm lập có giá trị pháp lý cao, là công cụ để so sánh đối chiếu giữa các năm, số liệu mà báo cáo kế toán cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc ra quyết định từ đó đƣa ra các biện pháp quản lý tài chính hiệu quả cho ban Giám Đốc.
2.3.1.3. Về tổ chức kiểm tra công tác kế toán
Công tác tổ chức kiểm tra kế toán đƣợc tiến hành bởi cả hai chủ thể: nội bộ đơn vị và cơ quan chủ quản. Việc kiểm tra thƣờng xuyên đƣợc thực hiện bởi từng phần hành kế toán liên quan. Kế toán trƣởng là ngƣời kiểm tra cuối cùng đối với nghiệp vụ kế toán. Công tác kế toán liên tục đƣợc kiểm tra, rà soát đã hạn chế đƣợc các sai sót có thể xảy ra. Công tác xét duyệt quyết toán của cơ quan chủ quản đƣợc diễn ra hàng năm giúp đơn vị rút ra đƣợc nhiều kinh nghiệm qua mỗi năm và hoàn thiện hơn trong công tác kế toán.
Trung tâm đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định nội bộ về chế độ thu - chi, tiêu chuẩn định mức các nguồn thu, các khoản chi áp dụng thống nhất trong đơn vị nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính nội bộ trên cơ sở tuân thủ các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nƣớc đồng thời thực hiện đầy đủ quyền tự chủ tài chính để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao; Thống nhất thu - chi, tạo sự công bằng giữa các Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, chi đúng mục đích, tiết kiệm trong các hoạt động nhằm đảm bảo ổn định và tăng nguồn thu; Khuyến khích lợi ích vật chất, nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên, viên chức và ngƣời lao động trong phạm vi tự chủ tài chính.
2.3.1.4. Về tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán
Trung tâm đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm kế toán trong tổ chức công tác kế toán. Phần lớn chứng từ kế toán, sổ sách kế toán đã đƣợc thực hiện trên hệ thống phần mềm máy tính có tác dụng hỗ trợ tích cực cho các cán bộ kế toán trong thực hiện công việc của mình, tạo ra sự kịp thời, chính xác trong khâu lập chứng từ và thống kê, tổng hợp số liệu kế toán, hỗ trợ đơn vị trong khâu lập các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán.
80
Phần mềm kế toán đang sử dụng tại đơn vị phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động và công tác kế toán của đơn vị. Phần mềm thƣờng xuyên đƣợc cập nhật phiên bản mới, có sự điều chỉnh phù hợp và kịp thời với sự thay đổi của các văn bản pháp luật. Các đối tƣợng thanh toán và các chứng từ ghi sổ đƣợc mã hóa, điều này giúp kế toán viên dễ dàng ghi nhớ và thuận tiện trong việc theo dõi các đối tƣợng thanh toán.
Ngoài ra, với việc vận dụng công nghệ thông tin trong kế toán, khối lƣợng công việc kế toán đƣợc giảm thiểu một cách đáng kể, việc lập chứng từ và ghi sổ đƣợc tự động hóa, khắc phục những sai sót, nhầm lẫn của kế toán thủ công qua đó chất lƣợng kế toán đƣợc nâng lên một cách rõ rệt.