Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 38 - 46)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh

Tổ chức bộ máy: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế huyện Vĩnh Thạnh gồm 03 đội chức năng: Đội hành chính tổng hợp; Đội thuế liên xã - thị trấn; Đội kiểm tra.

Cơ cấu lãnh đạo: Ban lãnh đạo Chi cục 03 người; Đội trưởng đội thuế 03 người; Phó đội trưởng đội thuế 03 người.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy thì thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020, bộ máy của CCT đã được tổ chức lại theo mô hình quản lý thuế theo chức năng, gồm có ba đội thuế trực thuộc. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh như hình sau:

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh) Ghi chú: : Chỉ đạo trực tiếp

: Trao đổi thông tin giữa các Đội

Hình 2.1. Hình cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh

Cơ cấu bộ máy gồm các đội bao gồm Đội Hành chính tổng hợp, Đội Kiểm tra thuế, Đội thuế liên xã - thị trấn.

- Trong đó thì Đội hành chính tổng hợp gồm các bộ phận: Kê khai - Kế toán thuế và Tin học, Tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế, Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán, Trước bạ và thu khác, Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ, Quản lý

ĐỘI HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THUẾ ĐỘI THUẾ LIÊN XÃ - THỊ TRẤN ĐỘI KIỂM TRA PHÓ CHI CỤC

thuế thu nhập cá nhân.

- Đội kiểm tra thuế gồm các bộ phận: Kiểm tra thuế, Quản lý thu nợ cưỡng chế nợ thuế, Kiểm tra nội bộ.

- Đội thuế liên xã - thị trấn: quản lý thu các xã thị trấn trên địa bàn huyện.

- Nhân sự tại Chi cục

Nhân sự của Chi cục bao gồm 14 biên chế và 04 hợp đồng trong định biên theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, ngày 17 tháng 11 năm 2000.

- Vị trí và chức năng của CCT huyện Vĩnh Thạnh

CCT là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Định, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

CCT có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của CCT huyện Vĩnh Thạnh

+ Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.

+ Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

+ Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

+ Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình

chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

+ Quản lý thông tin về NNT; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về NNT trên địa bàn;

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với NNT và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

+ Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

+ Được quyền yêu cầu NNT, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

+ Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của NNT;

của pháp luật; giữ bí mật thông tin của NNT; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của UBND đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.

+ Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.

+ Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

+ Giám định để xác định số thuế phải nộp của NNT theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho NNT thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

+ Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.

+ Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

+ Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. - Chức năng nhiệm vụ chính của các Đội thuế:

+ Đội Hành chính tổng hợp:

* Bộ phận Tuyên truyền, hỗ trợ - Nghiệp vụ - Dự toán: thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong phạm vi CCT quản lý, hướng dẫn về nghiệp vụ QLT, chính sách, pháp luật thuế cho CCT, xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao của CCT.

* BPKK kế toán thuế và Tin học thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế nộp vào NSNN theo phân cấp quản lý, quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học.

* Bộ phận quản lý thu LPTB và thu khác kiêm thuế TNCN thì thực hiện quản lý thu Lệ phí trước bạ, thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế TNCN, tiền cấp Quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc NSNN phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi CCT quản lý.

* Bộ phận Hành chính - Nhân sự - Tài vụ- Ấn chỉ thực hiện công tác hành chính, công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý ấn chỉ thuộc phạm vi CCT quản lý.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao. + Đội kiểm tra

* Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu NNT giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời; Tổ chức kiểm tra

việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của NNT; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

* Kiểm tra các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước; thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, trình Lãnh đạo Chi cục ra quyết định; chuyển hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế không thuộc thẩm quyền cho cơ quan thuế cấp trên giải quyết theo quy định; ấn định thuế đối với các trường hợp khai thuế không đủ căn cứ, không đúng thực tế phát sinh mà NNT không giải trình được; Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian lận thuế để chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết; Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp...;

* Thực hiện kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của NNT và các tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí; Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp NNT có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế; tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh của nhân dân về hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của NNT.

* Kiểm tra xác minh, giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của NNT thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế, chuyển cho các cơ quan thuế cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết; cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của NNT; thông tin, kết luận sau kiểm tra cho bộ phận chức năng có liên quan; rà soát,

đôn đốc, theo dõi việc thực thi các quyết định xử lý, xử phạt về thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

* Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan của các bộ phận và công chức thuế trong Chi cục Thuế; kiểm tra tính liêm chính của cán bộ thuế trong việc thực hiện công tác quản lý thuế, quản lý chi tiêu tài chính, quản lý ấn chỉ thuế trong nội bộ Chi cục Thuế. * Tổ chức phúc tra kết quả kiểm tra của Đội kiểm tra thuế theo chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Thuế hoặc khi có đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục trưởng Chi cục Thuế (nếu Chi cục không tổ chức riêng Đội Kiểm tra nội bộ thì nhiệm vụ này thuộc thẩm quyền của Phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế);

* Tổ chức kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

* Đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý đối với các bộ phận thuộc Chi cục Thuế, công chức thuế vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế phát hiện khi kiểm tra nội bộ và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao. + Đội thuế liên xã - thị trấn:

* Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quản lý thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn được phân công; nắm tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn; lập danh sách và sơ đồ quản lý người nộp thuế; tổ chức cho người nộp thuế trên địa bàn được đăng ký mã số thuế; hướng dẫn người nộp thuế trên địa bàn thực hiện pháp luật về thuế.

* Thực hiện điều tra doanh thu, ấn định thuế với trường hợp khoán ổn định đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Đội theo quy định của pháp luật; tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế (nếu có) chuyển Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học xử lý; tiếp nhận

đơn ngừng nghỉ kinh doanh, đơn xin miễn giảm thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

* Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của hộ kinh doanh cá thể thuộc địa bàn quản lý; phát hiện, theo dõi, quản lý thu đối với cơ sở xây dựng cơ bản vãng lai; thực hiện công khai thuế theo quy định; phát thông báo thuế đến người nộp thuế theo quy định; thực hiện phân loại quản lý thu nợ, đôn đốc thu tiền thuế nợ, tiền phạt; chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý thu nợ thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của đội thuế liên xã, thị trấn.

* Đề xuất quyết định uỷ nhiệm thu và đôn đốc uỷ nhiệm thu thực hiện thu nộp thuế theo đúng quy định; giám sát công tác uỷ nhiệm thu, phát hiện kịp thời các dấu hiệu vi phạm để uốn nắn; đôn đốc uỷ nhiệm thu thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào Ngân sách, chống lạm thu, chống nợ đọng thuế (nếu có).

* Thực hiện công tác đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo yêu cầu; phối hợp với Đội Kiểm tra thuế tham gia kiểm tra người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế, các quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; xử lý hoặc đề nghị xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế của người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế; tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội.

* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)