Kiểm soát thuế TNDN trong giai đoạn đăng ký thuế và kê kha i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 51 - 67)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Kiểm soát thuế TNDN trong giai đoạn đăng ký thuế và kê kha i

Kiểm soát thuế TNDN trong giai đoạn đăng ký và kê khai tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh giúp cơ quan thuế đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật về thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thông qua việc đăng ký, kê khai thuế. Bộ phận kê khai và kế toán thuế chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đăng ký, kê khai thuế, kiểm tra tính pháp lý về thủ tục hành chính của người nộp thuế, đảm bảo tính thống nhất giữa các số liệu trên tờ khai thuế.

- Kiểm soát đăng ký thuế: Bộ phận kê khai và kế toán thuế căn cứ thông tin về NNT được cấp MST/MSDN mới trên hệ thống đăng ký thuế để thực hiện kiểm soát khâu đăng ký thuế như xác định sắc thuế, kỳ tính thuế và ngày bắt đầuphải nộp hồ sơ khai thuế của từng NNT để cập nhật danh sách theo dõi

NNT phải nộp hồ sơ khai thuế. Theo dõi các trường hợp NNT thay đổi thông tin đăng ký thuế, CQT quản lý trực tiếp, tình trạng hoạt động, thay đổi nghĩa vụ thuế, tổ chức, sắp xếp lại DN, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bỏ trốn, mất tích, không tìm thấy địa chỉ hoạt động...thông qua đó theo dõi kê khai thuê của NNT, nêu phát hiện NNT không thực hiện khai thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuê theo quy định thì xử lý hành vi vi phạm về đăng ký thuế theo Nghị định số l29/2013/NĐ-CP ngày l6 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyêt định hành chính thuế.

Kêt quả thực hiện đăng ký thuế: Chi cục Thuê huyện Vĩnh Thạnh đã thực hiện tốt việc đăng ký thuê cho NNT như hướng dẫn về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký thuế; đăng ký bổ sung, thay đổi thông tin đăng ký thuế; thủ tục chấm dứt hoạt động, chấm dứt hiệu lực mã số thuế; đã phối hợp giải quyêt thủ tục đăng ký thuế với Phòng Kinh tế và hạ tầng, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện... Qua đó, công tác kiểm soát đăng ký thuê tại Chi cục Thuế được thuận lợi hơn, hạn chế trường hợp xử phạt chậm nộp do NNT quên nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế.

Tuy nhiên, hiện nay công tác kiểm soát đăng ký thuế trên hệ thống thông tin của ngành chưa thật sự đúng với trạng thái hoạt động của NNT như NNT ngừng hoạt động SXKD, bỏ trốn mất tích còn chưa xử lý hêt; các trường hợp giải thể, phá sản, chuyển loại hình, NNT xin tạm nghỉ kinh doanh đã đóng nhưng chưa xóa sạch trên hệ thống quản lý. Điều này làm ảnh hưởng đên tính chính xác của các báo cáo về thông tin NNT đang hoạt động.

- Kiểm soát kê khai thuế TNDN: NNT sau khi đăng ký thuế, cấp MST sẽ thực hiện kê khai thuế trực tiếp tại CQT. NNT kê khai đầy đủ các thông tin có sẵn trên tờ khai, tự tính thuế, tự nộp tiền thuế vào NSNN và tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuê của mình đúng thời hạn. CQT có

trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra khi tiêp nhận, tiên hành nhập máy và theo dõi tiên độ thu nộp.

- Kiểm soát đăng ký, khai thuế điện tử: Việc đăng ký và tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử được thực hiện theo Quy trình quản lý đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử ban hành theo Quyết định số 1390/QĐ-TCT ngày 13/10/2011 và Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục Thuế.

Việc xử lý các tờ khai thuế điện tử có lỗi số học, kiểm tra hồ sơ khai thuế, đôn đốc kê khai và xử lý vi phạm trong việc nộp hồ sơ khai thuế, kê khai thuế được thực hiện theo đúng các quy trình quản lý thuế hiện hành và tương tự như hồ sơ khai thuế được nộp bằng giấy.

Cụ thể quá trình đăng ký thuế qua các năm được thể hiện qua Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thống kê đăng ký thuế theo loại hình doanh nghiệp ST

T

Loại hình doanh

nghiệp Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Công ty Cổ phần 1 2 2 2 2 Công ty TNHH 2 5 8 5 3

Doanh nghiệp tư

nhân 2 2 2 2

Tổng cộng 5 9 12 9

“Nguồn: báo cáo công tác đăng ký thuế từ năm 2015-2018, Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh”.

Việc xác minh tình trạng hoạt động của NNT được thực hiện theo quy trình quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thông báo công khai thông tin, xử lý và khôi phục mã số thuế đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định số 438/QĐ-TCT ngày 05/04/2017. Từ đó cũng nâng cao được công tác quản lý của Cơ quan thuế đối với NNT.

- Về công tác cấp mã số thuế doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác:

hoàn thành thủ tục giải thể còn tồn. Nguyên nhân là do doanh nghiệp còn nợ tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp tiền thuế nên chưa thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Mặc dù cơ quan thuế và Phòng Đăng ký kinh doanh đã phối hợp rà soát, trao đổi để đồng bộ dữ liệu doanh nghiệp, nhưng dữ liệu về doanh nghiệp vẫn chưa được đồng bộ một cách hoàn chỉnh, nguyên nhân do:

Tại cơ quan thuế, doanh nghiệp đang ở trạng thái NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế - lý do bỏ địa chỉ kinh doanh, tại Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện vẫn là trạng thái đang hoạt động.

Ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) không có báo cáo thống kê tình trạng hoạt động của người nộp thuế, vì vậy Cơ quan Thuế gặp khó khăn lấy số liệu báo cáo.

Theo quy định, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của tổ chức không cùng địa bàn cấp huyện với nơi doanh nghiệp, tổ chức đóng trụ sở thì phân công cơ quan cơ quan thuế quản lý theo cấp của cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp, tổ chức (doanh nghiệp, tổ chức do Chi cục Thuế quản lý thì chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của tổ chức cũng do Chi cục Thuế quản lý). Tuy nhiên, hệ thống ứng dụng TMS phân cấp theo địa bàn hành chính.

Việc chấp hành về Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý Thuế của một số doanh nghiệp còn hạn chế. Đặc biệt một số doanh nghiệp ngừng hoạt hoạt động kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giải thể, chuyển địa điểm... nhưng không làm thủ tục tại cơ quan thuế hay tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp sau khi thành lập không khai thông tin bổ sung và một số doanh nghiệp thành lập xong nhưng cơ quan thuế không thể liên hệ theo điện thoại đã đăng ký hay địa chỉ kinh doanh (thiếu thông tin số nhà,

đường phố, tổ, khu phố) dẫn tới thiếu thông tin cho công tác đôn đốc kê khai, giám sát NNT.

Địa chỉ kinh doanh không rõ ràng nên công tác đôn đốc kê khai, giám sát NNT gặp khó khăn, thư gửi đi bị trả về các bộ phận chức năng phải làm phiếu chuyển cho bộ phận kiểm tra xác minh địa chỉ kinh doanh, nếu doanh nghiệp thực tế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký bộ phận kiểm tra sẽ ra Thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Tuy nhiên, sau khi cơ quan thuế đã ban hành thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, NNT nộp tờ khai thì hệ thống nhận tờ khai không tiếp nhận. NNT liên hệ cơ quan thuế để làm hồ sơ xin khôi phục mã số thuế và cơ quan thuế xác minh lại địa chỉ kinh doanh của NNT và hướng dẫn NNT thay đổi thông tin tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nếu có thay đổi địa chỉ kinh doanh.

Một số doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dẫn đến việc cơ quan thuế mất rất nhiều nguồn lực và thời gian để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện quy trình để xác định tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, công khai thông tin về doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Tuy nhiên, trong số này, nhiều chủ doanh nghiệp đã thành lập doanh nghiệp mới, gây khó khăn cho quản lý thuế nói riêng mà chưa có chế tài nào để xử lý.

Qua thực tế quản lý, phát hiện một số thông tin doanh nghiệp kê khai trên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không đúng với thực tế như địa chỉ trụ sở, số điện thoại, địa chỉ email,... Nhưng những thông tin này ít được kiểm tra, khi có phát hiện cũng chưa thực hiện xử phạt hành vi vi phạm, ... dẫn đến việc khi cơ quan thuế cần liên hệ với doanh nghiệp thì không tìm được doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký, hoặc không liên lạc được qua số điện thoại, email đã đăng ký.

95/2016/TT-BTC có hiệu lực), Thông tư số 80/2012/TT-BTC có quy định trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế. Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thì không có quy định này, cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận cho doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng cơ quan thuế vẫn đang theo dõi đang hoạt động. Hiện đã có tình trạng doanh nghiệp lợi dụng quy định này, khi cơ quan thuế có kế hoạch hoặc có quyết định thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp, doanh nghiệp làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh và được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận.

Một vấn đề tồn tại hiện nay chưa có hướng giải quyết hiệu quả và triệt để, đó là việc quản lý thu hồi nợ thuế đối với các doanh nghiệp giải thể, không còn hoạt động do bị thu hồi giấy phép hoặc doanh nghiệp tự bỏ kinh doanh.

Bảng 2.3. Báo cáo thống kê tình hình nộp hồ sơ khai thuế TNDN và xử lý vi phạm kỳ báo cáo từ 01/01/2018 đến 31/12/2018 ĐVT: NNT, triệu đồng STT Loại HSKT Tổng số lượt NNT phải nộp HSKT Số lượt NNT đã nộp HSKT Số lượt NNT không nộp HSKT Số lượt NNT bị xử phạt Số tiền phạt Tổng Đúng hạn Nộp chậm Phạt hành chính Phạt chậm nộp thuế Phạt hành chính Phạt chậm nộp thuế 01 Tờ khai 03TNDN - Quyết toán 68 68 59 9 9 9

“Nguồn: báo cáo công tác nộp tờ khai năm 2018, Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh”.

Qua bảng: Báo cáo thống kê tình hình nộp hồ sơ khai thuế và xử lý vi phạm năm 2018, ta thấy: Tổng số lược người nộp thuế phải nộp HSKT là: 68 lượt, số lượt NNT đã nộp HSKT 68 lượt, đạt 100%. Trong đó số lượt NNT đã nộp đúng hạn HSKT 59 lượt, đạt tỷ lệ 86,8%; số lượt NNT đã nộp chậm HSKT 9 lượt, đạt tỷ lệ 13,2%. Trong khi đó chỉ tiêu ngành thuế đưa ra phải

đôn đốc người nộp thuế nộp tờ khai đúng hạn từ 95% trở lên. So với chỉ tiêu này thì Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh chưa đạt yêu cầu ngành thuế cấp trên đề ra.

Nguyên nhân do huyện Vĩnh Thạnh là huyện miền núi, công tác nhận thức thực thi pháp luật về thuế chưa cao. Một số kế toán doanh nghiệp chủ quan để đến ngày cuối cùng thời hạn nộp hồ sơ mới nộp, làm cho hệ thống mạng bị nghẽn, nộp hồ sơ không được dẫn đến nộp chậm.

Chi cục kiên quyết xử lý phạt vi phạm đối với hành vi nộp chậm tờ khai kết quả trong năm 2018 đã xử lý phạt hành chính 9 trường hợp, tổng số tiền bị phạt là 16 triệu đồng.

Thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng, kê khai - kế toán thuế là một trong 4 chức năng chính trong các chức năng quản lý thuế. Kê khai và kế toán thuế là bộ phận trực tiếp nhận, xử lý dữ liệu đầu vào của cơ quan thuế, quản trị hệ thống dữ liệu và cung cấp thông tin cho hầu hết các bộ phận của cơ quan thuế (nợ, thanh tra, kiểm tra) để phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo thu ngân sách. Công tác kê khai và kế toán thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp kể từ khi mới thành lập được cấp mã số doanh nghiệp, mã số thuế; quản lý, theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của NNT trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện các thủ tục đóng mã số thuế khi NNT ngừng hoạt động và chấm dứt nghĩa vụ thuế. Trong năm 2018, cùng với việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy trình, bộ phận kê khai và kế toán thuế Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là: Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc kê khai; đồng thời xây dựng, tổng hợp, phân tích dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý thu, tham gia xây dựng, triển khai các đề án quản lý thu để cải cách hiện đại hoá công việc liên quan đến lĩnh vực kê khai kế toán thuế.

nếp và theo quy định của Luật Quản lý thuế. Toàn huyện đã có trên 100% doanh nghiệp sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai, do đó hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình kê khai thuế. Số người nộp thuế kê khai không phát sinh nghĩa vụ thuế chiếm 2/3 số lượng người nộp thuế đang hoạt động thậm chí có doanh nghiệp kê khai âm liên tục, lỗ liên tục nhiều năm, doanh thu phát sinh thấp; tỷ lệ hồ sơ khai thuế phát sinh dương năm 2018 thấp chiếm khoảng 23,4%.

Bảng 2.4: Thống kê kết quả khảo sát của quá trình kiểm soát thuế TNDN ở giai đoạn kê khai thuế

TT Kiểm soát thuế TNDN giai đoạn kê khai thuế

Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Quan trọng ở mức trung bình Quan trọng Rất quan trọng 1

Chi cục Thuế quan tâm tới việc lập báo cáo định kỳ và chấp nhận điều chỉnh khi phát hiện sai sót

1/13 (7,7%) 2/13 (15,4%) 2/13 (15,4%) 3/13 (23,0%) 5/13 (38,5%) 2

Lãnh đạo Chi Cục thuế thường xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với công chức giám sát kê khai thuế

1/13 (7,7%) 2/13 (15,40%) 2/13 (15,4%) 3/13 (23,0%) 5/13 (38,5%) 3 Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận. 0/13 (0%) 1/13 (7,7%) 4/13 (30,8%) 3/13 (23,0%) 5/13 (38,5%) 4

Có tăng cường luân phiên luân chuyển trao đổi công việc giữa các công chức và bộ phận 0/13 (0%) 1/13 (7,7%) 2/13 (15,40%) 4/13 (30,8%) 6/13 (46,1%) 5

Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động.

1/13 (7,7%) 2/13 (15,40%) 2/13 (15,40%) 5/13 (38,5%) 3/13 (23,0%)

6 Năng lực của công chức. 0/13 (0%) 1/13 (7,7%) 2/13 (15,40%) 3/13 (23,0%) 7/13 (53,9%)

7 Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của công chức.

1/13 (7,7%) 1/13 (7,7%) 2/13 (15,40%) 4/13 (30,7%) 5/13 (38,5%) “Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2018”.

Từ kết quả, tính toán trên, đi sâu làm rõ, phân tích, đánh giá các yếu tố này như sau:

Yếu tố “Đoàn kết nội bộ, giám sát chặt chẽ của Lãnh đạo và tăng cường kiểm soát các báo cáo kê khai định kỳ”. Yếu tố này với số người đồng ý rất quan trọng là 5/13 chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,5%; quan trọng 23%; quan trọng ở mức trung bình: 15,4%; không quan trọng: 15,4% và hoàn toàn không quan trọng: 7,7%. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, phối hợp làm việc với nhau trên tinh thần tôn trọng lẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 51 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)