7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Về tình hình thực hiện chính sách thuế TNDN
Thứ nhất, Phương pháp tính thuế được quy định ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng chính sách thuế của DN, góp phần chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
Thứ hai, Thực hiện quy định của Luật quản lý thuế, đa số các DN đã tự khai, tự nộp đầy đủ, kịp thời hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Thứ ba, Thuế TNDN đã góp phần làm thay đổi căn bản nội hàm chính sách thuế, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, cải thiện môi trường kinh doanh và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng các doanh nghiệp trong nước. Các khoản chi phí hợp lý được quy định một cách rõ ràng và phù hợp với những điều kiện của nền kinh tế thị trường theo những thông lệ quốc tế. Thuế TNDN đã điều tiết được hầu hết các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Về thủ tục kiểm soát
Theo quy định thì ở khâu đăng ký, kê khai thuế (kiểm soát ban đầu) phải kiểm soát được 100% số NNT về tình hình kê khai đăng ký thuế, nộp tờ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và các lỗi số học trong hồ sơ khai thuế của NNT. Trong thời gian qua, bộ phận kê khai và kế toán thuế được giao nhiệm vụ kiểm soát khâu này chủ yếu là nhập số liệu, theo dõi số nộp và lên các báo cáo thống kê về thuế. Trước khi nhập số liệu vào chương trình quản
lý để các bộ phận khác căn cứ vào đó khai thác thông tin về NNT bắt buộc cán bộ nhập số liệu phải kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế, qua đó phát hiện những sai sót yêu cầu NNT điều chỉnh, giải trình cho phù hợp.
Công tác thanh, kiểm tra, giám sát NNT được tiến hành theo quy trình thanh tra, kiểm tra NNT ban hành theo Quyết định 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 và Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế. Công tác xây dựng kế hoạch: Thực hiện công tác thu thập thông tin về DN, cán bộ kiểm tra nhìn nhận doanh thu và số thuế TNDN, DN kê khai, nhận định và chọn DN kiểm tra dựa vào các tiêu thức qua phân tích, tập trung vào các DN có hành vi vi phạm về thuế.
Công tác quản lý nợ thuế là một khâu trong quá trình quản lý thuế được thực hiện theo quy trình quản lý nợ thuế được ban hành theo quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục Thuế. Quản lý nợ là khâu được ưu tiên sau kiểm tra thuế, quản lý nợ là nhằm mục đích tăng thu, thực hiện hoàn thành dự toán, mặt khác nhiệm vụ đôn đốc thu nợ của Bộ phận quản lý thu nợ và thực hiện dự toán thu của Bộ phận kiểm tra.