7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích rủi ro cho phù hợp để đạt được mục tiêu của Chi cục và xác định biện pháp xử lý thích hợp, cho nên việc đánh giá rủi ro là rất quan trọng vì nó ghi nhận các sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến mục tiêu, nhiệm vụ của Chi cục. Việc phân tích đánh giá rủi ro nhằm hạn chế những rủi ro chủ yếu vì thế việc nhận dạng rủi ro chủ yếu hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến sự phân chia trách nhiệm và nguồn lực đối phó rủi ro.
- Nhận dạng rủi ro: Bao gồm rủi ro từ bên ngoài và bên trong, rủi ro được xem xét liên tục trong suốt quá trình hoạt động của chi cục. Chi cục cần phải quản trị rủi ro làm ảnh hưởng đến các mục tiêu được giao, bao gồm các chỉ tiêu được giao trong bất kỳ kế hoạch nào của Chi cục.
- Đánh giá rủi ro: Để kiểm soát được rủi ro, vấn đề quan trọng không chỉ là nhận ra các rủi ro tồn tại, mà còn là đánh giá tầm quan trọng, tác hại mà rủi ro gây ra và khả năng xảy ra rủi ro. Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro tùy theo mỗi loại rủi ro, phải xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro, sau đó sắp xếp thứ tự các rủi ro và dựa vào đó nhà lãnh đạo sẽ phân bổ nguồn lực nhằm đối phó rủi ro.
- Tăng cường các biện pháp đối phó: Để tăng cường các biện pháp đối phó với rủi ro thì cần phân tán rủi ro, chấp nhận rủi ro, tránh né rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro.
Việc duy trì kiểm soát nội bộ nhằm xử lý hạn chế phần lớn các rủi ro có thể xảy ra. Các biện pháp xử lý hạn chế rủi ro ở mức độ hợp lý bởi vì cần xem xét trên mối liên hệ giữa chi phí và lợi ích. Một khi thay đổi về các điều kiện về kinh tế, thay đổi về chế độ chính sách của nhà nước,… sẽ làm rủi ro cũng thay đổi theo thì việc đánh giá rủi ro cũng được xem xét lại thường xuyên và phải điều chỉnh theo từng môi trường cho phù hợp.