Kiểm soát xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 72 - 73)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.4. Kiểm soát xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Phòng quản lý nợ tiến hành thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin, xác định đối tượng nợ thuế vi phạm. Sau đó tiến hành các biện pháp như: Mời NNT đến làm việc, đôn đốc qua điện thoại; Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng; Cưỡng chế thu hồi mã số thuế và đình chỉ sử dụng hóa đơn; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng đối tượng nợ thuế vi phạm.

Phòng quản lý nợ lập tờ trình đề xuất biện pháp xử lý vi phạm như sau: Thông báo đến đối tượng nợ thuế sẽ áp dụng biện pháp xử lý vi phạm, thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp; Quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế (nếu có); Quyết định về việc cưỡng chế nợ thuế trước đó (nếu có); Báo cáo tình hình thực hiện quyết định cưỡng chế thuế (nếu có). Thời hạn lập tờ trình trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin đã quy định. Thủ trưởng cơ quan thuế ký quyết định xử lý vi phạm về thuế và quyết định thành lập tổ xử lý vi phạm trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề xuất biện pháp xử lý vi phạm. Bộ phận văn thư giao quyết định cho người đại diện hợp pháp theo pháp luật tại trụ sở kinh doanh của NNT bị xử lý vi phạm; chuyển danh sách xử lý vi phạm cho phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT để thông báo trên báo, đài phát thanh hoặc đài truyền hình trung ương, địa phương nơi

có NNT bị xử lý vi phạm đang cư trú hoặc có trụ sở kinh doanh và các cơ quan liên quan theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)