Ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 85 - 87)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kiểm soát

- Hiện nay ngành Thuế đang chuyển từ cơ chế quản lý hành chính trước đây sang cơ chế hành chính phục vụ. Trong bối cảnh đó, ngành Thuế đã và đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, đồng bộ hóa, giữ gìn kỹ cương, lấy mục tiêu phục vụ nhân dân là chính chứ không phải mang tính chất quản lý hành chính nặng nề, đó cũng chính là mục tiêu của công chức Thuế hiện nay. Bên cạnh đó, công chức Thuế cần có sự sáng tạo trong cách thức triển khai các quy trình và thủ tục hành chính và áp dụng kiểm tra thuế theo rủi ro, nghĩa là chỉ kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về Thuế. Tuyệt đối không kiểm tra DN chấp hành tốt pháp luật về Thuế. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN tập trung SXKD.

- Để thực hiện được các vấn đề trên thì ngành Thuế cần đẩy mạnh đưa ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế. Từ khâu kê khai, nộp thuế điện tử và giờ là đẩy mạnh thực hiện hóa đơn điện tử.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế phải được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế, đảm bảo các thông tin làm cơ sở đánh giá rủi ro được tập hợp và cập nhật đầy đủ, bao gồm: Thông tin chung của người nộp thuế; Thông tin về hồ sơ khai thuế, căn cứ tính thuế; quản lý hồ sơ rủi ro trong nghiệp vụ đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế; thông tin vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra; hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro; các sản phẩm thông tin nghiệp vụ; tài khoản người sử dụng trên hệ thống; các thông tin khác có liên quan.

dựa trên bộ tiêu chí quản lý rủi ro được ban hành; kết nối hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chung của ngành Thuế, các hệ thống thông tin liên quan ngoài ngành Thuế để tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu nhằm đáp ứng: Đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế; đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro đối với người nộp thuế; cảnh báo rủi ro, phân luồng, đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ để định hướng, hỗ trợ kiểm tra, giám sát các nội dung quản lý thuế đối với các quy trình nghiệp vụ.

- Hệ thống thông tin nghiệp vụ tại cơ quan thuế được kết nối trực tuyến các hệ thống thông tin liên quan của Tổng cục Thuế với cơ quan thuế trong phạm vi cả nước để phục vụ theo dõi, giám sát và đưa ra các quyết định áp dụng các biện pháp giám sát, đôn đốc, kiểm tra và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật thuế.

- Quy định cụ thể trách nhiệm của đơn vị, công chức thuế các cấp trong việc xây dựng, quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác, sử dụng thông tin trên hệ thống thông tin nghiệp vụ phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ thuế.

Hiện nay, ngành Thuế đã rất sẵn sàng về cơ sở hạ tầng, CNTT để NNT có thể làm thủ tục nộp tất cả các loại thuế qua mạng. Mặt khác, việc nhận diện rủi ro trong công tác quản lý thuế là nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng, bước đầu cơ quan Thuế cũng đã đạt được một số kết quả khả quan như sau:

- Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính về thuế: Khi áp dụng cơ chế kê khai qua mạng thì hàng tháng cơ quan Thuế không phải gửi hàng triệu thông báo thuế nên ngành Thuế tiết kiệm được chi phí giấy mực, in ấn, cước phí bưu điện… đem lại một hiệu quả kinh tế không nhỏ, bởi chi phí thu càng thấp thì hiệu quả công tác quản lý thuế càng được nâng cao. Ngoài ra, khi thực hiện

khai thuế qua mạng thì nguồn nhân lực sẽ được giảm tải, do đó giảm được một phần lớn chi phí quản lý mà hiệu quả quản lý vẫn cao.

- Tạo tiền đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế của cơ quan Thuế:Thực hiện áp dụng cơ chế kê khai qua mạng cơ quan Thuế có điều kiện để hướng tới công tác quản lý thu thuế được tổ chức theo hướng ngày càng hiện đại và chuyên môn hóa nghiệp vụ cho từng bộ phận, thay vì cán bộ thuế sẽ phải nhập liệu số liệu trên tờ khai giấy, đồng thời phải bảo quản hồ sơ và tiến hành công tác kiểm tra tại đơn vị thì nay họ chỉ việc tập hợp số liệu trên máy và thực hiện phân tích rủi ro trên máy tính để phục vụ cho công tác kiểm tra của mình. Triển khai thực hiện cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho ngành thuế đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý mà cụ thể là đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý thu thuế. Đó là tiền đề để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kiểm soát giúp thông tin trong đơn vị được truyền tải một cách nhanh chóng nhất tới các bộ phận và giữa các bộ phận với nhau, thông tin dễ dàng được kết nối giữa các cơ quan ban ngành liên quan với nhau khi công việc yêu cầu cần có sự hỗ trợ thông tin với các bên liên quan khác đối với công tác kiểm tra đối tượng nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)