Giải pháp kiểm soát thu thuế TNDN trong việc kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 93 - 97)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Giải pháp kiểm soát thu thuế TNDN trong việc kiểm tra thuế

Cơ quan thuế cần thường xuyên rà soát quy trình kiểm tra, làm rõ phương thức lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra tại DN. Để thực hiện tốt yêu cầu kiểm tra Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh cần thực hiện các biện pháp kiểm soát theo chiều dọc như sau:

- Kiểm soát chất lượng công chức kiểm tra .

- Kiểm soát khâu kiểm tra của công chức trong lĩnh vực thuế TNDN. - Các biện pháp kiểm soát theo chiều ngang:

+ Hoàn thiện quy trình kiểm soát thuế để giảm bớt công việc trong quá trình kiểm tra.

+ Xây dựng quy trình kiểm tra các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

+ Xây dựng quy trình đối chiếu giữa quản lý thuế TNDN và quản lý các sắc thuế có liên quan (thuế giá trị gia trăng, thuế thu nhập cá nhân,...).

Chi cục thuế huyện Vĩnh Thạnh cần thành lập bộ phận phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế. Trên cơ sở đó đưa ra quy định lựa chọn theo ngành nghề, quy mô, địa bàn để kiểm tra; hoặc xác định được trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán kho hàng, tài sản… Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của ngành thuế để ngành thuế triển khai các chương trình kiểm tra sự tuân thủ hàng năm khi đã phân

tích, đánh giá chung về hành vi tuân thủ pháp luật của từng nhóm NNT trước đó; đồng thời, đảm bảo kiểm soát được mục đích kiểm tra, tránh lạm dụng, tiêu cực hoặc gây phiền hà người nộp thuế.

Quy trình kiểm tra thuế TNDN là quy trình xuyên suốt trong hoạt động kiểm soát thuế TNDN, để công tác kiểm tra đạt hiệu quả và khắc phục những tồn tại thì cần phải hoàn thiện quy trình kiểm tra thuế TNDN như sau:

- Xây dựng chương trình, kiểm tra trên máy tính sử dụng các tiêu thức khách quan trên cơ sở tính toán tự động các tỷ suất tài chính để xác định lựa chọn các trường hợp kiểm tra. Việc phân tích tài chính thuế bao gồm tập hợp, lọc và hiểu các thông tin tài chính về tình hình thuế của người nộp thuế. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các báo cáo tài chính và tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế.

+ Xây dựng sổ tay nghiệp vụ kiểm tra thuế TNDN trên cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn kiểm tra, tổng hợp tất cả các nghiệp vụ, các bước tiến cụ thể cho từng hình thức, loại hình kiểm tra, xác định các hành vi vi phạm, các hình thức trốn thuế, kinh nghiệm phát hiện đối với từng hành vi, từng NNT, hướng xử lý và các biện pháp ngăn ngừa vi phạm và xử lý sau kiểm tra.

Xác định trình tự, thời gian thực hiện các bước từ lúc thu thập thông tin, lập kế hoạch kiểm tra, rà soát tại cơ quan thuế, kiểm tra tại doanh nghiệp, hoặc chuyển sang điều tra, xử lý kết quả sau kiểm tra, lưu trữ hồ sơ cho đến khi tổng kết rút kinh nghiệm công tác kiểm tra.

Quy trình kiểm tra thuế TNDN là quy trình xuyên suốt trong hoạt động kiểm soát thuế TNDN, để công tác kiểm tra thuế TNDN đạt hiệu quả thì cần phải hoàn thiện quy trình kiểm tra thuế TNDN theo hướng đề xuất trên. Còn đối với giải pháp này thì chủ yếu thực hiện kiểm tra tại cơ quan thuế và thông qua 2 bước chính:

nộp thuế rồi mới lập kế hoạch kiểm tra chi tiết.

- Thực hiện kiểm tra thuế tại CQT trên cơ sở phân tích rủi ro các thông tin dữ liệu trên hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế. Xác định nội dung, phạm vi cần kiểm tra, nếu xác định NNT có dấu hiệu vi phạm về thuế TNDN thì mới tiến hành thành lập đoàn kiểm tra tại DN.

Thực hiện quy trình theo mô hình mới này có nhiều ưu điểm so với quy trình hiện tại:

- Việc phân tích rủi ro về NNT là tại cơ quan thuế, trên cơ sở tài liệu về lưu trữ về NNT, nhằm đảm bảo công tác kiểm tra tại doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra.

- Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan thuế có thể tổng hợp rút ra những kinh nghiệm để phục vụ tốt công tác điều tra hành chính về thuế, phân tích và lập kế hoạch kiểm tra cho năm sau, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát thuế TNDN.

- Xây dựng các đề án chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xây dựng; Đề án chống thất thu đối với hoạt động vận tải; Chống thất thu đối với hoạt động xuất nhập khẩu chuyển giá, doanh nghiệp gian lận trong việc hưởng ưu đãi thuế.

- Ưu tiên nguồn nhân lực và vật chất kiểm tra để triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Chi cục Thuế trong công tác chống thất thu thuế, tăng cường kiểm soát thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Xây dựng, phát triển một hệ thống tin học hoàn thiện và tăng cường ứng dụng hệ thống này nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm soát thuế TNDN.

- Tăng cường kiểm tra cơ sở kinh doanh xin tạm ngừng/nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn hoạt động. Công tác kiểm tra thuế đối với cơ sở kinh doanh cần tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp

thời các hành vi gian lận trốn thuế, xử lý thu hồi nợ đọng thuế.

+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra thuế, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ Cục Thuế giao; tăng cường công tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp thuộc diện rủi ro cao về thuế; phối hợp tốt với cơ quan chức năng đế thu thập dữ liệu ngoài hồ sơ khai thuế phục vụ có hiệu quả cho công tác kiểm tra cũng như xử lý kịp thời các trường hợp cố tình vi phạm.

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra dựa trên phân tích đánh giá rủi ro, tổ chức xây dựng chương trình kế hoạch ngay từ đầu năm, sắp xếp, sớm bổ sung nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra; triển khai giao nhiệm vụ cụ thể đến từng bộ phận; xây dựng lộ trình triển khai thực hiện, tổ chức triển khai giao việc và kiểm soát công việc của từng bộ phận.

+ Chú trọng công tác chuẩn bị, kiểm tra tại trụ sở NNT, theo đó triển khai phân tích chuyên sâu để lựa chọn các nội dung trọng tâm cần kiểm tra; Yêu cầu NNT cung cấp các thông tin theo quy định để đảm bảo rút ngắn thời gian kiểm tra tại trụ sở NNT.

+ Tăng cường triển khai kiểm tra NNT có dấu hiệu rủi ro cao về thuế: Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp thuộc kế hoạch kiểm tra được phê duyệt, tiến hành rà soát, tập trung kiểm tra ngay đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, hoàn thuế; về sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; về ưu đãi thuế.

+ Áp dụng kỹ năng kiểm tra phù hợp với từng đối tượng, kiểm tra, đảm bảo đạt hiệu quả cao trong công tác kiểm tra.

+ Tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác kiểm tra. Thực hiện phần mềm ứng dụng tin học hỗ trợ công tác kiểm tra thuế từ khâu thu nhập cơ sở dữ liệu của DN, chuyển đổi dữ liệu của DN để phân tích, đánh giá, xác định mức độ rủi ro phục vụ việc lựa chọn đối tượng kiểm tra, lập kế hoạch kiểm tra tại cơ quan Thuế và trụ sở NNT.

tra đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Tổ chức sắp xếp, sớm bổ sung nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra tối thiểu đạt khoảng 35% tổng số cán bộ công chức của đơn vị.

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế nâng cao năng lực và kỹ năng cho công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong việc phát hiện phương thức, thủ đoạn, hành vi gian lận mới đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, chú trọng kỹ năng thanh tra, kiểm tra người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử và thanh tra giá chuyển nhượng; triển khai việc sát hạch kiến thức và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra.

+ Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành, mở rộng về số lượng đơn vị kiểm tra. Theo đó, tập trung kiểm tra đối với việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ hoàn thuế, xử lý miễn giảm, gia hạn thuế, quản lý nợ thuế… Qua đó, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp công chức thuế do thiếu tinh thần trách nhiệm, hạn chế về trình độ, thông đồng, bao che, làm thất thoát nguồn thu. Tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng chính sách chế độ; hạn chế tối đa việc đơn thư khiếu nại kéo dài, khiếu nại đông người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)