7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Giải pháp kiểm soát nợ thuế
Tiếp tục triển khai Phương án thu hồi, xử lý nợ đọng thuế căn cứ theo Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 15/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Công văn số 4080/TCT-QLN ngày 19/10/2018 của Tổng cục Thuế. Theo đó, tập trung giải quyết kịp thời, đúng quy định các hồ sơ gia hạn nộp thuế, xóa nợ, nộp dần tiền thuế, không tính tiền chậm nộp để tránh tình trạng nợ chờ xử lý kéo dài; xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi; tăng cường việc thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu nợ vào NSNN, ngoài ra còn tiếp
tục thực hiện các công việc trọng tâm như sau:
3.3.3.1. Đối với nhóm nợ có khả năng thu
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung tại Thông tư số 215/TT- BTC ngày 31/12/2013, Thông tư 87/2018/TT-BTC ngày 27/9/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Quy trình Quản lý nợ Thuế kèm theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015; Quy trình cưỡng chế nợ Thuế ban hành kèm theo Quyết định số 751/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng Cục thuế, cụ thể:
+ Tích cực thực hiện tốt công tác tuyên truyền, động viên người nộp thuế thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cho NSNN; tạo điều kiện cho những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế, nhưng thật sự khó khăn về tài chính, ngành thuế áp dụng các biện pháp linh hoạt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo thu đủ tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp còn nợ.
+ Đối với những doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật về thuế, để nợ đọng thuế kéo dài, chây ỳ; để thu đủ tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp mà doanh nghiệp còn nợ, ngành thuế cương quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế, như: Trích tiền từ tài khoản, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, kê biên tài sản, thu tiền và tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ, thu hồi giấy đăng ký kinh doanh.
- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát doanh nghiệp có sử dụng vốn NSNN để thu nợ thuế khi thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước.
- Cơ quan Thuế giao chỉ tiêu thu nợ thuế đến từng bộ phận (phòng/đội) và từng công chức tham gia thu nợ thuế; đẩy mạnh thu thuế phát sinh, thu tối thiểu 97% thuế phát sinh đến 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp, tăng cường phân tích hồ sơ làm rõ nguyên nhân, gắn trách nhiệm của công chức thuế và
người đứng đầu khi để gia tăng nợ mới, gắn kết quả thu nợ với việc bình xét thi đua, khen thưởng.
- Tăng cường giám sát thuế TNDN đối với các doanh nghiệp nợ thuế tăng cường tổ chức đôn đốc thu ngay các khoản nợ mới phát sinh, tránh tình trạng để tuổi nợ dài gây khó khăn trong việc thu nợ thuế. Đối với các trường hợp thuộc diện cưỡng chế, kiên quyết thực hiện cưỡng chế nợ thuế, công khai thông tin NNT chây ỳ nợ thuế, không nộp tiền thuế đúng hạn lên báo, đài, trang thông tin điện tử của ngành Thuế và địa phương, niêm yết công khai tại các thôn, khu phố theo đúng quy định.
- Thực hiện phân loại tiền thuế nợ theo đúng tính chất nợ, đảm bảo việc phân loại phải đầy đủ hồ sơ, phản ánh đúng bản chất của khoản tiền thuế nợ, của từng trường hợp nợ thuế. Hàng tháng, tổ chức theo dõi chặt chẽ, sát sao, thường xuyên, liên tục tình hình nợ thuế tại Chi cục Thuế để kịp thời tham mưu cho Ban chỉ đạo chống thất thu huyện để chỉ đạo kịp thời công tác Quản lý, chống thất thu và thu hồi nợ đọng thuế.
3.3.3.2. Đối với nhóm nợ khó thu
- Kiên quyết thu nợ đối với những doanh nghiệp còn tài sản, còn công nợ phải thu bên thứ ba, nhất là những doanh nghiệp mà Nhà nước còn nợ chưa thanh toán vốn XDCB.
- Tiếp tục kiện toàn hồ sơ của nhóm nợ khó thu, trình cấp có thẩm quyền xử lý tiền thuế nợ, tiền chậm nộp của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, giải thể, phá sản, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp NSNN.
3.3.3.3. Biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Trong cơ chế tự khai, tự nộp, chế tài xử lý vi phạm pháp luật thuế không phải là mục tiêu chính của quản lý thuế mà chỉ là một công cụ nhằm khuyến khích sự tuân thủ. Trên bình diện tổng thể của quản lý thuế, xử lý vi
phạm pháp luật thuế mang nặng tính “răn đe” để hướng đối tượng nộp thuế thực hiện sự tuân thủ pháp luật thuế. Nếu mọi trường hợp không tuân thủ đúng pháp luật thuế đều được phát hiện, xử lý chính xác, nghiêm khắc, kịp thời thì có tác dụng phòng ngừa, thúc đẩy các đối tượng nộp thuế hướng đến sự tuân thủ pháp luật thuế. Ngược lại, nếu hệ thống thúc đẩy và xử phạt yếu sẽ là điều kiện làm lan nhanh sự không tuân thủ sang các đối tượng khác. Mặt khác, xử lý vi phạm pháp luật thuế nhằm bảo đảm sự công bằng trong việc đối xử giữa các đối tượng tuân thủ và không tuân thủ pháp luật thuế. Bởi vậy, việc quy định những nội dung xử lý vi phạm pháp luật thuế trong pháp luật quản lý thuế là cần thiết. Vi phạm pháp luật thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thuế do các doanh nghiệp thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về trật tự công và doanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.
Xử lý vi phạm pháp luật về thuế là các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức vi phạm pháp luật về thuế.
Xử lý vi phạm pháp luật về thuế chia thành xử lý hành vi vi phạm hành chính về thuế vàxử lý hành vi vi phạm hình sự về thuế:
- Hành vi vi phạm hành chính thuế là hành vi làm trái các quy định của pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do các tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến đến các lợi ích mà mà pháp luật thuế bảo vệ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Cơ sở ra quyết định xử phạt vi phạm chính là hành vi vi phạm pháp luật thuế.
+ Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là các tổ chức là đối tượng nộp thuế (đối tượng chủ yếu) hoặc các tổ chức khác có vi phạm pháp luật về thuế (đối tượng không củ yếu).
+ Quyết định hành chính là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thuế.
+ Xử phạt hành chính được áp dụng khi có hành vi vi phạm kể cả trong trường hợp chưa phát sinh thiệt hại.
+ Chỉ được xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Hành vi vi phạm hình sự về thuế là hành vi làm trái các quy định của pháp luật hình sự, do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được bảo vệ.
+ Chủ thể tiến hành xử lý hình sự đối với tội trốn thuế là các cơ quan tố tụng: Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thẩm quyền. Trong đó, chỉ có tòa án mà cụ thể là hội đồng xét xử mới có thẩm quyền quyết định có hay có không có hành vi phạm tội trong lĩnh vực quản lý thuế.
- Về hình thức xử lý cũng quy định cụ thể tại các Điều từ 105 đến 108 Luật Quản lý thuế. Theo đó, khi phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định hành vi đó thuộc loại nào và cách thức xử lý ra sao. Việc quy định rõ ràng như vậy đã tránh được sự lúng túng của cơ quan thuế trong việc xử lý vi phạm pháp luật thuế.
- Quy định rõ thẩm quyền xử phạt cho từng hành vi vi phạm, các hành vi vi phạm các thủ tục thuế thì thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì cần phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc quy định rõ như vậy tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, xử phạt tràn lan, không đúng thẩm quyền.
Bên cạnh những ưu điểm, pháp luật xử lý vi phạm pháp luật thuế còn có rất nhiều hạn chế làm cho hành vi vi phạm pháp luật thuế ngày càng gia tăng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận và thực trạng kiểm soát thu thuế TNDN, công tác quản lý thuế nói chung và kiểm soát thu thuế TNDN nói riêng tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất định, đảm bảo triển khai, thực hiện công bằng pháp luật thuế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của NNT, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển, vừa đảm bảo nguồn thu NSNN. Tuy nhiên, công tác kiểm soát thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh trong thời gian qua còn bộc lộ một số mặt hạn chế nhất định, chương này đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh theo 05 yếu tố cấu thành bộ phận của hệ thống KSNB theo COSO 2013 và vận dụng chuẩn mực INTOSAI phù hợp cho cơ quan thuế; đồng thời đề xuất một số kiến nghị liên quan đến công tác kiểm soát thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh.
KẾT LUẬN CHUNG
Cùng với chủ trương cải cách thủ tục hành chính Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế, việc cải cách hệ thống thuế ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về mặt xây dựng chính sách cũng như việc quản lý thu thuế. Để đáp ứng với yêu cầu quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường, Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh đã từng bước cải tiến phương thức quản lý, cách thức kiểm soát thu thuế TNDN, từng bước xoá bỏ cơ chế chuyên quản, chuyển dần sang cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp phát huy tính chủ động cho NNT bằng việc thực hiện mô hình quản lý theo chức năng. Quá trình cải cách đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong quá trình thực hiện nên kết quả kiểm soát thu chưa cao: Các hiện tượng gian lận thuế, trốn thuế, chây ỳ, nợ đọng thuế còn phổ biến, diễn ra dưới nhiều hình thức và ngày càng tinh vi, khó phát hiện hơn, ý thức chấp hành pháp luật thuế của một bộ phận NNT chưa cao.
Bằng lý luận và thực tiễn, luận văn đã đặt ra và giải quyết tương đối đầy đủ vấn đề kiểm soát thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh:
- Hệ thống hóa về lý luận trên cơ sở lý thuyết của COSO 2013 và của INTOSAI; làm rõ các vấn đề lý luận về kiểm soát thu thuế TNDN, trình bày được cách thức tổ chức kiểm soát thu thuế TNDN theo mô hình quản lý chức năng.
- Luận văn đã khảo sát thực trạng kiểm soát thu thuế TNDN thông qua hệ thống KSNB tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh dựa theo 05 yếu tố cơ bản cấu thành của hệ thống KSNB đó là: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát sẽ giúp Lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh thấy những mặt đã làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại của nó.
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác kiểm soát thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh; đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước, Tổng cục Thuế, các cấp chính quyền liên quan đến công tác kiểm soát thu thuế TNDN. Đây là sự đóng góp mới của luận văn và là mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã được hoàn thành một cách khoa học./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thuế các tỉnh, thành phố.
[2]. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính Phủ,
[3]. Cục Thuế tỉnh Bình Định (2012-2016), Báo cáo công tác đào tạo từ 2012 - 2016. về thuế từ năm 2012 - 2016.
[4].Cục Thuế tỉnh Bình Định (2012-2016), Báo cáo tổng kết công tác ngành thuế
hàng năm từ năm 2012 - 2016.
[5].Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
[6]. Võ Đường Hân (2014),“Vận dụng phương pháp kiểm toán vào hoạt động
thanh tra thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình Định” Luận
văn Thạc sĩ kế toán, trường Đại học Quy Nhơn.
[7].Trần Văn Khương (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công
tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình Định”,
Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
[8]. Lê Thị Hồng Lũy (2012), “Tăng cường kiểm soát thuế Giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng. [9].Quốc hội (2006), Luật số 78/2006/QH11 quy định Luật Quản lý thuế.
[10]. Quốc hội (2009), Luật số 45/2009/QH12 quy định Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
[11]. Quốc hội (2012), Luật số 17/2012/QH13 quy định Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
[12]. Quốc hội (2012), Luật số 21/2012/QH13 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
Chí Minh.
[14].Lê Thị Thanh Thảo (2013), “Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Quận Tân Phú - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
[15]. Tổng cục Thuế (2008), Ban hành Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 Quy trình kiểm tra thuế.
[16]. Tổng cục Thuế (2009), Ban hành Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày
28/7/2015 Quy trình thanh tra thuế.
[17]. Tổng cục Thuế (2009), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho công chức mới.
[18]. Tổng cục Thuế (2010), Ban hành Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục
Thuế trực thuộc Cục Thuế.
[19]. Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục thuế.
[20]. Tổng cục Thuế (2011), Ban hành Quyết định số 881/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 Quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế.
[21]. Tổng cục Thuế (2011), Ban hành Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày
28/7/2015 Quy trình quản lý nợ thuế.
[22]. Tổng cục Thuế (2011), Ban hành Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế.
[23]. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định số 2351/QĐ-TCT ban hành quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế “một cửa”
[24].Lê Thị Thanh Thảo (2013), “Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Quận Tân Phú - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kỹ thuật công nghệ