Giải pháp kiểm soát thuế TNDN trong giai đoạn đăng ký, kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 90 - 93)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Giải pháp kiểm soát thuế TNDN trong giai đoạn đăng ký, kê

3.3.1. Giải pháp kiểm soát thuế TNDN trong giai đoạn đăng ký, kê khai thuế TNDN thuế TNDN

3.3.1.1. Giải pháp chung

- Tiếp tục duy trì phối hợp chặt chẽ với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thực hiện cấp mã số doanh nghiệp đối với DN mới thành lập, thay đổi thông tin đăng ký thuế, tạm ngưng kinh doanh, khôi phục kinh doanh, đóng cửa doanh nghiệp, rà soát đóng mã số thuế các doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu Tư, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 và Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT- BKHĐT-BTC ngày 23/02/2016 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính.

- Thực hiện công tác đăng ký thuế đáp ứng yêu cầu phân công cơ quan thuế quản lý tự động trên hệ thống Quản lý thuế tập trung TMS, cơ quan Thuế căn cứ danh sách doanh nghiệp đã được phân công tự động cho đơn vị mình

quản lý, phát hành thông báo hướng dẫn, hỗ trợ từng doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc thực hiện thủ tục phát hành sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế...

- Rà soát, phân cấp lại cơ quan Thuế quản lý (chuyển đổi giữa Cục Thuế và Chi cục Thuế) cho phù hợp đối với những trường hợp NNT được Chi cục Thuế quản lý có chi nhánh trong cùng tỉnh hạch toán phụ thuộc và mã số thuế nộp hộ lại do Cục Thuế quản lý hoặc ngược lại.

- Tiếp tục chuẩn hóa dữ liệu trên Hệ thống quản lý thuế tập trung như: Rà soát điều chỉnh mã Chương cho phù hợp với thông tin thay đổi về cơ cấu vốn điều lệ của NNT theo quy định, cập nhật thay đổi thông tin cán bộ quản lý, rà soát, đôn đốc xử lý những trường hợp đã chuyển trạng thái ngưng hoạt động chưa chấm dứt hiệu lực mã số thuế đang làm thủ tục giải thể, chuyển trạng thái hoạt động đối với hộ kinh doanh ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh…

- Phối hợp cung cấp thông tin doanh nghiệp theo yêu cầu của các cơ quan, ban ngành trong và ngoài ngành Thuế

3.3.1.2. Giải pháp cụ thể

- Thường xuyên rà soát thông tin doanh nghiệp, mã số thuế để có biện pháp quản lý chính xác NNT trong phạm vi địa bàn quản lý. Kịp thời đóng mã số thuế của NNT bỏ trốn, mất tích, giải thể phá sản, xác định đúng NNT phải nộp hồ sơ khai thuế. Cập nhật số lượng tờ khai phải nộp vào dữ liệu của ngành, thông báo, nhắc nhở NNT nộp tờ khai thuế đúng qui định, kịp thời xử lý vi phạm. Thực hiện triệt để việc ấn định thuế đối với NNT không nộp tờ khai thuế.

- Tiếp tục duy trì khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử đảm bảo 100% doanh nghiệp kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử.

Kết quả giám sát kê khai thuế TNDN của từng doanh nghiệp được phân công theo dõi, quản lý thuế, việc nhận xét mức độ rủi ro trong kê khai thuế và đề xuất biện pháp quản lý rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể;

Căn cứ kết quả giám sát kê khai của từng công chức thuế, Đội trưởng Đội Kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, ghi nhận xét đánh giá kết quả giám sát kê khai, đề xuất giảỉ pháp xử lý các trường hợp, nhóm ngành nghề có rủi ro kê khai thuế (theo từng mức độ) trình lãnh đạo Chi cục Thuế xem xét, chỉ đạo để triển khai thực hiện;

Xử lý hạch toán kịp thời, chuẩn xác các loại tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế vào Hệ thống TMS để phục vụ cho công tác giám sát kê khai thuế đảm bảo đầy đủ, đúng thời gian quy định. Phân công công chức trực tiếp phối hợp, hỗ trợ Đội Kiểm tra thuế thực hiện kết xuất dữ liệu từ Hệ thống TMS để lập các báo cáo giám sát trên excel được nhanh chóng, chính xác, hiệu quả;

Phối hợp với các Đội thuế liên quan, thực hiện ngay việc rà soát, chuẩn hóa dữ liệu đăng ký thuế trên Hệ thống TMS (bao gồm NNT là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp, các cá nhân kinh doanh...) đảm bảo dữ liệu đăng ký thuế phải luôn luôn khớp đúng với thực tế quản lý tại Chi cục Thuế.

- Tăng cường công tác giám sát chéo giữa các bộ phận trong Chi cục: Thực hiện giám sát chéo giữa các bộ phận: Bộ phận kê khai giám sát việc khai thuế TNDN của các doanh nghiệp, bộ phận kiểm tra, kiểm tra hồ sơ tại bàn độc lập với bộ phận kê khai, đối chiếu dữ liệu của bộ phận kê khai, nhận diện các trường hợp rủi ro, đưa vào diện lập kế hoạch kiểm tra hoặc giải trình thông tin bổ sung cho cơ quan thuế;

Bộ phận ấn chỉ thực hiện giám sát, thẩm hạch biên lai của cán bộ thuế thu từ tiền thuế của hộ kinh doanh, bộ phận kế toán tiền thuế giám sát độc lập, đối chiếu với bộ phận ấn chỉ, tổng hợp số tiền lên bảng kê và nộp vào ngân

sách nhà nước. Việc này tránh tình trạng cán bộ thuế thu tiền không nộp vào NSNN chiếm dụng tiêu xài cá nhân;

Bộ phận quản lý nợ theo dõi, đôn đốc các khoản nợ của NNT, bộ phận kê khai tiến hành nhận dự liệu nộp tiền thuế từ hệ thống nộp thuế điện tử để chấm bộ trừ nợ. Hai bộ phận này giám sát, đối chiếu số liệu nợ cuối kỳ của NNT lẫn nhau. Tránh tình trạng nợ ảo, nợ sắc thuế này nhưng lại thừa sắc thuế kia hoặc DN có thể thông đồng với cán bộ thuế điều chỉnh giảm nợ gây thất thu cho NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)