7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Quan điểm kế thừa có chọn lọc
Mục đích của ngành Thuế là phải bảo đảm được yêu cầu động viên đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, các cơ sở kinh doanh trong khu vực tập thể, tư nhân, cá thể; điều tiết các thu nhập cao và quá cao không hợp lý, góp phần thực hiện tích luỹ nội bộ nền kinh tế quốc dân, cân đối thu chi ngân sách, cân đối tiền hàng, ổn định vật giá, tiền tệ; thực hiện kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn mọi hoạt động sản xuất, phát triển theo hướng có lợi cho nền kinh tế, tích cực góp phần thúc đẩy cải tạo, củng cố xã hội chủ nghĩa, tăng cường chống đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép, trốn lậu thuế. Ngày nay, tuy cơ cấu ngành, tổ chức bộ máy, hệ thống văn bản pháp luật đã có nhiều điểm cải tiến để phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế hiện nay nhưng về mặt chính sách, chủ trương thì vẫn được kế thừa và phát huy tích cực. Chính sách thuế trước đây thể hiện việc chú trọng việc điều tiết thu nhập, đảm bảo nguồn thu, tức là bề nổi của công tác thu thuế, còn ngày nay thì chú trọng hơn đến những yếu tố nội tại của ngành thuế, những rủi ro bên trong ảnh hưởng tới công tác thu vì vậy đang ngày càng hướng đến việc hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành, nâng cao chất lượng quản lý nhằm đảm bảo tối đa nhất nguồn thu như mục tiêu ngay ban đầu thành lập của ngành.
Sự chuyển đổi nền kinh tế sang định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải thay đổi các cơ chế chính sách về tài chính và ngân sách. Những mô hình quản lý hiện đại hiệu quả trên thế giới đã giúp cho chúng ta có cái nhìn khác hơn về cách thức quản lý, không còn là việc chú trọng tới công tác đẩy mạnh nguồn thu bằng cách quy định về hình thức thu, phương thức thu một cách đơn giản nữa mà phải xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ để ngăn ngừa những rủi ro phát sinh trong nội tại ngành Thuế đó mới đạt được hiệu quả tốt nhất, chú trọng công tác thu bên ngoài và xây dựng tốt hệ thống quản lý kiểm soát bên trong sẽ giúp bộ máy thuế hoạt động một cách hữu hiệu và hiệu quả một cách lâu dài. Những đòi hỏi khách quan và thiết thực nêu trên đã làm tiền đề cho việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức và công tác kiểm tra, kiểm soát cần được thực hiện độc lập, có tổ chức, liên tục trong mọi giai đoạn hoạt động. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và sau đó là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Luật Kiểm toán nhà nước 2005 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế Việt Nam cũng đã chủ động xây dựng và ban hành Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục thuế và Quyết định số 118/QĐ-TCT ngày 26/01/2011 và Quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế làm cơ sở cho việc tăng cường thanh tra, kiểm soát nội bộ trong ngành Thuế. Những văn bản trên của Chính phủ cũng như của Tổng cục Thuế đặt nền tảng để hướng tới việc ngày
càng hoàn thiện về hệ thống kiểm soát nội bộ. Ta dễ dàng nhận thấy những hướng dẫn này được xây dựng trên cơ sở tham khảo lý thuyết COSO 1992 và Hướng dẫn chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI: điều đó thể hiện qua việc tổ chức, phân công trách nhiệm rõ ràng cấp quản lý đến các bộ phận, quy định quy tắc ứng xử đồng thời đưa ra các biện pháp xử phạt đối với hành vi vi phạm của các cán bộ thuế, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên bằng việc thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn và tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, trình độ cao, xây dựng quy trình kiểm tra, chặt chẽ và xây dựng hệ thống thông tin quản lý để kiểm soát thông tin trong nội bộ và trong công tác thu. Việc ứng dụng một cách đúng đắn lý thuyết COSO và Chuẩn mực kiểm soát nội bộ INTOSAI vào thực trạng ngành thuế Việt Nam sẽ giúp chúng ta đạt được một số điều sau:
- Một môi trường hoạt động và làm việc hữu hiệu và hiệu quả: công việc được phân công đúng người đúng việc, đạo đức năng lực nhân viên được nâng cao.
- Xây dựng một hệ thống nhận diện rủi ro tốt, xử lý tốt các tình huống rủi ro xảy ra hay ít nhất là ngăn chặn để rủi ro xảy ra một cách ít nhất.
- Hệ thống kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo công việc được thực hiện đúng quy trình đưa ra và đạt được hiệu quả chất lượng tốt nhất.
- Xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông nhanh chóng và chính xác và bảo mật, đảm bảo yêu cầu đưa ra quyết định của người quản lý và giúp tiết kiệm thời gian cho NNT, tránh được sự rườm rà trong các thủ tục hành chính như trước đây và hạn chế được rất nhiều việc mất mát thông tin về người nộp thuế như việc lưu trữ chứng từ giấy, nó còn giúp cho cán bộ thuế và NNT có thể cập nhật một cách kịp thời nhất các thông tin chính sách mới.
- Giám sát hiệu quả để hạn chế những sai phạm xảy ra trong quá trình làm việc, nâng cao trách nhiệm và ý thức của các cán bộ thuế trong việc xử lý
thông tin và hạn chế những việc làm vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng tới mục tiêu của ngành.