Vai trò của độ mặn (S‰) đối với đời sống thủy sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 25 - 26)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.1 Vai trò của độ mặn (S‰) đối với đời sống thủy sinh

Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity - độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước.

Độ mặn ảnh hưởng đến nồng độ ôxy hòa tan trong nước. Khả năng hòa tan của oxy trong nước giảm khi độ mặn tăng lên. Khả năng hòa tan của oxy trong nước biển ít hơn khoảng 20% so với nước ngọt khi ở cùng nhiệt độ. [11] Sinh vật nước mặn tồn tại ở độ mặn lên tới 40‰, tuy nhiên nhiều sinh vật nước ngọt không thể sống khi độ mặn vượt quá 1‰. [11]

Độ mặn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố, dinh dưỡng sinh trưởng, sinh sản, tỉ lệ sống và di cư của thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2006). [11]

Động vật thủy sinh như tôm, cá đều có một cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu để duy trì sự trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Áp suất thẩm thấu ổn định sẽ bảo đảm cho quá trình trao đổi nước và sự sống của tế bào. Mỗi loài sẽ có một quá trình trao đổi nước và muối với môi trường bên

ngoài khác nhau tùy thuộc vào loài sống ở môi trường nước mặn hay ngọt. Điều hòa muối là quá trình hoạt động của cơ thể giữ nguyên được độ mặn và thành phần muối nhất định của mình chống lại những biến đổi của môi trường ngoài. (Nguyễn Văn Thường, 2000).

Quy luật biến đổi chung của thủy sinh vật theo sự biến đổi của nồng độ muối: khi độ mặn của môi trường tăng lên hay giảm xuống, thành phần loài và cả số lượng đều nghèo đi, kích thước cơ thể, tế bào cũng giảm đi. Độ mặn của dịch cơ thể thủy sinh vật bao giờ cũng trong khoảng 5-8‰ và đây là ngưỡng sinh lý chung ở thủy sinh vật. Khi độ mặn môi trường ngoài vượt quá khả năng điều hòa thì sinh vật chuyển sang sống tiềm sinh sau khi thải ra ngoài môi trường một lượng nước khá lớn. Mỗi loài thủy sinh vật nói chung đều sống nơi có độ mặn thích hợp (Nguyễn Văn Thường, 2000).

Những cá thể chỉ chịu đựng các thay đổi nhỏ về nồng độ các chất hòa tan ở môi trường ngoài được gọi là có tính hẹp muối, còn những loài điều chỉnh được sự thẩm thấu theo biên độ rộng về độ mặn của môi trường thì gọi là có tính rộng muối. [6]

Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến điều hòa áp suất thẩm thấu của cá, khi thay đổi độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của tôm cá nuôi đều gây sốc, làm giảm khả năng đề kháng bệnh của chúng. [11]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)