Tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông qua các giai đoạn nuôi thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 74 - 84)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.3. Tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông qua các giai đoạn nuôi thương

từ cá giống ương ở độ mặn 5‰

Tỷ lệ sống của cá được định kỳ kiểm tra 30 ngày một lần. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.24.

Bảng 3.24. Tỷ lệ sống (%) của cá rô đầu vuông qua các giai đoạn nuôi thƣơng phẩm từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰

Nghiệm thức Giai đoạn nuôi

0 - 30 ngày 30 - 60 ngày 60 - 90 ngày 0 - 90 ngày L1 96,67a 98,28a 99,12a 94,17a

L2 98,33a 97,46a 97,39a 93,33a

L3 98,33a 97,46a 97,39a 93,33a

L4 90,00b 91,67b 97,97a 80,00b

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4

0-30 ngày 30-60 ngày 60-90 ngày 0- 90 ngày Giai đoạn nuôi (mm/ngày)

L1(0‰) L2(5‰) L3(10‰) L4(15‰)

Nhìn chung, tỷ lệ sống của cá tăng dần qua các giai đoạn nuôi, điều đó cho thấy cá thích nghi dần với độ mặn theo thời gian nuôi. Tuy nhiên, khả năng sống sót của cá có sự khác nhau giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn nuôi. Ở giai đoạn 0 -30 ngày, tỷ lệ sống của cá ở L4 đạt thấp nhất (90%), tiếp đến là nghiệm thức L1 (96,67%), L2 và L3 (98,33%). Tuy nhiên, đến giai đoạn 30 – 60 ngày nuôi, khả năng sống sót của cá ở L1, L2 và L3 là như nhau (p>0,05) và cao hơn nghiệm thức còn lại (L4). Đến giai đoạn 60 – 90 ngày nuôi thì không có sự khác nhau về khả năng sống sót của cá giữa các nghiệm thức (p>0,05).

Xét chung cho cả quá trình nuôi (90 ngày) thì tỷ lệ sống của cá ở L4 vẫn kém hơn các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Giữa L1, L2 và L3 không có sự khác nhau về khả năng sống sót của cá (p>0,05).

Mặc dù tỷ lệ sống của cá có sự biến đổi khác nhau ở các nghiệm thức thí nghiệm nhưng nhìn chung đều đạt giá trị rất cao, dao động từ 80 – 94,17%. Kết quả nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trong ao của Nguyễn Đức Trường (2013) cũng cho tỷ lệ sống của cá trên 80%.

Kết hợp với các kết quả về sinh trưởng của cá có thể nhận định rằng, cá rô đầu vuông có thể thích ứng tốt với môi trương nước lợ trong giai đoạn nuôi thương phẩm, đặc biệt là ở khoảng độ mặn ≤ 10‰.

Hình 3.15: Biểu đồ tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông qua các giai đoạn nuôi thƣơng phẩm từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰

3.3.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 5‰ nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 5‰

Dựa vào sinh trưởng tích lũy khối lượng và lượng thức ăn tiêu thụ của cá chúng tôi tính toán hệ số thức ăn ở các nghiệm thức L1, L2, L3, L4 (tương ứng với độ mặn 0, 5, 10 và 15‰). Kết quả được trình bày ở Bảng 3.25.

Bảng 3.25. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá rô đầu vuông trong nuôi thƣơng phẩm từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰

Nghiệm

thức Thức ăn Thời gian nuôi FCR

L1 Công nghiệp 90 1,55

L2 Công nghiệp 90 1,50

L3 Công nghiệp 90 1,53

L4 Công nghiệp 90 1,95

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 0 20 40 60 80 100 120

0-30 ngày 30-60 ngày 60-90 ngày 0-90 ngày Giai đoạn nuôi

Tỷ lệ sống(%)

L1(0‰) L2(5‰) L3(10‰) L4(15‰)

Có thể thấy rằng, FCR ở các nghiệm thức tương đối thấp (dao động từ 1,50 đến 1,95), tuy nhiên có sự khác nhau ở các nghiệm thức. FCR đạt thấp nhất là ở L2 (1,50), tiếp đến là ở L3 (1,53), L1 (1,55) và cao nhất là ở L4 (1,95). Như vậy, việc nuôi cá rô đầu vuông ở môi trường có độ mặn 5‰ và 10‰ có thể giảm FCR. Tuy nhiên, nếu nuôi cá ở môi trường có độ mặn 15‰ thì lại làm cho FCR tăng.

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá rô đầu vuông trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với thực tế nuôi cá rô đầu vuông thâm canh trong ao của các hộ dân ở tỉnh Hậu Giang (FCR là 1,46). Điều này cũng có thể được lý giải là do sự khác biệt về môi trường nuôi; chúng tôi nuôi cá trong bể 1m3 nên sẽ hạn chế sinh trưởng của cá so với nuôi trong ao đất có diện tích lớn. Tuy nhiên, rõ ràng FCR của cá rô đầu vuông thấp hơn nhiều so với cá rô đồng. Theo Trần Minh Phú và cộng sự. (2006), FCR của cá rô đồng nuôi trong ao dao động từ 2,82 – 3,08.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Đối với thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hương lên cá giống

Ương cá rô đầu vuông từ cá hương lên cá giống trong môi trường nước ngọt và ở độ mặn 5‰ cho kết quả như nhau về sinh trưởng, sống sót của cá. Tuy nhiên, ương cá ở độ mặn (10‰ và 15‰) làm cho cá giảm sinh trưởng và sống sót, ngoài ra còn làm tăng cao hệ số tiêu tốn thức ăn (đặc biệt là ở độ mặn 15‰).

Đối với thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 0‰.

Con giống cá rô đầu vuông được ương lên ở nước ngọt có thể thích nghi tốt với độ mặn lên đến 10‰ trong quá trình nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, ở độ mặn 15‰ thì sinh trưởng và sống sót của cá sẽ giảm, đồng thời tăng hệ số tiêu tốn thức ăn.

Đối với thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 5‰.

Con giống cá rô đầu vuông được ương lên ở độ mặn 5‰ có thể thích nghi tốt với độ mặn lên đến 10‰ trong quá trình nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, ở độ mặn 15‰ thì sinh trưởng và sống sót của cá sẽ giảm, đồng thời tăng hệ số tiêu tốn thức ăn.

Trong giai đoạn ương cá hương lên cá giống, có thể ương cá ở môi trường nước ngọt hoặc ở nước lợ 5‰ vì cả hai đều cho kết quả tương đương nhau. Tuy nhiên, cá giống đã được ương ở nước ngọt hoặc ở độ mặn 5‰ đều cho thấy khả năng thích ứng như nhau với độ mặn lên đến 10‰ trong quá trình nuôi thương phẩm. Vì vậy, người nuôi có thể sử dụng trực tiếp cá giống được ương ở nước ngọt để nuôi thương phẩm trong môi trường nước lợ bằng việc thuần hóa độ mặn cho cá trước khi đưa vào nuôi mà không nhất thiết phải sử dụng con giống đã được ương ở môi trường nước lợ (5‰) trước đó.

2. Kiến nghị

Cần xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông với qui mô lớn hơn ở các vùng nước lợ trong tỉnh có độ mặn dao động dưới 10‰ để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của mô hình trước khi phổ biến cho bà con nông dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thúc Bảo (2012), Đặc điểm hình thái phân loại và cấu tạo hệ tiêu hóa của cá rô đồng và cá rô đầu vuông phân bố một số thủy vực vùng đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

[2] Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS) (2004), Kỹ thuật sản suất giống và nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[3] Đỗ Thị Thanh Hương và Ngô Tú Trinh (2013), “Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của cá lóc (Channa striata)”, Tạp chí khoa học Trường Đại Học Cần Thơ, số 25, tr. 247-254, Trường Đại học Cần Thơ.

[4] Nguyễn Văn Khanh (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus, Bloch, 1792), Trường Đại học Nông lâm Huế.

[5] Nguyễn Văn Kiểm (1999), Kỹ thuật sinh sản nhân tạo một số loài cá nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ.

[6] Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993), Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng song Cửu Long, Báo cáo khoa học, Đại học Cần Thơ [7] Dương Nhựt Long (2003), Kỹ thuật nuôi cá rô đồng, Báo cáo khoa học,

Trường Đại học Cần Thơ.

[8] Nguyễn Thanh Long (2015), “Mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm ở tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ (2011), số 40, tr. 53-59, Trường Đại học Cần Thơ.

[9] Phạm Thành Nam và Đỗ Thị Thanh Hương (2011) “Ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, ion và tăng trưởng của cá trê vàng lai (Clarias macrocephalus Gunther × Clarias

gariepinus) giai đoạn giống”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2011, số 20b, tr. 39-47, Trường Đại Học Cần Thơ.

[10] Trần Nguyên Ngọc (2012), Nghiên cứu sản xuất giống cá rô đầu vuông Anabas testudineus, Bloch, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Huế. [11] Trần Minh Phú, Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền (2006), “Thực nghiệm nuôi thâm canh cá rô đồng (Anabas testudineus) bằng thức ăn viên với các hàm lượng đạm khác nhau”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 2006(10), tr. 104-109.

[12] Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang (2006), Quản lý chất lượng nước, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

[13] Trần Kiều Lan Phương (2011), “So sánh sự khác biệt về hình thái gen cá rô đầu vuông”.

[14] Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngộ Hải, Dương Nhựt Long (2009), Giáo trình nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

[15] Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu (2013), “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ đến sự phát triển phôi của cá Song hổ (Epinephelus fuscoguttatus)”, Tạp chí khoa học và phát triển 2013(11), số 1, tr.41-45.

[16] Ngô Hữu Toàn, Lê Văn Dân và Trần Thị Thu Sương (2010), “Hiệu quả nuôi vỗ thành thục, cho sinh sản nhân tạo, ương nuôi giống cá rô đồng ở Bắc Miền Trung Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010, số 12, tr. 54-58.

[17] Huỳnh Đức Trung (2013), Thử nghiệm sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá rô đầu vuông, Trại giống thủy đặc sản nước ngọt Hòa Khương, Đà Nẵng.

vuông (Anabas sp), Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản, Quảng Ninh.

[19] Vũ Anh Tuấn (2015), Mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại Nghĩa Đàn, Tạp chí Khoa học – Công nghệ, Nghệ An.

[20] Vương Học Vinh, Trần Thị Kim Tuyến, Bùi Thị Kim Xuyến, Tống Minh Chánh (2012), “Ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình thụ tinh và phát triển phôi của cá tra nghệ (Pangasius kunyit)”, Tuyển tập hội nghị khoa học trẻ ngành thủy sản toàn quốc lần thứ III, trang 114-119.

[21] Mai Đình Yên (Chủ biên), Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan (1992), Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ,NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

[22] Dương Thúy Yên và Trương Ngọc Trinh (2013), So sánh đặc điểm hình thái của rô đầu vuông và cá rô đồng tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ

[23] Dương Thúy Yên (2014), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số chỉ số đa dạng di truyền của các dòng cá rô đồng (Anabas testudineus) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.

[24] Dương Thúy Yên, Phạm Thanh Liêm (2014), Mối quan hệ giữa kích cỡ và các chỉ tiêu sinh sản cá rô đầu vuông (Anabas testudineus), Trường Đại học Cần Thơ.

[25] Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương và Dương Nhựt Long (2014), Ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông giai đoạn cá bột lên giống và giai đoạn nuôi thương phẩm, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.

Tài liệu tiếng Anh

[26] Christina Swnson (1998), Interactive effect of salinity on metabolic rate, activity, growth and osmoregulation in euryhaline milkfish (chanos chanos), USA.

[27] Cotton Charles F., Walker Randal L. and Recicar Todd C. (1999), “Effects of temperature and salinity on growth of juvenile black sea bass, with implications for aquaculture”, North American journal of aquaculture (2003), vol.65, No.4, pp. 330-338.

[28] Popma T. and M. Masser (1999), “Tilapia: life history and biology”,

SRAC publication, No (283), 4p, United States Department of Agr, USA.

[29] Pullin R.S.V. and R.H. Lowe-McConell (1982), The biology and culture of tilapia, ICLARM ConfProc., Manila, Philippine.

Trang Web:

[30] Triển vọng từ mô hình nuôi cá rô đầu vuông, Trạm Khuyến nông -

Khuyến ngư huyện Điện Biên, Địa chỉ:

http://baodienbienphu.info.vn/tin-tuc/kinh-te/148400/trien-vong-tu- mo-hinh-nuoi-ca-ro-dau-vuong, [truy cập ngày 30/09/2018].

[31] Nuôi cá rô đầu vuông tại Côn Đảo đạt hiệu quả cao, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Địa chỉ: http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/hoat-dong-khuyen-

nong/chuyen-giao-tbkt/ba-ria-vung-tau-nuoi-ca-ro-dau-vuong-tai- con-dao-dat-hieu-qua-cao_t114c30n4536, [truy cập ngày 27/09/2018].

[32] Nuôi cá rô đầu vuông: Hiệu quả bước đầu thừ mô hình thí điểm, Địa chỉ: http://baophuyen.com.vn/82/94763/hieu-qua-buoc-dau-tu-mo-

hinh-thi-diem.html, [truy cập ngày 02/10/2018].

[33] Bình Thuận: Nuôi cá rô đầu vuông ở Nghị Đức, Báo Bình Thuận, Địa chỉ: http://www.thuysanvietnam.com.vn/binh-thuan-nuoi-ca-ro-dau- vuong-o-nghi-duc-article-3822.tsvn, [truy cập ngày 02/10/2018]. [34] Đưa cá rô đầu vuông lên Tây Nguyên, Sở Thông tin và Truyền thông

Đắk Lắk, Địa chỉ: https://baogialai.com.vn/channel/722/201209/ca- ro-dau-vuong-len-tay-nguyen-2188683/, [truy cập ngày

05/10/2018].

[35] Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao, Địa chỉ: http://kinhtedothi.vn/nuoi-ca-ro-dau-vuong-thoi-gian-ngan-hieu- qua-cao-95171.html, [truy cập ngày 03/10/2018].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)