3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010, phần mềm IBM SPSS 20.0 để xử lý số liệu và phân tích ANOVA một yếu tố để so sánh sự sai khác của các chỉ tiêu khảo sát giữa các nghiệm thức thí nghiệm.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hƣởng của độ mặn đến sinh trƣởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hƣơng lên cá giống
3.1.1. Các yếu tố môi trường nước trong thời gian ương cá hương lên cá giống giống
Chất lượng nước đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Sự sống sót, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật thủy sinh phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường. Mỗi thủy sinh vật có thể sống trong một điều kiện môi trường cụ thể nhất định, khi điều kiện sống thay đổi, hoạt động của chúng sẽ thay đổi theo tùy mức độ ảnh hưởng. Chính vì vậy, trong nuôi trồng thủy sản chúng ta phải nắm được quy luật về sự biến thiên của các yếu tố môi trường để có những biện pháp kỹ thuật nhằm tạo ra môi trường sống thích hợp cho động vật thủy sản.
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO, NH3, là những thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Khi các yếu tố môi trường này nằm trong khoảng giới hạn thích hợp của động vật thủy sản nói chung và của cá nói riêng thì chúng mới sinh trưởng và phát triển thuận lợi, nhờ đó kết quả nghiên cứu mới chính xác.
Trong thời gian ương nuôi cá, các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, pH và DO được kiểm tra vào lúc 8 giờ và 14 giờ hàng ngày, kết quả trình bày Bảng 3.1
Bảng 3.1. Các yếu tố môi trƣờng giai đoạn ƣơng cá hƣơng lên cá giống
Nghiệm thức
Nhiệt độ (0C) pH DO (mg/l)
Min Max TB Min Max TB Min Max TB
NT1 24 31 27,42 6,5 6,9 6,81 4,5 6 5,22
NT2 24 31 27,37 6,8 7,2 7,09 4,5 6 5,28
NT3 24 31 27,38 7 7,4 7,12 4,5 6 5,25
NT4 24 31 27,38 7,3 7,7 7,13 4,5 6 5,20
+ Thí nghiệm được bố trí trong trại giống có mái lợp và che xung quanh nên nhiệt độ trung bình trong các nghiệm thức tương đối ổn định, dao động từ 27,37 0C đến 27,42 0
C. Khoảng nhiệt độ này nằm trong mức thích hợp cho quá trình sinh trưởng của cá rô đầu vuông. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô đồng là 23 - 350C (Dương Thúy Yên, 2014) [23].
Theo Dương Nhựt Long (2003), nhiệt độ nước trong bể và ao ương cá rô đồng từ 27 – 29,80
C và 29 - 320C không ảnh hưởng bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô đồng trong quá trình ương, phù hợp với các đặc điểm sinh thái và sinh học của cá ngoài tự nhiên. [7]
+ Giá trị pH của nước tăng dần theo chiều tăng của độ mặn. Cụ thể, pH trung bình thấp nhất (6,81) ở NT1 (0‰) và cao nhất (7,13) ở NT4 (15‰). Sở dĩ giá trị pH có sự thay đổi giữa các nghiệm thức là do nguồn nước ngọt sử dụng trong thí nghiệm có pH thấp hơn so với nguồn nước biển nên khi pha nồng độ muối khác nhau thì giá trị pH có sự khác nhau, nồng độ muối càng cao thì giá trị pH càng lớn. Cá rô đầu vuông phát triển tốt trong môi trường có độ pH nằm trong khoảng 6,5 - 8,5. Như vậy, pH nước trong các bể thí nghiệm thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cá rô đầu vuông.
+ Trong suốt quá trình thí nghiệm hàm lượng oxy hòa tan thấp nhất là 4,5mg/l và cao nhất là 6 mg/l. Đây được xem là ngưỡng oxy hòa tan trong
nước thích hợp cho cá thí nghiệm phát triển.
Tóm lại, với điều kiện môi trường ở các bể ương cá rô đầu vuông giống tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu - Phù Mỹ - Bình Định, có nhiệt độ trung bình dao động (27,37 - 27,420
C), chỉ số pH dao động (6,81 - 7,13), hàm lượng oxy hòa tan (5,20 - 5,28mg/l) đều nằm trong ngưỡng thích hợp để cá giống sinh trưởng tốt.
3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hương lên cá giống đoạn cá hương lên cá giống
3.1.2.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng tích lũy khối khối lượng của cá
Kết quả theo dõi sự sinh trưởng khối lượng cá ở giai đoạn cá hương lên cá giống tại 4 độ mặn khác 0‰, 5‰, 10‰, 15‰ (tương ứng với 4 nghiệm thức NT1, NT2, NT3 VÀ NT4) được thể hiện ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Sinh trƣởng tích lũy khối lƣợng (g) của cá rô đầu vuông ở giai đoạn ƣơng cá hƣơng lên cá giống
Nghiệm thức Thời gian ƣơng
0 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày
NT1 1,50±0,12a 1,88±0,10a 2,41±0,13a 3,03±0,14a
NT2 1,50±0,12a 1,87±0,10a 2,42±0,11a 3,02±0,13a
NT3 1,50±0,12a 1,85±0,11b 2,29±0,11b 2,77±0,13b
NT4 1,50±0,12a 1,83±0,11c 2,25±0,13c 2,71±0,12c
Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Kết quả cho thấy rằng, sinh trưởng tích lũy khối lượng của cá rô đầu vuông giai đoạn ương cá hương lên cá giống tăng dần theo thời gian ương. Cụ thể, từ 0 đến 30 ngày ương, sinh trưởng tích lũy về khối lượng của cá ở NT1 (độ mặn 0‰) tăng từ 1,5 đến 3,03g, ở NT2 (độ mặn 5‰) từ 1,5 đến
3,02g, ở NT3 (độ mặn 10‰) từ 1,5 đến 2,77g và ở NT4 (độ mặn 15‰) từ 1,5 đến 2,71g.
Tại các thời điểm khảo sát (10, 20 và 30 ngày), sinh trưởng tích lũy khối lượng cá ở nghiệm thức NT1 và NT2 đều thể hiện sự vượt trội so với NT3 và NT4 (p<0,05). Khối lượng của cá ở nghiệm thức NT4 đạt giá trị thấp nhất (p<0,05). Cụ thể, tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (30 ngày ương) khối lượng thân cá ở NT1 và NT2 đạt lần lượt là 3,03g và 3,02g, trong khi đó khối lượng cá ở NT3 và NT4 chỉ là 2,77g và 2,71g. Tuy nhiên, sinh trưởng khối lượng thân cá ở NT1 và NT2 không sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, có thể nói rằng, ương cá rô đầu vuông từ cá hương lên cá giống ở độ mặn 5‰ vẫn cho sinh trưởng khối lượng tương đương với ương trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, nếu ương cá ở các độ mặn tăng dần (10‰ và 15‰) thì sinh trưởng tích lũy khối lượng thân cá có xu hướng thấp dần.
Hình 3.1. Biểu đồ sinh trƣởng tích lũy khối lƣợng cá giai đoạn cá hƣơng lên cá giống
3.1.2.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng tích lũy chiều dài thân của cá
Kết quả theo dõi sự sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá ở giai đoạn cá hương lên cá giống tại 4 độ mặn khác 0‰, 5‰, 10‰, 15‰ (tương ứng với 4
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
0 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày Thời gian ƣơng
Khối lƣợng (g)
NT1 (0‰) NT2 (5‰) NT3 (10‰) NT4 (15‰)
nghiệm thức NT1, NT2, NT3 VÀ NT4) được thể hiện ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Sinh trƣởng tích lũy chiều dài thân (mm) của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hƣơng lên cá giống
Nghiệm thức Thời gian ƣơng
0 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày
NT1 22,00±0,04a 30,33±1,62a 39,33±1,76a 48,92±1,94a
NT2 22,00±0,04a 30,32±1,68a 39,26±1,62a 48,80±2,07a
NT3 22,00±0,04a 29,18±1,82b 36,98±2,03b 45,11±2,13b
NT4 22,00±0,04a 29,09±1,73b 36,64±1,86b 44,62±2,26b
Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, sinh trưởng tích lũy dài thân cá giai đoạn ương cá hương lên cá giống biến thiên tăng dần theo thời gian ương. Cụ thể, từ 0 đến 30 ngày ương, sinh trưởng tích lũy về chiều dài cá ở NT1 tăng từ 22 đến 48,92mm, ở NT2 từ 22 đến 48,8mm, ở NT3 từ 22 đến 45,11mm và ở NT4 từ 22 đến 44,62mm.
Tại tất cả các thời điểm khảo sát (10, 20 và 30 ngày), sinh trưởng tích lũy khối lượng cá ở nghiệm thức NT1 và NT2 đều thể hiện sự vượt trội so với NT3 và NT4 (p<0,05). Tuy nhiên, sinh trưởng tích lũy dài thân cá ở NT1 và NT2 không sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tương tự như vậy, giữa NT3 và NT4 cũng không khác nhau (p>0,05). Cụ thể, tại thời điểm kết thúc thí nghiệm, chiều dài của cá ở NT1 là 30,33mm, tương đương với NT2 (30,32mm), trong khi đó ở NT3 là 29,18mm tương đương với NT4 (29,09mm). Như vậy, ương cá rô đầu vuông từ cá hương lên cá giống ở độ mặn 5‰ vẫn cho sinh trưởng chiều dài thân tương đương với ương trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, khi ương cá ở nước có độ mặn lớn hơn (10‰ hoặc 15‰) thì cá sinh trưởng chiều dài thân chậm hơn.
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trƣởng tích lũy dài thân của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hƣơng lên cá giống
3.1.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở giai đoạn cá hương lên cá giống
Dựa vào kết quả sinh trưởng tích lũy khối lượng cá, chúng tôi xác định giá trị sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở các nghiệm thức NT1(0‰), NT2(5‰), NT3(10‰), NT4(15‰). Kết quả được trình bày ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Sinh trƣởng tuyệt đối khối lƣợng cá (g/ngày)
Nghiệm thức
Giai đoạn ƣơng
0 -10 ngày 10 - 20 ngày 20 -30 ngày 0 – 30 ngày NT1 0,038±0,001a 0,053±0,001a 0,061±0,009a 0,051±0,004a
NT2 0,037±0,001a 0,055±0,001a 0,060±0,009a 0,051±0,004a
NT3 0,035±0,001b 0,044±0,001b 0,048±0,009b 0,042±0,004b
NT4 0,034±0,001b 0,041±0,001c 0,046±0,009c 0,040±0,004c
Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân cá có xu hướng tăng dần qua các giai đoạn ương (Bảng 3.4). Cụ thể, qua các giai đoạn 0 – 10 ngày, 10 – 20
0 10 20 30 40 50 60
0 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày Thời gian ƣơng
dài (mm)
NT1 (0‰) NT2 (5‰) NT3 (10‰) NT4 (15‰)
ngày và 20 – 30 ngày, sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân cá ở NT1 lần lượt là 0,038, 0,053 và 0,061g/ngày, ở NT2 lần lượt là 0,037, 0,055 và 0,060 g/ngày, ở NT3 lần lượt là 0,035, 0,044 và 0,048 g/ngày, ở NT4 lần lượt là 0,034, 0,041 và 0,046g/ngày.
Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân cá có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Ở giai đoạn 0 – 10 ngày ương, sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở NT1 và NT2 cao hơn NT3 và NT4 (p<0,05), tuy nhiên giữa NT1 và NT2 cũng như giữa NT3 và NT4 không khác nhau (p>0,05). Ở giai đoạn 10 – 20 ngày và 20 – 30 ngày thí nghiệm, sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân cá giữa NT1 và NT2 vẫn không khác nhau (p>0,05) và đạt giá trị cao nhất, nhưng thấp nhất là NT4 (p<0,05).
Xét chung cho cả thí nghiệm (30 ngày ương), nghiệm thức NT1 (ương cá độ mặn 0‰) và NT2 (ương cá ở độ mặn 5‰) vẫn thể hiện sự vượt trội về sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân cá so với NT3 (ương cá ở độ mặn 10‰) và NT4 (ương cá ở độ mặn 15‰) (p<0,05), trong đó NT4 là nghiệm thức cho kết quả thấp nhất. Như vậy, tương tự như sinh trưởng tích lũy khối lượng, có thể nói rằng ương cá rô đầu vuông từ cá hương lên cá giống ở độ mặn 5‰ vẫn cho sinh trưởng tuyệt đối khối lượng tương đương với ương trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, nếu ương cá ở độ mặn càng cao thì sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân cá càng thấp.
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối khối lƣợng thân cá ở giai đoạn cá hƣơng lên cá giống
3.1.2.4. Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ở giai đoạn cá hương lên cá giống
Dựa vào kết quả sinh trưởng tích lũy dài thân cá, chúng tôi xác định giá trị sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở các nghiệm thức NT1(0‰), NT2(5‰), NT3(10‰), NT4(15‰). Kết quả được trình bày ở Bảng 3.5
Bảng 3.5 Sinh trƣởng tuyệt đối chiều dài thân (mm/ngày) của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hƣơng lên giống
Nghiệm thức
Giai đoạn ƣơng
0-10 ngày 10-20 ngày 20-30 ngày 0-30 ngày
NT1 0,83±0,16a 0,90±0,23a 0,96±0,16a 0,90±0,06a
NT2 0,83±0,17a 0,89±0,21a 0,95±0,19a 0,89±0,07a
NT3 0,72±0,18b 0,78±0,14b 0,81±0,19b 0,77±0,07b
NT4 0,71±0,17b 0,76±0,14b 0,80±0,17b 0,75±0,08b
Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07
0-10 ngày 10-20 ngày 20-30 ngày 0-30 ngày Giai đoạn ƣơng
(g/ngày)
NT1 (0‰) NT2 (5‰) NT3 (10‰) NT4 (15‰)
Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá có xu hướng tăng dần qua các giai đoạn ương (Bảng 3.5). Cụ thể, qua các giai đoạn 0 – 10 ngày, 10 – 20 ngày và 20 – 30 ngày, sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ở NT1 đạt lần lượt là 0,83, 0,9 và 0,96 g/ngày, ở NT2 lần lượt là 0,83, 0,89 và 0,95 g/ngày, ở NT3 lần lượt là 0,72, 0,78 và 0,81 g/ngày, ở NT4 lần lượt là 0,71, 0,76 và 0,8 g/ngày.
Sinh trưởng tuyệt đối chiều thân cá có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Ở tất cả các giai đoạn khảo sát, sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ở NT1 và NT2 luôn cao hơn NT3 và NT4 (p<0,05) tuy nhiên giữa NT1 và NT2 cũng như giữa NT3 và NT4 không khác nhau (p>0,05).
Xét chung cho cả thí nghiệm (30 ngày ương), nghiệm thức NT1 (ương cá độ mặn 0‰) và NT2 (ương cá ở độ mặn 5‰) vẫn thể hiện sự vượt trội về sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá so với NT3 (ương cá ở độ mặn 10‰) và NT4 (ương cá ở độ mặn 15‰) (p<0,05). Như vậy, tương tự như sinh trưởng tích lũy chiều dài thân, có thể nói rằng ương cá rô đầu vuông từ cá hương lên cá giống ở độ mặn 5‰ vẫn cho sinh trưởng tuyệt đối chiều dài tương đương với ương trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, nếu ương cá ở độ mặn cao hơn (10‰ và 15‰) thì sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá thấp hơn.
Hình 3.4. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối chiều thân cá ở giai đoạn cá hƣơng lên cá giống
3.1.3. Tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông ở giai đoạn ương cá hương lên cá giống giống
Ở thí nghiệm này, tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức NT1(0‰), NT2(5‰), NT3(10‰), NT4(15‰) được kiểm tra định kỳ 10 ngày một lần. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tỷ lệ sống (%) của cá rô đầu vuông ở giai đoạn ƣơng cá hƣơng lên cá giống
Nghiệm thức Giai đoạn ƣơng
0-10 ngày 10-20 ngày 20-30 ngày 0-30 ngày
NT1 98,30a 98,47a 98,80a 95,67a
NT2 98,00a 98,64a 98,97a 95,67a
NT3 93,33b 96,25a 98,51a 88,00b
NT4 92,50b 96,03b 97,98a 86,67b
Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Tỷ lệ sống của cá có xu hướng tăng dần qua các giai đoạn ương (Bảng
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
0-10 ngày 10-20 ngày 20-30 ngày 0-30 ngày Thời gian ƣơng
(mm/ngày)
NT1 (0‰) NT2 (5‰) NT3 (10‰) NT4 (15‰)
3.6), điều đó cho thấy cá dần dần thích nghi với điều kiện ương nuôi ở các bể thí nghiệm. Cụ thể, qua các giai đoạn 0 – 10 ngày, 10 – 20 ngày và 20 – 30 ngày, tỷ lệ sống của cá ở NT1 lần lượt là 98,3%, 98,47%, 98,8%, ở NT2 lần lượt là 98%, 98,64%, 98,97%, ở NT3 lần lượt là 93,33%, 96,25 %, 98,51%, ở NT4 lần lượt là 92,5%, 96,03%, 97,98%, 86,67%.
Ở hai giai đoạn đầu (0 – 10 ngày và 10 – 20 ngày ương), tỷ lệ sống của cá ở NT1 và NT2 đạt cao hơn NT3 và NT4 (p<0,05). Điều này cho thấy trong 20 ngày nuôi đầu cá được ương ở độ mặn cao hơn (10‰ và 15‰) chết nhiều hơn so với cá được ương trong môi trường nước ngọt và ở độ mặn 5‰. Nguyên nhân có thể là vì cá ương ở độ mặn cao chưa kịp thích nghi với sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ thể và môi trường sống. Kết quả tương tự cũng được thấy ở cá chép trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiểm (2004). Tác giả này ương cá chép giống ở độ mặn 13‰; sau 48 giờ cá chết 20%, sau 72 giờ cá chết 36,6% và sau 96 giờ cá chết 40% [14]. Tuy nhiên, ở giai đoạn 20 – 30 ương, tỷ lệ sống của cá giữa các nghiệm thức không khác nhau (p>0,05), chứng tỏ cá đã thích nghi với môi trường nước ở các bể thí nghiệm.
Xét chung cho cả thí nghiệm (30 ngày ương), cá được ương ở nước ngọt (NT1) và ở độ mặn 5‰ (NT2) có khả năng sống sót là 95,67% cao hơn cá ương ở độ mặn 10‰ (NT3) 88% và ở độ mặn 15‰(NT4) là 86,67% (p<0,05). Tỷ lệ sống của cá ở NT1 không khác NT2 và ở NT3 không khác NT4 (p>0,05).
Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, sau 30 ngày ương cá rô đầu vuông cá hương lên giống, trong giai 2m2
200con/giai, tỷ lệ sống của cá đạt 79,8 – 84,9% (Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương và Dương Nhựt Long,