Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hương lên cá giống.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm.

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG ĐỘ MẶN CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG Ở GIAI ĐOẠN ƢƠNG CÁ HƢƠNG ĐẾN CÁ GIỐNG VÀ GIAI ĐOẠN

NUÔI THƢƠNG PHẨM

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hương lên cá giống

Ương ở độ mặn 0‰ Ương ở độ mặn 5‰ Ương ở độ mặn 15‰ Ương ở độ mặn 10‰

Đánh giá sinh trưởng, sống sót

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của

cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ

mặn 0‰

Lựa chọn cá

giống khỏe Lựa chọn cá giống khỏe

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá

giống ương ở độ mặn 5‰ Nuôi ở độ mặn 0‰ Nuôi ở độ mặn 5‰ Nuôi ở độ mặn 10‰ Nuôi ở độ mặn 15‰ Nuôi ở độ mặn 0‰ Nuôi ở độ mặn 5‰ Nuôi ở độ mặn 10‰ Nuôi ở độ mặn 15‰

Đánh giá sinh trưởng, sống sót

Đánh giá sinh trưởng, sống sót

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và chăm sóc cá thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hương đến cá giống

- Chọn cá thí nghiệm: Chọn những cá hương khỏe mạnh, có khối lượng trung bình 1,5g và chiều dài thân trung bình 22mm từ giai ương của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trong bể composite (1m3). Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức NT1 (đối chứng), NT2, NT3, NT4 tương ứng với việc bố trí ương cá tại độ mặn lần lượt là 0‰, 5‰, 10‰ và 15‰. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

+ Đối với NT1: Sử dụng trực tiếp nguồn nước ngọt từ giếng trần của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

+ Các nghiệm thức còn lại (NT2, NT3, NT4): Sử dụng nguồn nước ngọt lấy từ nước giếng trần của Trạm và nguồn nước mặn lấy từ biển ở xã Mỹ Đức để pha thành nước có độ mặn tương ứng theo phương pháp Pearson square.

- Mật độ cá thí nghiệm: 200 con/bể

- Thời gian thí nghiệm: 30 ngày

- Chăm sóc và quản lý: Công tác chăm sóc, quản lý trong quá trình tiến hành thí nghiệm giữa các nghiệm thức là như nhau.

+ Thức ăn sử dụng: Cho cá ăn thức ăn công nghiệp chất lượng cao 42% đạm, thức ăn dạng viên nổi, cỡ 0,5 - 1 mm. Khẩu phần ăn 6 - 10 % khối lượng thân. Cho cá ăn ngày 2 lần (sáng vào lúc 7 – 8 giờ và chiều vào lúc 16 – 17 giờ). Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng ăn, có thể

giảm hoặc ngừng cho ăn.

+ Trong thời gian thí nghiệm, định kỳ 10 ngày thay nước 1 lần, thay 25% lượng nước trong bể, xi phong đáy hàng ngày. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện sục khí.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 0‰.

- Chọn cá thí nghiệm: Chọn cá giống khỏe mạnh, có khối lượng trung bình 3,0g và có chiều dài thân 50mm từ bể ương ở 0‰ của thí nghiệm 1.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trong bể composite (1m3). Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức N1 (đối chứng), N2, N3, N4 tương ứng với việc bố trí nuôi cá tại độ mặn lần lượt là 0‰, 5‰, 10‰ và 15‰. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

+ Đối với N1: Sử dụng trực tiếp nguồn nước ngọt từ giếng trần của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

+ Đối với các nghiệm thức còn lại (N2, N3, N4): Sử dụng nguồn nước ngọt lấy từ nước giếng trần đã sục khí và nguồn nước mặn lấy từ biển ở xã Mỹ Đức để pha thành nước có độ mặn tương ứng theo phương pháp Pearson square.

- Mật độ cá thí nghiệm: 40 con/bể

- Thời gian thí nghiệm: 90 ngày

- Chăm sóc và quản lý: Công tác chăm sóc, quản lý trong quá trình tiến hành thí nghiệm giữa các nghiệm thức là như nhau.

+ Thức ăn sử dụng: Cho cá ăn thức ăn công nghiệp 35 - 40% đạm, thức ăn dạng viên nổi, cỡ 1 – 1,2 mm. Khẩu phần ăn 8 - 10 % khối lượng thân. Cho cá ăn ngày 2 lần (sáng vào lúc 7 – 8 giờ và chiều vào lúc 16 – 17 giờ).

Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng ăn, có thể giảm hoặc ngừng cho ăn.

+ Trong thời gian thí nghiệm, định kỳ 10 ngày thay nước 1 lần, thay 25% lượng nước thí nghiệm, xi phong đáy hàng ngày. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện không sục khí.

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 5‰.

- Chọn cá thí nghiệm: Chọn những cá giống khỏe mạnh, có khối lượng trung bình 3,0 g và có chiều dài thân 50 mm từ bể ương ở 5‰ của thí nghiệm 1.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trong bể composite (1m3). Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức L2 (đối chứng) L21, L3, L4 tương ứng với việc bố trí nuôi cá tại độ mặn lần lượt là 0‰, 5‰, 10‰ và 15‰. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

+ Đối với L1: Sử dụng trực tiếp nguồn nước ngọt từ giếng trần của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

+ Đối với các nghiệm thức còn lại (L2, L3, L4): Sử dụng nguồn nước ngọt lấy từ nước giếng trần đã sục khí và nguồn nước mặn lấy từ biển ở xã Mỹ Đức để pha thành nước có độ mặn tương ứng theo phương pháp Pearson square.

- Mật độ cá thí nghiệm: 40 con/bể

- Thời gian thí nghiệm: 90 ngày

- Chăm sóc và quản lý: Công tác chăm sóc, quản lý trong quá trình tiến hành thí nghiệm giữa các nghiệm thức là như nhau.

ăn dạng viên nổi, cỡ 1 – 1,2 mm. Khẩu phần ăn 8 - 10 % khối lượng thân. Cho cá ăn ngày 2 lần (sáng vào lúc 7 – 8 giờ và chiều vào lúc 16 – 17 giờ). Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng ăn, có thể giảm hoặc ngừng cho ăn.

+ Trong thời gian thí nghiệm, định kỳ 10 ngày thay nước 1 lần, thay 25% lượng nước thí nghiệm, xi phong đáy hàng ngày. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện không sục khí.

2.3.2. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

2.3.2.1. Xác định các thông số môi trường nước

+ Nhiệt độ: đo hàng ngày bằng nhiệt kế thủy ngân, độ chính xác 1 0 C. + pH: đo hàng ngày bằng máy đo pH điện tử loại HANNA, độ chính xác 0,01.

+ Hàm lượng oxy hòa tan: đo hằng ngày bằng máy đo oxy điện tử loại HANNA, độ chính xác 0,01.

+ Đo độ mặn bằng khúc xạ kế (độ chính xác 1‰)

2.3.2.2. Theo dõi sinh trưởng và sống sót của cá

Định kỳ 10 ngày (đối với thí nghiệm 1) và 30 ngày (đối với thí nghiệm 2 và 3) cân khối lượng cá (sai số 0,01g) và đo chiều dài thân cá để đánh giá sinh trưởng.

- Sinh trƣởng tuyệt đối khối lƣợng và chiều dài thân cá đƣợc xác định theo công thức: 1 0 1 0 W W A t t   

Trong đó:

A: Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng (gam/ngày) hay dài toàn thân (mm/ngày).

W0: Khối lượng (gam) hay dài toàn thân (mm) ở thời điểm khảo sát trước.

W1:Khối lượng (gam) hay dài toàn thân (mm) ở thời điểm khảo sát sau. t1- t0: Khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (ngày).

- Tỷ lệ sống của cá:

Định kỳ 10 ngày (đối với thí nghiệm 1) và 30 ngày (đối với thí nghiệm 2 và 3) kiểm tra tỷ lệ sống của cá cùng với thời điểm kiểm tra sinh trưởng cá. Tỷ lệ sống của cá được xác định theo công thức:

S(%) =

Trong đó:

S1: Là số lượng cá đầu kỳ khảo sát S2: Là số lượng cá cuối kỳ khảo sát

2.3.2.3. Xác định hệ số chuyển hóa thức ăn

Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá được xác định theo công thức:

FCR =

Trong đó: FCR: hệ số tiêu tốn thức ăn.

P: Tổng khối lượng thức ăn cá sử dụng (gam).

W: Khối lượng cá tăng trưởng (gam).

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010, phần mềm IBM SPSS 20.0 để xử lý số liệu và phân tích ANOVA một yếu tố để so sánh sự sai khác của các chỉ tiêu khảo sát giữa các nghiệm thức thí nghiệm.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hƣởng của độ mặn đến sinh trƣởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hƣơng lên cá giống

3.1.1. Các yếu tố môi trường nước trong thời gian ương cá hương lên cá giống giống

Chất lượng nước đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Sự sống sót, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật thủy sinh phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường. Mỗi thủy sinh vật có thể sống trong một điều kiện môi trường cụ thể nhất định, khi điều kiện sống thay đổi, hoạt động của chúng sẽ thay đổi theo tùy mức độ ảnh hưởng. Chính vì vậy, trong nuôi trồng thủy sản chúng ta phải nắm được quy luật về sự biến thiên của các yếu tố môi trường để có những biện pháp kỹ thuật nhằm tạo ra môi trường sống thích hợp cho động vật thủy sản.

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO, NH3, là những thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Khi các yếu tố môi trường này nằm trong khoảng giới hạn thích hợp của động vật thủy sản nói chung và của cá nói riêng thì chúng mới sinh trưởng và phát triển thuận lợi, nhờ đó kết quả nghiên cứu mới chính xác.

Trong thời gian ương nuôi cá, các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, pH và DO được kiểm tra vào lúc 8 giờ và 14 giờ hàng ngày, kết quả trình bày Bảng 3.1

Bảng 3.1. Các yếu tố môi trƣờng giai đoạn ƣơng cá hƣơng lên cá giống

Nghiệm thức

Nhiệt độ (0C) pH DO (mg/l)

Min Max TB Min Max TB Min Max TB

NT1 24 31 27,42 6,5 6,9 6,81 4,5 6 5,22

NT2 24 31 27,37 6,8 7,2 7,09 4,5 6 5,28

NT3 24 31 27,38 7 7,4 7,12 4,5 6 5,25

NT4 24 31 27,38 7,3 7,7 7,13 4,5 6 5,20

+ Thí nghiệm được bố trí trong trại giống có mái lợp và che xung quanh nên nhiệt độ trung bình trong các nghiệm thức tương đối ổn định, dao động từ 27,37 0C đến 27,42 0

C. Khoảng nhiệt độ này nằm trong mức thích hợp cho quá trình sinh trưởng của cá rô đầu vuông. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô đồng là 23 - 350C (Dương Thúy Yên, 2014) [23].

Theo Dương Nhựt Long (2003), nhiệt độ nước trong bể và ao ương cá rô đồng từ 27 – 29,80

C và 29 - 320C không ảnh hưởng bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô đồng trong quá trình ương, phù hợp với các đặc điểm sinh thái và sinh học của cá ngoài tự nhiên. [7]

+ Giá trị pH của nước tăng dần theo chiều tăng của độ mặn. Cụ thể, pH trung bình thấp nhất (6,81) ở NT1 (0‰) và cao nhất (7,13) ở NT4 (15‰). Sở dĩ giá trị pH có sự thay đổi giữa các nghiệm thức là do nguồn nước ngọt sử dụng trong thí nghiệm có pH thấp hơn so với nguồn nước biển nên khi pha nồng độ muối khác nhau thì giá trị pH có sự khác nhau, nồng độ muối càng cao thì giá trị pH càng lớn. Cá rô đầu vuông phát triển tốt trong môi trường có độ pH nằm trong khoảng 6,5 - 8,5. Như vậy, pH nước trong các bể thí nghiệm thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cá rô đầu vuông.

+ Trong suốt quá trình thí nghiệm hàm lượng oxy hòa tan thấp nhất là 4,5mg/l và cao nhất là 6 mg/l. Đây được xem là ngưỡng oxy hòa tan trong

nước thích hợp cho cá thí nghiệm phát triển.

Tóm lại, với điều kiện môi trường ở các bể ương cá rô đầu vuông giống tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu - Phù Mỹ - Bình Định, có nhiệt độ trung bình dao động (27,37 - 27,420

C), chỉ số pH dao động (6,81 - 7,13), hàm lượng oxy hòa tan (5,20 - 5,28mg/l) đều nằm trong ngưỡng thích hợp để cá giống sinh trưởng tốt.

3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hương lên cá giống đoạn cá hương lên cá giống

3.1.2.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng tích lũy khối khối lượng của cá

Kết quả theo dõi sự sinh trưởng khối lượng cá ở giai đoạn cá hương lên cá giống tại 4 độ mặn khác 0‰, 5‰, 10‰, 15‰ (tương ứng với 4 nghiệm thức NT1, NT2, NT3 VÀ NT4) được thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Sinh trƣởng tích lũy khối lƣợng (g) của cá rô đầu vuông ở giai đoạn ƣơng cá hƣơng lên cá giống

Nghiệm thức Thời gian ƣơng

0 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày

NT1 1,50±0,12a 1,88±0,10a 2,41±0,13a 3,03±0,14a

NT2 1,50±0,12a 1,87±0,10a 2,42±0,11a 3,02±0,13a

NT3 1,50±0,12a 1,85±0,11b 2,29±0,11b 2,77±0,13b

NT4 1,50±0,12a 1,83±0,11c 2,25±0,13c 2,71±0,12c

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết quả cho thấy rằng, sinh trưởng tích lũy khối lượng của cá rô đầu vuông giai đoạn ương cá hương lên cá giống tăng dần theo thời gian ương. Cụ thể, từ 0 đến 30 ngày ương, sinh trưởng tích lũy về khối lượng của cá ở NT1 (độ mặn 0‰) tăng từ 1,5 đến 3,03g, ở NT2 (độ mặn 5‰) từ 1,5 đến

3,02g, ở NT3 (độ mặn 10‰) từ 1,5 đến 2,77g và ở NT4 (độ mặn 15‰) từ 1,5 đến 2,71g.

Tại các thời điểm khảo sát (10, 20 và 30 ngày), sinh trưởng tích lũy khối lượng cá ở nghiệm thức NT1 và NT2 đều thể hiện sự vượt trội so với NT3 và NT4 (p<0,05). Khối lượng của cá ở nghiệm thức NT4 đạt giá trị thấp nhất (p<0,05). Cụ thể, tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (30 ngày ương) khối lượng thân cá ở NT1 và NT2 đạt lần lượt là 3,03g và 3,02g, trong khi đó khối lượng cá ở NT3 và NT4 chỉ là 2,77g và 2,71g. Tuy nhiên, sinh trưởng khối lượng thân cá ở NT1 và NT2 không sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, có thể nói rằng, ương cá rô đầu vuông từ cá hương lên cá giống ở độ mặn 5‰ vẫn cho sinh trưởng khối lượng tương đương với ương trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, nếu ương cá ở các độ mặn tăng dần (10‰ và 15‰) thì sinh trưởng tích lũy khối lượng thân cá có xu hướng thấp dần.

Hình 3.1. Biểu đồ sinh trƣởng tích lũy khối lƣợng cá giai đoạn cá hƣơng lên cá giống

3.1.2.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng tích lũy chiều dài thân của cá

Kết quả theo dõi sự sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá ở giai đoạn cá hương lên cá giống tại 4 độ mặn khác 0‰, 5‰, 10‰, 15‰ (tương ứng với 4

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

0 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày Thời gian ƣơng

Khối lƣợng (g)

NT1 (0‰) NT2 (5‰) NT3 (10‰) NT4 (15‰)

nghiệm thức NT1, NT2, NT3 VÀ NT4) được thể hiện ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Sinh trƣởng tích lũy chiều dài thân (mm) của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hƣơng lên cá giống

Nghiệm thức Thời gian ƣơng

0 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày

NT1 22,00±0,04a 30,33±1,62a 39,33±1,76a 48,92±1,94a

NT2 22,00±0,04a 30,32±1,68a 39,26±1,62a 48,80±2,07a

NT3 22,00±0,04a 29,18±1,82b 36,98±2,03b 45,11±2,13b

NT4 22,00±0,04a 29,09±1,73b 36,64±1,86b 44,62±2,26b

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)