Phương pháp bố trí thí nghiệm và chăm sóc cá thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 34 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và chăm sóc cá thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hương đến cá giống

- Chọn cá thí nghiệm: Chọn những cá hương khỏe mạnh, có khối lượng trung bình 1,5g và chiều dài thân trung bình 22mm từ giai ương của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trong bể composite (1m3). Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức NT1 (đối chứng), NT2, NT3, NT4 tương ứng với việc bố trí ương cá tại độ mặn lần lượt là 0‰, 5‰, 10‰ và 15‰. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

+ Đối với NT1: Sử dụng trực tiếp nguồn nước ngọt từ giếng trần của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

+ Các nghiệm thức còn lại (NT2, NT3, NT4): Sử dụng nguồn nước ngọt lấy từ nước giếng trần của Trạm và nguồn nước mặn lấy từ biển ở xã Mỹ Đức để pha thành nước có độ mặn tương ứng theo phương pháp Pearson square.

- Mật độ cá thí nghiệm: 200 con/bể

- Thời gian thí nghiệm: 30 ngày

- Chăm sóc và quản lý: Công tác chăm sóc, quản lý trong quá trình tiến hành thí nghiệm giữa các nghiệm thức là như nhau.

+ Thức ăn sử dụng: Cho cá ăn thức ăn công nghiệp chất lượng cao 42% đạm, thức ăn dạng viên nổi, cỡ 0,5 - 1 mm. Khẩu phần ăn 6 - 10 % khối lượng thân. Cho cá ăn ngày 2 lần (sáng vào lúc 7 – 8 giờ và chiều vào lúc 16 – 17 giờ). Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng ăn, có thể

giảm hoặc ngừng cho ăn.

+ Trong thời gian thí nghiệm, định kỳ 10 ngày thay nước 1 lần, thay 25% lượng nước trong bể, xi phong đáy hàng ngày. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện sục khí.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 0‰.

- Chọn cá thí nghiệm: Chọn cá giống khỏe mạnh, có khối lượng trung bình 3,0g và có chiều dài thân 50mm từ bể ương ở 0‰ của thí nghiệm 1.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trong bể composite (1m3). Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức N1 (đối chứng), N2, N3, N4 tương ứng với việc bố trí nuôi cá tại độ mặn lần lượt là 0‰, 5‰, 10‰ và 15‰. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

+ Đối với N1: Sử dụng trực tiếp nguồn nước ngọt từ giếng trần của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

+ Đối với các nghiệm thức còn lại (N2, N3, N4): Sử dụng nguồn nước ngọt lấy từ nước giếng trần đã sục khí và nguồn nước mặn lấy từ biển ở xã Mỹ Đức để pha thành nước có độ mặn tương ứng theo phương pháp Pearson square.

- Mật độ cá thí nghiệm: 40 con/bể

- Thời gian thí nghiệm: 90 ngày

- Chăm sóc và quản lý: Công tác chăm sóc, quản lý trong quá trình tiến hành thí nghiệm giữa các nghiệm thức là như nhau.

+ Thức ăn sử dụng: Cho cá ăn thức ăn công nghiệp 35 - 40% đạm, thức ăn dạng viên nổi, cỡ 1 – 1,2 mm. Khẩu phần ăn 8 - 10 % khối lượng thân. Cho cá ăn ngày 2 lần (sáng vào lúc 7 – 8 giờ và chiều vào lúc 16 – 17 giờ).

Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng ăn, có thể giảm hoặc ngừng cho ăn.

+ Trong thời gian thí nghiệm, định kỳ 10 ngày thay nước 1 lần, thay 25% lượng nước thí nghiệm, xi phong đáy hàng ngày. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện không sục khí.

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 5‰.

- Chọn cá thí nghiệm: Chọn những cá giống khỏe mạnh, có khối lượng trung bình 3,0 g và có chiều dài thân 50 mm từ bể ương ở 5‰ của thí nghiệm 1.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trong bể composite (1m3). Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức L2 (đối chứng) L21, L3, L4 tương ứng với việc bố trí nuôi cá tại độ mặn lần lượt là 0‰, 5‰, 10‰ và 15‰. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

+ Đối với L1: Sử dụng trực tiếp nguồn nước ngọt từ giếng trần của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

+ Đối với các nghiệm thức còn lại (L2, L3, L4): Sử dụng nguồn nước ngọt lấy từ nước giếng trần đã sục khí và nguồn nước mặn lấy từ biển ở xã Mỹ Đức để pha thành nước có độ mặn tương ứng theo phương pháp Pearson square.

- Mật độ cá thí nghiệm: 40 con/bể

- Thời gian thí nghiệm: 90 ngày

- Chăm sóc và quản lý: Công tác chăm sóc, quản lý trong quá trình tiến hành thí nghiệm giữa các nghiệm thức là như nhau.

ăn dạng viên nổi, cỡ 1 – 1,2 mm. Khẩu phần ăn 8 - 10 % khối lượng thân. Cho cá ăn ngày 2 lần (sáng vào lúc 7 – 8 giờ và chiều vào lúc 16 – 17 giờ). Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng ăn, có thể giảm hoặc ngừng cho ăn.

+ Trong thời gian thí nghiệm, định kỳ 10 ngày thay nước 1 lần, thay 25% lượng nước thí nghiệm, xi phong đáy hàng ngày. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện không sục khí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)