Tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông ở giai đoạn ương cá hương lên cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 49 - 51)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông ở giai đoạn ương cá hương lên cá

3.1.3. Tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông ở giai đoạn ương cá hương lên cá giống giống

Ở thí nghiệm này, tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức NT1(0‰), NT2(5‰), NT3(10‰), NT4(15‰) được kiểm tra định kỳ 10 ngày một lần. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tỷ lệ sống (%) của cá rô đầu vuông ở giai đoạn ƣơng cá hƣơng lên cá giống

Nghiệm thức Giai đoạn ƣơng

0-10 ngày 10-20 ngày 20-30 ngày 0-30 ngày

NT1 98,30a 98,47a 98,80a 95,67a

NT2 98,00a 98,64a 98,97a 95,67a

NT3 93,33b 96,25a 98,51a 88,00b

NT4 92,50b 96,03b 97,98a 86,67b

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Tỷ lệ sống của cá có xu hướng tăng dần qua các giai đoạn ương (Bảng

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

0-10 ngày 10-20 ngày 20-30 ngày 0-30 ngày Thời gian ƣơng

(mm/ngày)

NT1 (0‰) NT2 (5‰) NT3 (10‰) NT4 (15‰)

3.6), điều đó cho thấy cá dần dần thích nghi với điều kiện ương nuôi ở các bể thí nghiệm. Cụ thể, qua các giai đoạn 0 – 10 ngày, 10 – 20 ngày và 20 – 30 ngày, tỷ lệ sống của cá ở NT1 lần lượt là 98,3%, 98,47%, 98,8%, ở NT2 lần lượt là 98%, 98,64%, 98,97%, ở NT3 lần lượt là 93,33%, 96,25 %, 98,51%, ở NT4 lần lượt là 92,5%, 96,03%, 97,98%, 86,67%.

Ở hai giai đoạn đầu (0 – 10 ngày và 10 – 20 ngày ương), tỷ lệ sống của cá ở NT1 và NT2 đạt cao hơn NT3 và NT4 (p<0,05). Điều này cho thấy trong 20 ngày nuôi đầu cá được ương ở độ mặn cao hơn (10‰ và 15‰) chết nhiều hơn so với cá được ương trong môi trường nước ngọt và ở độ mặn 5‰. Nguyên nhân có thể là vì cá ương ở độ mặn cao chưa kịp thích nghi với sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ thể và môi trường sống. Kết quả tương tự cũng được thấy ở cá chép trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiểm (2004). Tác giả này ương cá chép giống ở độ mặn 13‰; sau 48 giờ cá chết 20%, sau 72 giờ cá chết 36,6% và sau 96 giờ cá chết 40% [14]. Tuy nhiên, ở giai đoạn 20 – 30 ương, tỷ lệ sống của cá giữa các nghiệm thức không khác nhau (p>0,05), chứng tỏ cá đã thích nghi với môi trường nước ở các bể thí nghiệm.

Xét chung cho cả thí nghiệm (30 ngày ương), cá được ương ở nước ngọt (NT1) và ở độ mặn 5‰ (NT2) có khả năng sống sót là 95,67% cao hơn cá ương ở độ mặn 10‰ (NT3) 88% và ở độ mặn 15‰(NT4) là 86,67% (p<0,05). Tỷ lệ sống của cá ở NT1 không khác NT2 và ở NT3 không khác NT4 (p>0,05).

Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, sau 30 ngày ương cá rô đầu vuông cá hương lên giống, trong giai 2m2

200con/giai, tỷ lệ sống của cá đạt 79,8 – 84,9% (Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương và Dương Nhựt Long, 2014). Như vậy, tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả này.

Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông ở giai đoạn ƣơng cá hƣơng lên cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)