Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm nuôi thương phẩm cá rô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 52 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm nuôi thương phẩm cá rô

vuông từ cá giống ương ở độ mặn 0‰.

3.2.1.1. Nhiệt độ nước

Kết quả theo dõi nhiệt độ nước ở các bể nuôi thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Nhiệt độ nƣớc (0C) ở thí nghiệm nuôi thƣơng phẩm cá rô đầu vuông từ cá giống ƣơng ở độ mặn 0‰.

NT

Giai đoạn nuôi

0 – 30 ngày 30 – 60 ngày 60 – 90 ngày

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

N1 25,60±1,27 29,00±1,49 25,26±1,14 28,30±1,58 25,23±1,00 26,60±1,10

N2 25,80±1,27 29,07±1,46 25,37±1,13 28,43±1,52 25,17±1,02 26,67±0,96

N3 25,57±1,36 29,03±1,61 25,23±1,10 28,23±1,52 25,13±1,04 26,57±1,14

N4 25,70±1,23 28,97±1,43 25,53±1,17 28,47±1,55 25,10±0,84 26,60±0,93

Nhiệt độ nước nước ở các nghiệm thức tương đối đồng nhất và dao động trong khoảng 25,10 – 29,07 o

Nhìn chung, nhiệt độ nước trung bình vào buổi sáng (25,10 –25,8oC) luôn thấp hơn buổi chiều (26,57 – 29,07oC). Nhiệt độ trong nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiệt độ không khí. Ở giai đoạn 60-90 ngày nuôi (rơi vào tháng 01/2019) nhiệt độ nước ở các bể thí nghiệm thấp hơn 2 giai đoạn nuôi trước.

Theo Trần Minh Phú và cộng sự (2006), nhiệt độ thích hợp nhất cho cá rô đồng (có đặc điểm sinh thái tương tự như cá rô đầu vuông) sinh trưởng và phát triển dao động trong khoảng 23 - 32 o [11]. Như vậy, có thể nói rằng sự biến động nhiệt độ nước trong suốt thời gian thí nghiệm của chúng tôi nằm trong khoảng thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá rô đầu vuông. [29]

3.2.1.2. pH

Kết quả theo dõi pH nước ở các nghiệm thức đượctrình bày ở Bảng 3.9.

Bảng 3.9. pH nƣớc ở các nghiệm thức nuôi thƣơng phẩm cá rô đầu vuông từ cá giống ƣơng ở độ mặn 0‰.

NT

Giai đoạn nuôi

0 – 30 ngày 30 – 60 ngày 60 – 90 ngày

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

N1 6,73±0,05 6,87±0,07 6,73±0,07 6,89±0,07 6,74±0,08 6,89±0,08

N2 6,90±0,03 7,01±0,03 6,90±0,03 7,02±0,05 6,91±0,04 7,04±0,04

N3 7,34±0,11 7,50±0,08 7,30±0,08 7,52±0,07 7,22±0,04 7,48±0,04

N4 7,38±0,16 7,55±0,14 7,40±0,10 7,52±0,07 7,32±0,06 7,53±0,05

đến 7,55 và pH nước vào buổi sáng thấp hơn buổi chiều. Tuy nhiên, pH nước có sự biến động khác nhau giữa các nghiệm thức. Cụ thể, pH tăng dần theo độ mặn thí nghiệm: pH ở nghiệm thức N1 (0‰) dao động trong khoảng 6,73 – 6,89, ở N2 (5‰) từ 6,9 – 7,04, ở N3 (10‰) từ 7,22 – 7,52 và ở N4 (15‰) từ 7,32- 7,55. Sự tăng dần pH nước theo sự gia tăng độ mặn là do tỷ lệ nước mặn (nước có tính kiềm) pha trộn tăng dần ở các nghiệm thức để đạt được độ mặn thí nghiệm.

Chỉ số pH quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho sự phát triển của thủy sinh vật. pH của môi trường có ảnh hưởng đến sự cân bằng pH máu trong cơ thể. Khi pH giảm xuống (pH<5) sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin, hậu quả làm cho mang tiết ra nhiều chất nhầy, da và phần ngoài cơ thể tiết ra nhiều nhớt, một số vùng da trở nên đỏ, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của động vật thủy sản. Khi pH tăng cao (pH>9) sẽ làm cho các tế bào ở mang và các mô bị phá hủy. [16]

Theo Boyd (1982), khi pH quá cao hay quá thấp đều có tác động lớn đến khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của màng tế bào, làm rối loạn quá trình trao đổi muối-nước giữa cơ thể của sinh vật với môi trường ngoài. Khi pH giảm xuống thấp (pH<5) sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin, hậu quả làm cho mang tiết ra nhiều chất nhầy, da và phần ngoài cơ thể tiết ra nhiều nhớt, một số vùng da trở nên đỏ, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của động vật thủy sản. Khi pH tăng cao (pH>9) sẽ làm cho các tế bào ở mang và các mô bị phá hủy [16]. Popma và Masser (1999) cho rằng, cá rô đồng có thể sống trong môi trường có pH dao động từ 5 - 10, nhưng pH môi trường tốt nhất là 6 – 9 [28]. Trong khi đó theo hiệp hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS) (2004), cá rô đồng có thể sống trong môi trường có pH dao động từ 5 - 11, nhưng pH môi trường thích hợp nhất là từ 6,5 - 8,5 [2]. Vì cá rô đầu vuông có đặc điểm sinh thái tương tự như cá rô đồng nên nhìn chung

sự dao động của pH trong quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho cá thí nghiệm sinh trưởng và phát triển.

3.2.1.3. Oxy hòa tan (DO)

Kết quả theo dõi oxy hòa tan ở các bể nuôi trình bày ở Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Oxy hòa tan (mg/l) trong thời gian nuôi thƣơng phẩm cá rô đầu vuông từ cá giống ƣơng ở độ mặn 0‰.

Nghiệm thức

Giai đoạn nuôi

0 – 30 ngày 30 – 60 ngày 60 – 90 ngày

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

N1 4,35±0,02 4,66±0,02 4,20±0,05 4,40±0,04 4,19±0,02 4,38±0,02

N2 4,41±0,02 4,67±0,08 4,27±0,05 4,39±0,04 4,16±0,03 4,37±0,07

N3 4,48±0,04 4,73±0,14 4,19±0,12 4,49±0,17 4,28±0,08 4,39±0,03

N4 4,34±0,07 4,52±0,17 4,14±0,22 4,33±0,04 4,11±0,06 4,34±0,07

Oxy là yếu tố quan trọng trong thủy vực, oxy hòa tan phong phú là dấu hiệu của một vùng nước trong sạch, thuận lợi cho đời sống của động vật thủy sản. Khi hàm lượng oxy giảm thấp sẽ làm cho sinh vật hoạt động yếu, lượng thức ăn do chúng sử dụng giảm, thậm chí có khả năng bị chết ngạt, do đó sẽ kìm hãm tốc độ sinh trưởng của vật nuôi.

Qua kết quả ở Bảng 3.10 chúng tôi thấy rằng, hàm lượng oxy hòa tan ở các nghiệm thức của thí nghiệm tương đối đồng nhất, dao động trong khoảng 4,11 – 4,73mg/l. Tuy nhiên, hàm lượng DO buổi sáng thấp hơn buổi chiều; DO trung bình vào buổi sáng dao động trong khoảng từ 4,11 – 4,48mg/l trong khi buổi chiều dao động từ 4,33 – 4,73mg/l.

Sự nhạy cảm của cá đối với hàm lượng thấp của oxy hòa tan khác nhau giữa các loài, giữa các giai đoạn sống và giữa các hoạt động sống khác nhau (bắt mồi, phát triển, sinh sản,) Theo Nguyễn Văn Kiểm (1999) thì hàm

lượng oxy hòa tan thích hợp cho hầu hết các loài cá nuôi là lớn hơn 3mg/l. Hàm lượng oxy hòa tan tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô đồng từ 3 - 7mg/l [5]. Như vậy, hàm lượng oxy hòa tan trong các bể nuôi thí nghiệm có giá trị nằm trong giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô đầu vuông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)