Yếu tố môi trường trong thời gian nuôi thương phẩm từ cá giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 66 - 74)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.1. Yếu tố môi trường trong thời gian nuôi thương phẩm từ cá giống

ương ở độ mặn 5‰

3.3.1.1. Nhiệt độ nước

Kết quả theo dõi nhiệt độ nước ở các bể nuôi thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.17.

Bảng 3.17. Nhiệt độ nƣớc (0C) ở thí nghiệm nuôi thƣơng phẩm cá rô đầu vuông từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰.

Nghiệm Thức

Giai đoạn nuôi

0 - 30 ngày 30- 60 ngày 60 - 90 ngày

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

L1 25,57±1,36 29,03±1,61 25,33±1,06 28,30±1,52 25,23±1,05 26,60±1,16

L2 25,80±1,27 29,07±1,46 25,37±1,13 28,43±1,52 25,17±1,02 26,67±1,03

L3 25,57±1,36 29,03±1,61 25,33±1,06 28,23±1,52 25,17±1,05 26,63±1,16

L4 25,70±1,24 28,97±1,43 25,53±1,17 28,50±1,50 25,10±0,84 26,63±0,93

Nhiệt độ nước nước ở các nghiệm thức tương đối đồng nhất và dao động trọng khoảng 25,10 – 29,07 oC. Nhìn chung, nhiệt độ nước trung bình vào buổi sáng (25,10 –25,80oC) luôn thấp hơn buổi chiều (26,60 – 29,07oC). Nhiệt độ dao động trong khoảng thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển.

3.3.1.2. pH

Kết quả theo dõi pH nước ở các nghiệm thức được trình bày ở Bảng 3.18.

Bảng 3.18. pH nƣớc ở các nghiệm thức nuôi thƣơng phẩm cá rô đầu vuông từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰.

Nghiệm thức

Giai đoạn nuôi

0 - 30 ngày 30- 60 ngày 60 - 90 ngày

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

L1 6,74±0,06 6,88±0,07 6,74±0,07 6,89±0,07 6,75±0,08 6,90±0,08

L2 6,90±0,04 7,02±0,04 6,90±0,03 7,02±0,05 6,91±0,05 7,04±0,04

L3 7,34±0,12 7,49±0,09 7,30±0,08 7,51±0,07 7,22±0,04 7,47±0,04

pH dao động trong khoảng 6,74 – 7,54. Nhìn chung, sự dao động của pH trong quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho cá thí nghiệm sinh trưởng và phát triển.

3.3.1.3. Oxy hòa tan (DO)

Kết quả theo dõi oxy hòa tan ở các bể nuôi trình bày ở Bảng 3.19.

Bảng 3.19. Oxy hòa tan (mg/l) trong thời gian nuôi thƣơng phẩm cá rô đầu vuông từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰.

Nghiệm Thức

Giai đoạn nuôi

0 - 30 ngày 30- 60 ngày 60 - 90 ngày

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

L1 4.36±0,02 4.63±0,03 4.22±0,06 4.41±0,05 4.19±0,02 4.38±0,02

L2 4.41±0,08 4.68±0,07 4.27±0,05 4.39±0,04 4.18±0,05 4.37±0,07

L3 4.48±0,04 4.73±0,05 4.21±0,12 4.50±0,17 4.28±0,08 4.39±0,03

L4 4.35±0,07 4.52±0,17 4.16±0,22 4.34±0,05 4.12±0,07 4.36±0,08

Qua kết quả ở Bảng 3.20 chúng tôi thấy rằng, hàm lượng oxy hòa tan ở các nghiệm thức của thí nghiệm tương đối đồng nhất, dao động trong khoảng 4,12 – 4,73mg/l. Tuy nhiên, hàm lượng DO buổi sáng thấp hơn buổi chiều; DO trung bình vào buổi sáng dao động trong khoảng từ 4,12 – 4,48mg/l trong khi buổi chiều dao động từ 4,34 – 4,73mg/l. Như vậy, hàm lượng oxy hòa tan trong các bể nuôi thí nghiệm có giá trị nằm trong giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô đầu vuông.

3.3.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 5‰

3.3.2.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng tích lũy khối lượng cá ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 5‰

Sau 90 ngày nuôi, kết quả sinh trưởng tích lũy về khối lượng của cá ở các nghiệm thức L1 (tương ứng độ mặn 0‰), L2 (tương ứng độ mặn 5‰), L3

(tương ứng độ mặn 10‰) và L4 (tương ứng độ mặn 15‰), được trình bày ở Bảng 3.20.

Bảng 3.20. Sinh trƣởng tích lũy khối lƣợng (g) của cá ở giai đoạn nuôi thƣơng phẩm từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰

Nghiệm thức

Thời gian nuôi

0 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày

L1 3,00 ±0,12a 10,09±0,22a 34,12±0,36a 83,39±2,56a

L2 3,00 ±0,12a 10,05±0,23a 34,16±0,62a 83,58±2,85a

L3 3,00 ±0,12a 10,08±0,25a 34,16±1,34a 83,32±2,00a

L4 3,00 ±0,12a 8,79±0,51b 26,32±0,98b 65,22±1,56b

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Nhìn chung, sinh trưởng tích lũy khối lượng của cá tăng dần theo thời gian nuôi. Cụ thể, từ 0 đến 90 ngày nuôi, sinh trưởng tích lũy về khối lượng cá ở L1 tăng từ 3,0 đến 83,39g, ở L2 tăng từ 3,0 đến 83,58g, ở L3 tăng từ 3,0 đến 83,32g và ở L4 tăng từ 3,0 đến 65,22g.

Tại các thời điểm khảo sát (30, 60 và 90 ngày), sinh trưởng tích lũy khối lượng cá ở nghiệm thức L1, L2 và L3 đều thể hiện sự vượt trội so với L4 và (p<0,05). Cụ thể, tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (90 ngày nuôi) khối lượng thân cá ở nghiệm thức L1, L2, L3 lần lượt 83,39g, 83,58g, 83,32g, trong khi đó khối lượng cá ở nghiệm thức N4 chỉ là 65,22g. Tuy nhiên, khối lượng thân cá ở L1, L2, L3 không sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, sinh trưởng khối lượng thân của cá nuôi thương phẩm (từ cá giống ương

độ mặn 5‰) ở độ mặn 0‰ và 10‰ đạt giá trị như cá nuôi ở 5‰, tuy nhiên cá nuôi ở độ mặn 15‰ có giá trị sinh trưởng tích lũy khối lượng thấp hơn.

Hình 3.11. Biểu đồ sinh trƣởng tích lũy khối lƣợng của cá rô đầu vuông qua các giai đoạn nuôi thƣơng phẩm từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰

3.3.2.2 Sinh trưởng tích lũy dài thân của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 5‰

Bảng 3.21. Sinh trƣởng tích lũy dài thân (mm) của cá ở giai đoạn nuôi thƣơng phẩm từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰

Nghiệm thức

Thời gian nuôi

0 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày

L1 50,00 ±1,35a 69,62 ± 1,89a 98,27 ± 3,12a 136,20 ± 2,95a

L2 50,00 ±1,35a 69,60 ± 2,28a 98,35 ± 4,75a 136,24 ± 3,30a

L3 50,00 ± 1,35a 69,58 ± 1,99a 97,99 ± 3,19a 135,94 ± 2,97a

L4 50,00 ± 1,35a 66,11 ± 1,38b 89,30 ± 2,61b 124,28 ± 2,73b

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

0 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày Thời gian nuôi

Khối lƣợng (g)

L1 (0‰) L2 (5‰) L3 (10‰) L4 (15‰)

Nhìn chung, sinh trưởng tích lũy chiều dài thân của cá tăng dần theo thời gian nuôi. Tuy nhiên, sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Ở tất cả các thời điểm khảo sát (30, 60 và 90 ngày nuôi), chiều dài của cá ở L1, L2 và L3 không khác nhau (p>0,05) nhưng lớn hơn ở L4 (p<0,05). Cụ thể, sau 90 ngày nuôi chiều dài của cá ở L1 là 136,2 mm, ở L2 là 136,24 mm, ở L3 là 135,94 mm, trong khi đó ở L4 chỉ là 124,28 mm.

Hình 3.12. Biểu đồ sinh trƣởng tích lũy dài thân của cá ở giai đoạn nuôi thƣơng phẩm từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰

3.3.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 5‰

Dựa vào kết quả sinh trưởng tích lũy khối lượng, chúng tôi xác định giá trị sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá nuôi ở các nghiệm thức L1 (0‰), L2 (5‰), L3 (10‰), L4 (15‰), kết quả được trình bày ở Bảng 3.22.

0 20 40 60 80 100 120 140 160

0 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày Thời gian nuôi dài thân (mm)

L1 (0‰) L2 (5‰) L3 (10‰) L4 (15‰)

Bảng 3.22. Sinh trƣởng tuyệt đối khối lƣợng cá (g/ngày) qua các giai đoạn nuôi thƣơng phẩm từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰

Nghiệm thức

Giai đoạn nuôi

0-30 ngày 30-60 ngày 60-90 ngày 0 – 90 ngày

L1 0,24±0,01a 0,80±0,01a 1,64±0,09a 0,89±0,03a

L2 0,24±0,01a 0,80±0,02a 1,65±0,09a 0,90±0,03a

L3 0,24±0,0,1a 0,80±0,04a 1,63±0,09a 0,89±0,02a

L4 0,19±0,02b 0,58±0,03b 1,30±0,06b 0,69±0,02b

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Nhìn chung, sinh trưởng tuyệt đối khối lượng của cá rô đầu vuông tăng dần qua các giai đoạn nuôi, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Ở cả 3 giai đoạn khảo sát (0 – 30 ngày, 30 – 60 ngày và 60 – 90 ngày) sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở L1, L2 và L3 không khác nhau (p>0,05) nhưng lớn hơn ở L4 (p<0,05). Ví dụ, ở giai đoạn đầu (0 - 30 ngày nuôi), sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở L1, L2, L3 là 0,24g/ngày, trong khi đó ở L4 chỉ đạt 0,19g/ngày. Đến giai đoạn 60 – 90 ngày nuôi, trong khi sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở L1, L2, L3 đạt lần lượt 1,64, 1,65 và 1,63 g/ngày thì ở L4 chỉ đạt 1,3g/ngày.

Xét chung cho cả thí nghiệm (90 ngày nuôi) thì L4 vẫn là nghiệm thức cho giá trị thấp nhất về sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá (0,69 g/ngày), giữa L1 (0,89 g/ngày), L2 (0,90 g/ngày) và L3 (0,89 g/ngày) vẫn không có sự khác nhau.

Như vậy, từ những kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng, con giống được ương trong nước lợ 5‰ có khả năng thích nghi tốt khi nuôi thương phẩm ở nước ngọt hay nuôi ở độ mặn 5‰ và 10‰. Tuy nhiên, nếu nuôi ở độ mặn 15‰ thì sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng khối lượng của cá.

Hình 3.13. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối khối lƣợng của cá qua các giai đoạn nuôi thƣơng phẩm từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰

3.3.2.4. Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 5‰

Qua kết quả sinh trưởng tích lũy chiều dài thân, chúng tôi xác định giá trị sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân của cá rô đầu vuông ở các nghiệm thức L1 (0‰), L2 (5‰), L3 (10‰) và L4 (15‰). Kết quả được trình bày ở Bảng 3.23.

Bảng 3.23. Sinh trƣởng tuyệt đối dài thân (mm/ngày) của cá rô đầu vuông qua các giai đoạn nuôi thƣơng phẩm từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰

Nghiệm thức

Giai đoạn nuôi

0-30 ngày 30-60 ngày 60-90 ngày 0 - 90 ngày

L1 0,65±0,06a 0,95±0,10a 1,26± 0,11a 0,96±0,03a L2 0,65±0,08a 0,96±0,13a 1,26±0,13a 0,96±0,04a L3 0,65±0,07a 0,95±0,12a 1,27±0,11a 0,95±0,03a L4 0,54±0,05b 0,77±0,11b 1,17±0,13b 0,83±0,03b 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80

0-30 ngày 30-60 ngày 60-90 ngày 0-90 ngày

Giai đoạn nuôi

g/ngày

L1 (0‰) L2 (5‰) L3 (10‰) L4 (15‰)

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Tương tự như sinh trưởng tuyệt đối khối lượng, sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân của cá rô đầu vuông cũng tăng dần qua các giai đoạn nuôi, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Ở cả 3 giai đoạn khảo sát (0 – 30 ngày, 30 – 60 ngày và 60 – 90 ngày) sinh trưởng tuyệt đối chiều dài cá ở L1, L2 và L3 không khác nhau (p>0,05) nhưng lớn hơn ở L4 (p<0,05). Cụ thể, ở giai đoạn đầu (0 - 30 ngày nuôi), sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ở L1, L2, L3 là 0,65 mm/ngày, trong khi đó ở L4 chỉ đạt 0,54 mm/ngày. Đến giai đoạn 60 – 90 ngày nuôi, trong khi sinh trưởng tuyệt đối chiều dài cá ở L1, L2, L3 đạt lần lượt 1,26, 1,26 và 1,27 g/ngày thì ở L4 chỉ đạt 1,17g/ngày.

Xét chung cho cả thí nghiệm (90 ngày nuôi) thì L4 vẫn là nghiệm thức cho giá trị thấp nhất về sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá (0,83 mm/ngày), trong khi đó giữa L1, L2 và L3 vẫn không có sự khác nhau và đạt lần lượt là 0,96, 0,96 và 0,95 mm/ngày.

Như vậy, từ những kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng, con giống được ương trong nước lợ 5‰ có khả năng thích nghi tốt khi nuôi thương phẩm ở nước ngọt hay nuôi ở độ mặn 5‰ và 10‰. Tuy nhiên, nếu nuôi ở độ mặn 15‰ thì sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng chiều dài của cá.

Hình 3.14. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối chiều dài thân của cá rô đầu vuông qua các giai đoạn nuôi thƣơng phẩm từ cá giống ƣơng ở độ mặn 5‰

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)