Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến động vật thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 26)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.2. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến động vật thủy sản

trên thế giới

Chirsina (1998) nghiên cứu ảnh hưởng của 3 độ mặn khác nhau (15, 35 và 50‰) lên sự thay đổi áp suất thẩm thấu của cá Măng (Chanos chanos) và thấy rằng sau 2 giờ thì áp suất thẩm thấu đạt giá trị cao nhất là 430 mOsm ở 55‰ khác biệt so với hai nghiệm thức còn lại là 372 mOsm ở 35‰ và 363 mOsm ở 15‰. Tuy nhiên, sau 4 giờ thí nghiệm, áp suất thẩm thấu của cá ở nghiệm

thức 55‰ giảm so với hai nghiệm thức còn lại. [26]

Cotton và cộng sự (1999) đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ sinh trưởng của cá vược đen (Centropristis striata) sống ở biển có khối lượng ban đầu 9,2g. Thí nghiệm được bố trí theo các nghiệm thức có độ mặn lần lượt là 10‰, 20‰ và 30‰, với thời gian thí nghiệm là 3 tháng trong hệ thống tuần hoàn. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sự sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá ở hai nghiệm thức độ mặn 20‰ và 30‰ khôngkhác nhau. Tuy nhiên tốc độ sinh trưởng của cả ở cả hai nghiệm thức trên đều lớn hơn có so với nghiệm thức có độ mặn 10‰. [27]

Nghiên cứu sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá vền đen (Acanthopagrius butcheri) tiền trưởng thành với thời gian là 6 tháng. Cá vền đen tiền trưởng thành có thể sống và sinh trưởng ở độ mặn từ 0 đến 48‰. Cá nuôi ở độ mặn 24‰ có tỷ lệ sinh trưởng (SGR) là 2,34±0,33%/ngày và tỷ lệ này thì lớn hơn so với cá nuôi ở độ mặn 60‰ (2,16±0,04%/ngày). Ở độ mặn 24‰ cá tăng trưởng nhanh nhất, lượng thức ăn ăn vào và hệ số FCR cũng rất hiệu quả (Gavin và cs, 2001).

Khi nuôi cá bóp (Rachycentron canadum) ở độ mặn thấp, cá có khả năng giảm tỷ lệ mắc bệnh và đơn giản hóa khâu quản lí nước. Đối với của cá hương (khối lượng trung bình 6,7g) thì tỷ lệ sống ở nghiệm thức 5‰ (68,3%) thấp hơn nghiệm thức 15‰ (90,0%) và nghiệm thức 30‰ (92,5%). Cá nuôi ở độ mặn 5‰ sinh trưởng bằng hoặc tốt hơn cá nuôi ở độ mặn 15 và 30‰. Nghiên cứu này cho thấy nuôi cá bóp ở giai đoạn cá hương trong thực tiễn nên nuôi ở độ mặn 5‰ (Matthew và cs., 2006).

Patric Saoud và cộng sự (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn 10, 15, 20, 25, 30, 35, 45, và 55‰ lên khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của cá Dĩa (Sisanus rivulatus). Kết quả cho thấy, ở nghiệm thức 50‰ áp suất thẩm

thấu của cá đạt giá trị cao nhất (435mOsm). Tuy nhiên, áp suất thẩm thấu của cá giữa các nghiệm thức còn lại từ 10‰ đến 45‰ không khác biệt. Khi nuôi cá ở độ mặn 25, 30, 35, và 40‰ thì chiều dài và khối lượng cá không khác biệt.

1.3.3. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến động vật thủy sản ở Việt Nam ở Việt Nam

Khi độ mặn trong nước thay đổi sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối và nước giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Do đó, độ mặn là nhân tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật. Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá.[12]

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá kèo (Pseudapocryptes elongatus Cuvier, 1816) là loài cá rộng muối, sống chủ yếu ở vùng nước lợ và nước mặn nhưng cũng có thể sống ở nước ngọt. Khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của cá kèo Phạm Thái Nguyên (2005) đã kết luận rằng cá kèo có thể chịu đựng được độ mặn từ 0- 95‰, khả năng chịu đựng LC50-96 của nghiệm thức 10‰ và 20‰ là cao nhất và có tỉ lệ sống trung bình lần lượt là 80% và 73%, nghiệm thức 30‰ có tỉ lệ sống 67%, còn nghiệm thức 0‰ và 40‰ có tỉ lệ sống lần lượt là 53% và 40%. [6]

Theo Đào Minh Hải (2006), độ mặn trong ao nuôi nuôi cá kèo ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng dao động từ 9 – 33‰. Điều đó cho thấy cá kèo thích nghi rất tốt với sự thay đổi độ mặn.

Phan Quốc Thoại (1999) đã thử nghiệm ương nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) từ cá hương lên cá giống tại các độ mặn 0‰, 10‰ và 20‰ và cho thấy tốc độ sinh trưởng dao động từ 0,0157 – 0,0179g/ngày và cao nhất ở độ mặn 0‰.

Nguyễn Thị Hồng Thắm (2002) nghiên cứu ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau là 0‰, 5‰, 10‰, 15‰, 20‰, 25‰, 30‰ lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis), kết quả cho thấy độ mặn không ảnh hưởng lên tốc độ sinh trưởng của cá nhưng có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá. Tỉ lệ sống cao nhất ở độ mặn 10‰ (92,31%) và thấp nhất ở 30‰ (30,77%).

Nguyễn Thanh Thoại (2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau (0‰, 3‰, 6‰, 9‰, 12‰) lên sinh trưởng của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá giống. Kết quả cho thấy rằng, sau 45 ngày nuôi sinh trưởng tuyệt đối của cá ở độ mặn 12‰ là cao nhất (trung bình là 0,35 g/ngày) và nhỏ nhất là ở 9‰ (trung bình 0,15 g/ngày). Tuy nhiên, sinh trưởng tuyệt đối của cá ở độ mặn 0‰ và 3‰ không khác nhau. Sau 75 ngày thì sinh trưởng tuyệt đối của nghiệm thức 12‰ vẫn cao nhất với tốc độ tăng trưởng 0,28 g/ngày nhưng nhỏ nhất là nghiệm thức 6‰ với tốc độ sinh trưởng 0,20 g/ngày.

Nguyễn Thanh Thoại (2008) cho biết, cá tra có thể sống trong nước lợ có độ mặn thấp hơn 18‰ và tỷ lệ sống của cá tra khi nuôi trong nước ngọt và trong nước lợ (3‰ và 12‰) khác biệt không có ý nghĩa, thậm chí ở độ mặn 12‰ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá tra cao hơn cả ở môi trường nước có độ mặn 0‰, 3‰ và 6‰.

Phạm Thành Nam và Đỗ Thị Thanh Hương nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn (0, 3, 6, 9, 12, 15‰) đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá trê vang lai. Kết quả cho thấy cá trê vàng lai nuôi ở 3‰ tăng trưởng khối lượng và chiều dài cao hơn và FCR thấp hơn so với các độ mặn khác. [9]

quá trình thụ tinh và phát triển phôi cá Tra nghệ. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh giữa 2 phương pháp thụ tinh nước lợ và nước ngọt nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ nở giữa các nghiệm thức; ở nghiệm thức có độ mặn 5‰ cho tỉ lệ nở (65,2%) cao nhất và nghiệm thức có độ mặn 0‰ cho tỉ lệ nở (27,93%) thấp nhất. [20]

Đỗ Thị Thanh Hương và Ngô Tú Trinh (2013) tiến hành thí nghiệm để đánh giá khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion trong huyết tương sau 21 ngày của cá lóc ở ở các độ mặn 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24‰. Đồng thời, thí nghiệm đánh giá khả năng tăng trưởng, tỷ lệ sống khi cá được nuôi ở các độ mặn 0, 3, 9, 12, 15‰ sau 3 tháng nuôi. Ngoài ra, một thí nghiệm đánh giá khả năng chịu sốc của cá ở các độ mặn 10, 20, 30, 40‰ cũng đã được thực hiện. Kết quả thí nghiệm cho thấy ASTT và nồng độ các ion Na+, K+ của huyết tương tương đối ổn định từ 0-12‰. Ở độ mặn 12‰ ASTT máu cá tương đương với ASTT môi trường (323 mOsm/kg). Ở độ mặn cao từ 15-24‰ thì ASTT và ion của cá tăng theo sự gia tăng của độ mặn. Cá lóc tăng trưởng khối lượng và chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 3‰ và thấp nhất ở 12‰. Cá có thể chịu được với sự thay đổi độ mặn từ 0 đến 10‰. Khả năng chịu sốc của cá tỷ lệ nghịch với sự gia tăng độ mặn. [3]

Vũ Văn Sáng và Trần Thế Mưu (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ đến sự phát triển phôi của cá Song hổ (Epinephelus fuscoguttatus). Tác giả cho rằng nhiệt độ 29ºC và độ mặn 32 - 35‰ cho kết quả ấp nở đạt hiệu quả cao nhất. [15]

Ở Bến Tre, Công ty cổ phần Xuất khẩu Lâm Thủy sản Bến Tre đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá Tra ở vùng nước lợ có độ mặn từ 2 - 4‰ với mật độ thả từ 15 - 20 con/m2 (con giống 50 g/con). Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ cá sống 90%, cá đạt khối lượng từ 600 - 800 g/con, thịt cá trắng đạt yêu cầu xuất khẩu như cá nuôi ở vùng nuớc ngọt.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông, Ngô Hữu Toàn, Nguyễn Văn Khanh (2013) cho biết nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm trong môi trường có nồng độ muối 4, 8 và 12‰ sinh trưởng tốt như cá nuôi ở nước nước ngọt. [4]

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Cá rô đầu vuông (Anabas testudineus Bloch, 1792) ở giai đoạn cá hương và cá giống, được mua tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu - Phù Mỹ - Bình Định.

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu - Phù Mỹ - Bình Định.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2018 - 01/2019

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hương lên cá giống.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm.

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG ĐỘ MẶN CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG Ở GIAI ĐOẠN ƢƠNG CÁ HƢƠNG ĐẾN CÁ GIỐNG VÀ GIAI ĐOẠN

NUÔI THƢƠNG PHẨM

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hương lên cá giống

Ương ở độ mặn 0‰ Ương ở độ mặn 5‰ Ương ở độ mặn 15‰ Ương ở độ mặn 10‰

Đánh giá sinh trưởng, sống sót

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của

cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ

mặn 0‰

Lựa chọn cá

giống khỏe Lựa chọn cá giống khỏe

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá

giống ương ở độ mặn 5‰ Nuôi ở độ mặn 0‰ Nuôi ở độ mặn 5‰ Nuôi ở độ mặn 10‰ Nuôi ở độ mặn 15‰ Nuôi ở độ mặn 0‰ Nuôi ở độ mặn 5‰ Nuôi ở độ mặn 10‰ Nuôi ở độ mặn 15‰

Đánh giá sinh trưởng, sống sót

Đánh giá sinh trưởng, sống sót

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và chăm sóc cá thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá hương đến cá giống

- Chọn cá thí nghiệm: Chọn những cá hương khỏe mạnh, có khối lượng trung bình 1,5g và chiều dài thân trung bình 22mm từ giai ương của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trong bể composite (1m3). Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức NT1 (đối chứng), NT2, NT3, NT4 tương ứng với việc bố trí ương cá tại độ mặn lần lượt là 0‰, 5‰, 10‰ và 15‰. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

+ Đối với NT1: Sử dụng trực tiếp nguồn nước ngọt từ giếng trần của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

+ Các nghiệm thức còn lại (NT2, NT3, NT4): Sử dụng nguồn nước ngọt lấy từ nước giếng trần của Trạm và nguồn nước mặn lấy từ biển ở xã Mỹ Đức để pha thành nước có độ mặn tương ứng theo phương pháp Pearson square.

- Mật độ cá thí nghiệm: 200 con/bể

- Thời gian thí nghiệm: 30 ngày

- Chăm sóc và quản lý: Công tác chăm sóc, quản lý trong quá trình tiến hành thí nghiệm giữa các nghiệm thức là như nhau.

+ Thức ăn sử dụng: Cho cá ăn thức ăn công nghiệp chất lượng cao 42% đạm, thức ăn dạng viên nổi, cỡ 0,5 - 1 mm. Khẩu phần ăn 6 - 10 % khối lượng thân. Cho cá ăn ngày 2 lần (sáng vào lúc 7 – 8 giờ và chiều vào lúc 16 – 17 giờ). Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng ăn, có thể

giảm hoặc ngừng cho ăn.

+ Trong thời gian thí nghiệm, định kỳ 10 ngày thay nước 1 lần, thay 25% lượng nước trong bể, xi phong đáy hàng ngày. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện sục khí.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 0‰.

- Chọn cá thí nghiệm: Chọn cá giống khỏe mạnh, có khối lượng trung bình 3,0g và có chiều dài thân 50mm từ bể ương ở 0‰ của thí nghiệm 1.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trong bể composite (1m3). Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức N1 (đối chứng), N2, N3, N4 tương ứng với việc bố trí nuôi cá tại độ mặn lần lượt là 0‰, 5‰, 10‰ và 15‰. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

+ Đối với N1: Sử dụng trực tiếp nguồn nước ngọt từ giếng trần của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

+ Đối với các nghiệm thức còn lại (N2, N3, N4): Sử dụng nguồn nước ngọt lấy từ nước giếng trần đã sục khí và nguồn nước mặn lấy từ biển ở xã Mỹ Đức để pha thành nước có độ mặn tương ứng theo phương pháp Pearson square.

- Mật độ cá thí nghiệm: 40 con/bể

- Thời gian thí nghiệm: 90 ngày

- Chăm sóc và quản lý: Công tác chăm sóc, quản lý trong quá trình tiến hành thí nghiệm giữa các nghiệm thức là như nhau.

+ Thức ăn sử dụng: Cho cá ăn thức ăn công nghiệp 35 - 40% đạm, thức ăn dạng viên nổi, cỡ 1 – 1,2 mm. Khẩu phần ăn 8 - 10 % khối lượng thân. Cho cá ăn ngày 2 lần (sáng vào lúc 7 – 8 giờ và chiều vào lúc 16 – 17 giờ).

Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng ăn, có thể giảm hoặc ngừng cho ăn.

+ Trong thời gian thí nghiệm, định kỳ 10 ngày thay nước 1 lần, thay 25% lượng nước thí nghiệm, xi phong đáy hàng ngày. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện không sục khí.

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm từ cá giống ương ở độ mặn 5‰.

- Chọn cá thí nghiệm: Chọn những cá giống khỏe mạnh, có khối lượng trung bình 3,0 g và có chiều dài thân 50 mm từ bể ương ở 5‰ của thí nghiệm 1.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trong bể composite (1m3). Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức L2 (đối chứng) L21, L3, L4 tương ứng với việc bố trí nuôi cá tại độ mặn lần lượt là 0‰, 5‰, 10‰ và 15‰. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

+ Đối với L1: Sử dụng trực tiếp nguồn nước ngọt từ giếng trần của Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

+ Đối với các nghiệm thức còn lại (L2, L3, L4): Sử dụng nguồn nước ngọt lấy từ nước giếng trần đã sục khí và nguồn nước mặn lấy từ biển ở xã Mỹ Đức để pha thành nước có độ mặn tương ứng theo phương pháp Pearson square.

- Mật độ cá thí nghiệm: 40 con/bể

- Thời gian thí nghiệm: 90 ngày

- Chăm sóc và quản lý: Công tác chăm sóc, quản lý trong quá trình tiến hành thí nghiệm giữa các nghiệm thức là như nhau.

ăn dạng viên nổi, cỡ 1 – 1,2 mm. Khẩu phần ăn 8 - 10 % khối lượng thân. Cho cá ăn ngày 2 lần (sáng vào lúc 7 – 8 giờ và chiều vào lúc 16 – 17 giờ). Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng ăn, có thể giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)