Các yếu tố môi trường nước trong thời gian ương cá hương lên cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 40 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Các yếu tố môi trường nước trong thời gian ương cá hương lên cá

3.1.1. Các yếu tố môi trường nước trong thời gian ương cá hương lên cá giống giống

Chất lượng nước đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Sự sống sót, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật thủy sinh phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường. Mỗi thủy sinh vật có thể sống trong một điều kiện môi trường cụ thể nhất định, khi điều kiện sống thay đổi, hoạt động của chúng sẽ thay đổi theo tùy mức độ ảnh hưởng. Chính vì vậy, trong nuôi trồng thủy sản chúng ta phải nắm được quy luật về sự biến thiên của các yếu tố môi trường để có những biện pháp kỹ thuật nhằm tạo ra môi trường sống thích hợp cho động vật thủy sản.

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO, NH3, là những thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Khi các yếu tố môi trường này nằm trong khoảng giới hạn thích hợp của động vật thủy sản nói chung và của cá nói riêng thì chúng mới sinh trưởng và phát triển thuận lợi, nhờ đó kết quả nghiên cứu mới chính xác.

Trong thời gian ương nuôi cá, các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, pH và DO được kiểm tra vào lúc 8 giờ và 14 giờ hàng ngày, kết quả trình bày Bảng 3.1

Bảng 3.1. Các yếu tố môi trƣờng giai đoạn ƣơng cá hƣơng lên cá giống

Nghiệm thức

Nhiệt độ (0C) pH DO (mg/l)

Min Max TB Min Max TB Min Max TB

NT1 24 31 27,42 6,5 6,9 6,81 4,5 6 5,22

NT2 24 31 27,37 6,8 7,2 7,09 4,5 6 5,28

NT3 24 31 27,38 7 7,4 7,12 4,5 6 5,25

NT4 24 31 27,38 7,3 7,7 7,13 4,5 6 5,20

+ Thí nghiệm được bố trí trong trại giống có mái lợp và che xung quanh nên nhiệt độ trung bình trong các nghiệm thức tương đối ổn định, dao động từ 27,37 0C đến 27,42 0

C. Khoảng nhiệt độ này nằm trong mức thích hợp cho quá trình sinh trưởng của cá rô đầu vuông. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô đồng là 23 - 350C (Dương Thúy Yên, 2014) [23].

Theo Dương Nhựt Long (2003), nhiệt độ nước trong bể và ao ương cá rô đồng từ 27 – 29,80

C và 29 - 320C không ảnh hưởng bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô đồng trong quá trình ương, phù hợp với các đặc điểm sinh thái và sinh học của cá ngoài tự nhiên. [7]

+ Giá trị pH của nước tăng dần theo chiều tăng của độ mặn. Cụ thể, pH trung bình thấp nhất (6,81) ở NT1 (0‰) và cao nhất (7,13) ở NT4 (15‰). Sở dĩ giá trị pH có sự thay đổi giữa các nghiệm thức là do nguồn nước ngọt sử dụng trong thí nghiệm có pH thấp hơn so với nguồn nước biển nên khi pha nồng độ muối khác nhau thì giá trị pH có sự khác nhau, nồng độ muối càng cao thì giá trị pH càng lớn. Cá rô đầu vuông phát triển tốt trong môi trường có độ pH nằm trong khoảng 6,5 - 8,5. Như vậy, pH nước trong các bể thí nghiệm thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cá rô đầu vuông.

+ Trong suốt quá trình thí nghiệm hàm lượng oxy hòa tan thấp nhất là 4,5mg/l và cao nhất là 6 mg/l. Đây được xem là ngưỡng oxy hòa tan trong

nước thích hợp cho cá thí nghiệm phát triển.

Tóm lại, với điều kiện môi trường ở các bể ương cá rô đầu vuông giống tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu - Phù Mỹ - Bình Định, có nhiệt độ trung bình dao động (27,37 - 27,420

C), chỉ số pH dao động (6,81 - 7,13), hàm lượng oxy hòa tan (5,20 - 5,28mg/l) đều nằm trong ngưỡng thích hợp để cá giống sinh trưởng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (anabas testudineus bloch, 1792) từ giai đoạn ương cá hương đến cá giống và nuôi thương phẩm (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)