7. Bố cục của Luận văn
2.1. Khái quát ngành du lịch tỉnh Bình Định trước năm 1991
Sau khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ban chấp
hành Trung ương về việc hợp nhất hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, Bộ Chính trị chủ trương ghép Ban Chấp hành Đảng bộ hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định (có bổ sung một số đồng chí quân đội, khu ủy và miền Bắc về) thành Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình đã họp phân công và triển khai các nhiệm vụ trước mắt. Tháng 11/1975, Tỉnh ủy chủ trương tiến hành triển khai việc hợp nhất một số huyện, đồng thời sắp xếp, phân công bộ máy lãnh đạo Đảng, Chính quyền và Mặt trận, các đoàn thể cho các đợn vị mới hợp nhất.
Trên lĩnh vực du lịch, ngày 26/10/1976 Công ty du lịch Nghĩa Bình được thành lập theo Quyết định số 372/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh, trụ sở chính đặt tại Quy Nhơn. Công ty du lịch Nghĩa Bình là đơn vị chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức quản lý và kinh doanh các hoạt động du lịch của tỉnh. Bộ máy Công ty du lịch gồm có một chủ nhiệm phụ trách chung và 2 hoặc 3 phó chủ nhiệm. Các bộ phận nghiệp vụ giúp việc gồm có: Tổ chức hành chính quản trị; Kế hoạch nghiệp vụ; Giao dịch, hướng dẫn, phiện dịch; Kế toán, tài vụ; Cung ứng, tiếp hiệu; Vận chuyển; Câu lạc bộ thủy thủ; Khách sạn.
Công ty du lịch Nghĩa Bình là một đơn vị quản lý kinh doanh theo chế độ hoạch toán kinh tế được nhà nước cấp kinh phí tại chỗ, được mở tài khoản riêng, được sử dụng con dấu riêng. Công ty du lịch Nghĩa Bình chịu sự chỉ đạo của tỉnh về mặt chính trị, tư tưởng. Công ty du lịch Việt Nam chịu trách nhiệm đầu tư vốn, tổ chức quản lý và chỉ đạo kinh doanh. Nhiệm vụ cụ thể
của công ty là tiếp nhận các cơ sở vật chất, kỹ thuật các khách sạn theo lệnh của Ủy ban nhân dân tỉnh, lập dự trù kinh phí sửa chữa, mua sắm trang thiết bị tiện nghi cho khách sạn mới tiếp quản và có ý kiến, đề nghị chuẩn bị những điều kiện cần thiết phục vụ kế hoạch phát triển những năm sau; từng bước xây dựng và củng cố bộ máy công ty du lịch, có hướng đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng công nhân kỹ thuật, cán bộ công nhân viên quản lý kinh doanh để kịp đảm bảo yêu cầu trước mắt và chuẩn bị điều kiện hoạt động lâu dài; có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo và quan hệ chặt chẽ với các ngành có liên quan để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao; tổ chức đón khách quốc tế, khách trong nước và kể cả khách địa phương theo sự chỉ đạo của Công ty du lịch Việt Nam và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ngày 17/01/1982 Công ty du lịch Nghĩa Bình đã có kế hoạch số 47 ngày về phương hướng nhiệm vụ 1982 như sau: “Ra sức khai thác khách quốc tế tại chỗ, chuyên gia, thủy thủ, các đoàn đại biểu nước ngoài, khách quá cảnh, nhân viên các Sứ quán và cơ quan nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi nghỉ hè, Việt kiều về thăm quê. Đi đôi với khai thác tại chỗ, tích cực chủ động đón khách du lịch nội địa với mức cao nhất. Mở rộng nhiều hình thức kinh doanh và cải tiến phương thức phục vụ. Tích cực chuẩn bị để mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật với quy mô lớn có thể có điều kiện đoán khách du lịch quốc tế” [49, tr.101- 102], nhằm đạt chỉ tiêu tổng giá trị kinh doanh thu 7.850.000 đồng, tăng 105,2% so với năm 1981. Nhằm hoàn thiện hơn nữa về tổ chức bộ máy để tạo điều kiện thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của ngành, trong năm 1982 Ty Thương nghiệp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định chuyển khách sạn Công tư hợp doanh số 1, số nhà 10 Phan Bội Châu, thị xã Quy Nhơn sang Ban CK quản lý, làm Nhà khách đón tiếp khách Campuchia và Lào (Quyết định số 88/QĐ-UB ngày 29/01/1982).
mặt, nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo Trung ương và của tỉnh, ngành du lịch tỉnh Bình Định đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng cường các mối quan hệ, giao lưu và hợp tác quốc tế, đóng góp một phần cho thu nhập xã hội. Những năm mới giải phóng, du lịch Bình Định còn ở thời kỳ phôi thai, thực chất chỉ có một số cơ sở lưu trú được cải tạo, nâng cấp từ các cơ sở được tiếp quản của chế độ cũ để phục vụ cho việc tiếp đón các đoàn khách ngoại giao, khách công vụ, chuyên gia nước ngoài. Từ khi đất nước đổi mới, cùng với đó là sự phát triển của các ngành sản xuất công, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã góp phần tạo ra tiền đề quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh. Bước đầu du lịch Bình Định đã có những tiến bộ trong việc tổ chức đoán tiếp và phục vụ khách du lịch quốc tế cũng như nhân dân đi du lịch trong và ngoài nước. Một số điểm du lịch, vui chơi giải trí bước đầu được đưa vào tổ chức hoạt động trên cở sở khai thác các tài nguyên du lịch của tỉnh như các thắng cảnh, các tháp Chăm.